Tri thức
dữ kiện, thông tin và kỹ năng có được nhờ trải nghiệm & thông qua giáo dục
Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Trích dẫn về tri thức
sửaTiếng Việt
sửa- Thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân gia huấn XXIII
- Sự kính nhường coi là cái gốc,
Lấy học hành tri thức nâng lên.
Chân thành học hỏi thường xuyên,
Muốn tu cái đức phải nghiêm với mình.
- Sự kính nhường coi là cái gốc,
- 1915, Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, tr. 175
- Học thuật của ta hủ bại như thế, trách nào mà tri thức của ta chẳng mờ mịt, văn minh của ta chẳng kém xa các nước.
- 1929, Phan Khôi, Văn học với bình dân:
- Ngày nay là ngày đám bình dân với đám quý tộc tranh đấu nhau. Tranh đấu nhau không phải bằng gươm đao mà bằng tri thức. Tri thức của bình dân mà được mở mang tấn tới như vậy, ấy là đã ló ra cái mòi thắng lợi đáng mừng.
Tiếng Anh
sửa- 1599, William Shakespeare, The Merchant of Venice (Người lái buôn thành Venice) tr. 175:
- Is sum of nothing: which to terme in grosse,
Is an vnlessoned girle, vnschool'd, vnpractiz'd,
Happy in this, she is not yet so old
But she may learne: happier then this,
Shee is not bred so dull but she can learne;
Happiest of all, is that her gentle spirit
Commits it selfe to yours to be directed,
As from her Lord, her Gouernour, her King.- Nhưng tổng số giá trị của em, đại khái có thể xác định như sau: một cô thiếu nữ dốt nát, ít học thức, không kinh nghiệm, có cái may mắn này, là chưa già đến nỗi không còn khả năng học hỏi, lại may mắn hơn nữa, là trí óc thuần thục của cô ta hoàn toàn trông cậy ở chàng ra công dìu dắt, như trông cậy ở bậc chúa, bậc thầy, bậc vua của mình.[1]
- Is sum of nothing: which to terme in grosse,
- 1602, William Shakespeare, Hamlet tr. 273:
- wee know what we are, but know not what we may be
- chúng ta biết chúng ta hiện tại, nhưng biết thế nào được tương lai sẽ ra sao.[2]
- wee know what we are, but know not what we may be
- 1693, John Locke, Some Thoughts Concerning Education (Vài suy nghĩ về giáo dục), Part IV sec 70
- Virtue is harder to be got than a knowledge of the world; and if lost in a young man, is seldom recover'd.
- Đức hạnh khó có được hơn tri thức của thế giới và, nếu đánh mất ở người thanh niên, khó khi nào tìm lại được.[3]
- Virtue is harder to be got than a knowledge of the world; and if lost in a young man, is seldom recover'd.
- ~, Isaac Newton, A short Schem of the true Religion[4]
- Godliness consists in the knowledge love & worship of God, Humanity in love, righteousness & good offices towards man.
- Sự tin kính là có lòng yêu mến và thờ phượng Đức Chúa Trời trong tri thức, Nhân tính trong tình yêu thương, sự công bình và làm việc lành với con người.
- Godliness consists in the knowledge love & worship of God, Humanity in love, righteousness & good offices towards man.
- 1817, Byron, Manfred Act I, Scene I
- The Tree of Knowledge is not that of Life.
- Cây tri thức chẳng phải cây sự sống.
- Cây biết điều thiện và điều ác chẳng phải cây sự sống.
- Cây tri thức chẳng phải cây sự sống.
- The Tree of Knowledge is not that of Life.
Tiếng Do Thái
sửa- ~, Kinh Thánh Cựu Ước, Thi Thiên 94:10
- הֲיֹסֵר גּוֹיִם הֲלֹא יוֹכִיחַ הַמְלַמֵּד אָדָם דָּעַת. (תהלים ניקוד)
- Đấng sửa phạt các nước há sẽ chẳng phạt sao? Ấy là Đấng dạy sự tri thức cho loài người.
- הֲיֹסֵר גּוֹיִם הֲלֹא יוֹכִיחַ הַמְלַמֵּד אָדָם דָּעַת. (תהלים ניקוד)
Tiếng Đức
sửa- 1774, Johann Wolfgang von Goethe, Die Leiden des jungen Werthers (Nỗi đau của chàng Werther)[5]
- Ach, was ich weiß, kann jeder wissen - mein Herz habe ich allein.
- Ôi chao, điều tôi biết, mọi người có thể biết... nhưng còn trái tim tôi, nó là của riêng tôi.[6]
- Ach, was ich weiß, kann jeder wissen - mein Herz habe ich allein.
- 1781/1787, Immanuel Kant, Kritik der reinen Vernunft (Phê phán lý tính thuần túy) BXXX[7]
- Ich mußte also das Wissen aufheben, um zum Glauben Platz zu bekommen
- tôi phải dẹp bỏ nhận thức [sai lầm] đi để dành chỗ cho lòng tin[8]
- Ich mußte also das Wissen aufheben, um zum Glauben Platz zu bekommen
- 1931, Albert Einstein[9]
- Phantasie ist wichtiger als Wissen, denn Wissen ist begrenzt.
- Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức, vì tri thức chỉ giới hạn (trong những gì ta hiểu biết).
- Phantasie ist wichtiger als Wissen, denn Wissen ist begrenzt.
Tiếng Hy Lạp
sửa- ~406 TCN, Sophocles, Οιδίπους Τύραννος (Oedipus Rex) 316-317
- φεῦ φεῦ, φρονεῖν ὡς δεινὸν ἔνθα μὴ τέλη
λύῃ φρονοῦντι·...- Than ôi! Than ôi! Sự sáng suốt là điều ghê gớm khi nó quay lại làm hại người sáng suốt![10]
- φεῦ φεῦ, φρονεῖν ὡς δεινὸν ἔνθα μὴ τέλη
- ~399 TCN, Sokrates được Platon chép trong Απολογία Σωκράτους (Bộc bạch của Sokrates) 21d tr.49
- ἔοικα γοῦν τούτου γε σμικρῷ τινι αὐτῷ τούτῳ σοφώτερος εἶναι, ὅτι ἃ μὴ οἶδα οὐδὲ οἴομαι εἰδέναι.
- Dịch nghĩa: Tôi dường như, sau đó, chỉ cần một điều nhỏ bé thôi là đã khôn ngoan hơn người đàn ông này trên mọi phương diện, rằng những gì tôi không biết, tôi cũng không nghĩ rằng tôi biết chúng.
- Từ đó dẫn đến danh ngôn thường gán cho Sokrates:
- ἓν οἶδα ὅτι] οὐδὲν οἶδα
- scio me nihil scire
- ἔοικα γοῦν τούτου γε σμικρῷ τινι αὐτῷ τούτῳ σοφώτερος εἶναι, ὅτι ἃ μὴ οἶδα οὐδὲ οἴομαι εἰδέναι.
- ~348 TCN, Platon, Μενέξενος (Menexenus) 247a
- πᾶσά τε ἐπιστήμη χωριζομένη δικαιοσύνης καὶ τῆς ἄλλης ἀρετῆς πανουργία, οὐ σοφία φαίνεται.
- Nếu tách khỏi công lý và các đức hạnh khác, mọi tri thức bị coi là xảo quyệt chứ không phải trí tuệ nữa.
- πᾶσά τε ἐπιστήμη χωριζομένη δικαιοσύνης καὶ τῆς ἄλλης ἀρετῆς πανουργία, οὐ σοφία φαίνεται.
- ~322 TCN, Aristoteles, Μεταφυσικά (Siêu hình học) 980a 21
- πάντες ἄνθρωποι τοῦ εἰδέναι ὀρέγονται φύσει.
- Một lẽ tự nhiên tất cả mọi người đều mong muốn có tri thức.
- πάντες ἄνθρωποι τοῦ εἰδέναι ὀρέγονται φύσει.
- ~53–54, Kinh Thánh Tân Ước, Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinhtô 12:8
- ᾧ μὲν γὰρ διὰ τοῦ Πνεύματος δίδοται λόγος σοφίας, ἄλλῳ δὲ λόγος γνώσεως κατὰ τὸ αὐτὸ Πνεῦμα· (Προς Κορινθίους Α')
- Vả, người nầy nhờ Đức Thánh-Linh, được lời nói khôn-ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh-Linh ấy, cũng được lời nói có tri-thức.
- ᾧ μὲν γὰρ διὰ τοῦ Πνεύματος δίδοται λόγος σοφίας, ἄλλῳ δὲ λόγος γνώσεως κατὰ τὸ αὐτὸ Πνεῦμα· (Προς Κορινθίους Α')
Tiếng Latinh
sửa- 55 TCN, Cicero, De oratore III
- ...minime sibi quisque notus est et difficillime de se quisque sentit;
- Mọi người đều biết về mình rất ít và rất khó để hiểu được chính mình.
- ...minime sibi quisque notus est et difficillime de se quisque sentit;
Tiếng Pháp
sửa- 1669, Blaise Pascal, Pensées (Suy tưởng) tr. 175 (72)
- Voilà notre état véritable. C’est ce qui resserre nos connaissances en de certaines bornes que nous ne passons pas ; incapables de savoir tout, et d’ignorer tout absolument. Nous sommes sur un milieu vaste, toujours incertains et flottants entre l’ignorance et la connaissance ; et si nous pensons aller plus avant, notre objet branle, et échappe nos prises ; il se dérobe, et fuit d’une fuite éternelle : rien ne le peut arrêter. C’est notre condition naturelle, et toutefois la plus contraire à notre inclination. Nous brûlons du désir d’approfondir tout, et d’édifier une tour, qui s’élève jusqu’à l’infini. Mais tout notre édifice craque, et la terre s’ouvre jusqu’aux abîmes.
- Đó chính là tình trạng thật sự của chúng ta. Đây là điều khiến chúng ta không có khả năng biết một cách chắc chắn và rơi vào cảnh thiếu hiểu biết hoàn toàn. Chúng ta giong buồm trong một phạm vi rộng lớn, luôn luôn bất định và dạt trôi, bị đẩy từ đầu này đến đầu kia. Đôi khi chúng ta nghĩ đến chuyện gắn mình với điểm nào đó và buộc mình vào nó, nó lung lay và rời khỏi chúng ta; và nếu chúng ta đuổi theo, nó thoát khỏi mỗi lần ta chụp bắt, trượt qua và biến mất mãi mãi. Chẳng gì ở lại vì chúng ta. Đó là tình trạng tự nhiên đối với chúng ta và gần như đi ngược lại hoàn toàn với khuynh hướng của chúng ta. Chúng ta hừng hực ham muốn tìm được một nền tảng vững chắc, và một cơ sở chắc chắn sau cùng để xây dựng một tòa tháp vươn tới cái Vô hạn. Nhưng toàn bộ nền tảng của chúng ta rạn nứt, và mặt đất mở ra vực thẳm.[11]
- Voilà notre état véritable. C’est ce qui resserre nos connaissances en de certaines bornes que nous ne passons pas ; incapables de savoir tout, et d’ignorer tout absolument. Nous sommes sur un milieu vaste, toujours incertains et flottants entre l’ignorance et la connaissance ; et si nous pensons aller plus avant, notre objet branle, et échappe nos prises ; il se dérobe, et fuit d’une fuite éternelle : rien ne le peut arrêter. C’est notre condition naturelle, et toutefois la plus contraire à notre inclination. Nous brûlons du désir d’approfondir tout, et d’édifier une tour, qui s’élève jusqu’à l’infini. Mais tout notre édifice craque, et la terre s’ouvre jusqu’aux abîmes.
- 1670, Molière, Le Bourgeois gentilhomme (Trưởng giả học làm sang) Hồi II, màn 4
- ...faites comme si je ne le savais pas
- ...thày cứ làm như tôi không biết.[12]
- ...faites comme si je ne le savais pas
Tiếng Ý
sửa- ~1321, Dante Alighieri, Divina Commedia (Thần khúc), Thiên đường, khúc V, câu 40
- Apri la mente a quel ch'io ti paleso
e fermalvi entro; ché non fa scïenza,
sanza lo ritenere, avere inteso.- Xin chú ý tới điều tôi chỉ dẫn,
Và hãy ghi sâu điều đó,
Vì không nhớ thì không thể tạo ra hiểu biết[13]
- Xin chú ý tới điều tôi chỉ dẫn,
- Apri la mente a quel ch'io ti paleso
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare. Tuấn Đô dịch vở Người lái buôn thành Vơnidơ. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu; Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. 2006. p. 1279.
- ^ Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare. Đào Anh Kha, Bùi Ý, Bùi Phụng dịch vở Hamlet. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu; Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. 2006. p. 253.
- ^ “Danh ngôn về Đức hạnh - John Locke”. Từ điển danh ngôn.
- ^ “A short Schem of the true Religion”. The Newton Project. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
- ^ Johann Wolfgang von Goethe (1899) (bằng de). Abth. Werke im engern Sinne (55 v. in 69). H. Böhlau. p. 111.
- ^ Johann Wolfgang von Goethe (2014). Nỗi đau của chàng Werther. Quang Chiến dịch. Nhà xuất bản Văn học. p. 91.
- ^ “Kritik der reinen Vernunft - 2. Auflage”. Project Gutenberg (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
- ^ Immanuel Kant (2004). Phê phán lý tính thuần túy. Bùi Văn Nam Sơn dịch. Nhà xuất bản Văn học. p. 41.
- ^ “Albert Einstein: "Phantasie ist wichtiger als Wissen, denn Wissen ist begrenzt"”. bildungsklick (bằng tiếng Đức). 10 tháng 11 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
- ^ Kịch Xôphôclơ (tuyển tập). Nguyễn Giang dịch, Hoàng Trinh giới thiệu. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. 1985.
- ^ Blaise Pascal (2020). Suy tưởng. Quách Đình Đạt dịch, Phạm Viêm Phương hiệu đính & chú thích. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. p. 51.
- ^ Môlie (2006). Trưởng giả học làm sang. Tuấn Đô dịch. Nhà xuất bản Sân khấu. p. 92.
- ^ Đantê Alighiêri (2009). Thần khúc. Nguyễn Văn Hoàn dịch. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội. p. 556.
Liên kết ngoài
sửaTra tri thức trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |