Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinhtô

Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrinhtô (tiếng Hy Lạp cổ: Α΄ ᾽Επιστολὴ πρὸς Κορινθίους) hay gọi đơn giản là sách Côrinhtô I xếp vị trí thứ bảy trong Kinh Thánh Tân Ước. Thư do sứ đồ Phaolô và Sốtthen cùng viết. Các học giả tin rằng Sốtthen chấp bút theo hướng dẫn của Phaolô. Thư nêu lên các vấn đề phát sinh tại Hội thánh thành Côrinhtô khi ấy. Ngoài bức thư này, Phaolô còn viết Thư thứ hai gửi tín hữu Côrinhtô.

Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương

Nguyên tác viết bằng chữ Hy Lạp Koine.

Kinh Thánh

sửa

Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 (Wikisource) trừ khi có ghi chú khác.

  • Ὁ λόγος γὰρ ὁ τοῦ σταυροῦ τοῖς μὲν ἀπολλυμένοις μωρία ἐστί, τοῖς δὲ σῳζομένοις ἡμῖν δύναμις Θεοῦ ἐστι.
    Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời. (I Côrinhtô 1:18)
  • ἢ οὐκ οἴδατε ὅτι ἄδικοι βασιλείαν Θεοῦ οὐ κληρονομήσουσι; μὴ πλανᾶσθε· οὔτε πόρνοι οὔτε εἰδωλολάτραι οὔτε μοιχοὶ οὔτε μαλακοὶ οὔτε ἀρσενοκοῖται
    Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? (I Côrinhtô 6:9)
  • πειρασμὸς ὑμᾶς οὐκ εἴληφεν εἰ μὴ ἀνθρώπινος· πιστὸς δὲ ὁ Θεός, ὃς οὐκ ἐάσει ὑμᾶς πειρασθῆναι ὑπὲρ ὃ δύνασθε, ἀλλὰ ποιήσει σὺν τῷ πειρασμῷ καὶ τὴν ἔκβασιν τοῦ δύνασθαι ὑμᾶς ὑπενεγκεῖν.
    Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được. (I Côrinhtô 10:13)
  • Ἡ ἀγάπη μακροθυμεῖ, χρηστεύεται, ἡ ἀγάπη οὐ ζηλοῖ, ἡ ἀγάπη οὐ περπερεύεται, οὐ φυσιοῦται,
    Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, (I Côrinhtô 13:4)
    • Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương không ghen tị, không khoe mình, không kiêu ngạo, (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
    • Tình yêu hay nhẫn nhục, tình yêu hay nhân từ, tình yêu không ganh tị, không khoe khoang, không tự cao, (Bản Dịch 2011 -BD2011)
    • Tình yêu thương hay nhẫn nhục, tình yêu thương nhân từ, không ghen ghét, không khoe khoang, không kiêu ngạo, (Bản Dịch Mới -NVB)
    • Tình yêu thương nhẫn nại và nhân từ. Tình yêu thương không đố kỵ, không khoe khoang, không tự phụ. (Bản Phổ Thông -BPT)
    • Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng. (Bản Diễn Ý -BDY)
    • Lòng mến thì khoan dung, nhân hậu; lòng mến không ghen tuông; lòng mến không ba hoa, không tự mãn, (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
    • Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
  • παρέδωκα γὰρ ὑμῖν ἐν πρώτοις ὃ καὶ παρέλαβον, ὅτι Χριστὸς ἀπέθανεν ὑπὲρ τῶν ἁμαρτιῶν ἡμῶν κατὰ τὰς γραφάς,
    Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; (I Côrinhtô 15:3)

Danh ngôn liên quan

sửa
 
Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương
  • We are not just reading someone else's mail - we are reading our own, and by the power of the Holy Spirit, it continues to bring us into the living presence of God and to shape our vision of the world in light of God's plan and purposes-even when we find ourselves wrestling with its claims and sometimes against its claims. - Frances Taylor Gench, Encountering God in Tyrannical Texts: Reflections on Paul, Women, and the Authority of Scripture, Presbyterian Publishing Corp, 2015, tr. 97
    Chúng ta không chỉ đang đọc thư người khác mà của chính mình, và nhờ quyền năng Đức Thánh Linh, chúng ta được đưa vào sự hiện diện sống động của Đức Chúa Trời và định hình khải tượng về thế gian soi dưới kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời, ngay cả khi chúng ta thấy mình đang đánh vật hay thậm chí chống lại những lời trong đó.
  • Corinthian doubts have challenged a basic element in Paul's theology and he now demonstrates the pivotal significance of the resurrection of Jesus within the scheme of salvation. - John Barton, John Muddiman eds., The Oxford Bible commentary, Oxford, New York: Oxford University Press, 2011, tr. 1131.
    Những nghi ngờ của người Côrinhtô đặt ra thách thức với thành tố thần học cơ bản của Phaolô và giờ đây ông chứng minh ý nghĩa then chốt của sự Chúa Giêsu phục sinh trong chương trình cứu rỗi.
  • Most scholars stress that Paul's first canonical letter to the church at Corinth contains a number of references to Corinthian positions that are expressed as slogans. - Edward W. Watson, Martin M. Culy, Quoting Corinthians: Identifying Slogans and Quotations in 1 Corinthians., Wipf and Stock Publishers, 2018, tr. 6.
    Hầu hết các học giả đều nhấn mạnh rằng thư I Côrinhtô chứa đựng tham chiếu đến quan điểm người Côrinhtô thông qua dạng các khẩu hiệu.
  • But the feature in the new city which has made the deepest mark on the Epistle is its abysmal immorality. - Archibald Robertson, Alfred Plummer, A critical and exegetical commentary on the first epistle of St. Paul to the Corinthians, New York: C. Scribner's, 1911, tr. xvi.
    Nhưng thành phố mới có đặc điểm ghi dấu ấn sâu sắc nhất trong thư [I Côrinhtô] chính là sự vô đạo đức kinh khủng.
  • With this effort comes the assertion that the Corinthians did not see a radical change in their religious landscape after baptism, as is evident in the problems of 1 Corinthians, but made sense of new ideas and practices with refrence to the familiar. - Jill E. Marshall, Women Praying and Prophesying in Corinth: Gender and Inspired Speech in First Corinthians, Mohr Siebeck, 2017, tr. 8.
    Với nỗ lực này, có thể khẳng định rằng người Côrinhtô không hề thấy khung cảnh tôn giáo của mình có sự thay đổi nào sau khi chịu báp-tem, như trong thư I Côrinhtô đã đề cập, mà cảm nhận được những ý tưởng và cách thức thực hành mới có liên quan đến những điều quen thuộc xung quanh.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa