Thư gửi tín hữu Roma (tiếng Hy Lạp: Προς Ρωμαιους) hay gọi đơn giản là sách Roma xếp vị trí thứ sáu trong Kinh Thánh Tân Ước, được công nhận là một trong bảy thư tín do sứ đồ Phaolô viết ra để để bày tỏ sự cứu rỗi qua phúc âm của Chúa Giêsu. Đây cũng là bức dài nhất trong số các thư tín của Phaolô, gồm 16 phân đoạn.

Phaolô soạn các thư tín

Nguyên tác viết bằng chữ Hy Lạp Koine.

Kinh Thánh

sửa
 
Bảng Rô-ma 10:9 tại Ba Lan

Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 (Wikisource) trừ khi có ghi chú khác.

  • δικαιοσυνη γαρ θεου εν αυτω αποκαλυπτεται εκ πιστεως εις πιστιν καθως γεγραπται ο δε δικαιος εκ πιστεως ζησεται
    vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin. (Rô-ma 1:17)
  • πάντες γὰρ ἥμαρτον καὶ ὑστεροῦνται τῆς δόξης τοῦ Θεοῦ,
    vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, (Rô-ma 3:23)
  • τὰ γὰρ ὀψώνια τῆς ἁμαρτίας θάνατος, τὸ δὲ χάρισμα τοῦ Θεοῦ ζωὴ αἰώνιος ἐν Χριστῷ Ἰησοῦ τῷ Κυρίῳ ἡμῶν.
    Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. (Rô-ma 6:23)
  • οἴδαμεν δὲ ὅτι τοῖς ἀγαπῶσι τὸν Θεὸν πάντα συνεργεῖ εἰς ἀγαθόν, τοῖς κατὰ πρόθεσιν κλητοῖς οὖσιν·
    Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. (Rô-ma 8:28)
  • ὅτι ἐὰν ὁμολογήσῃς ἐν τῷ στόματί σου Κύριον Ἰησοῦν, καὶ πιστεύσῃς ἐν τῇ καρδίᾳ σου ὅτι ὁ Θεὸς αὐτὸν ἤγειρεν ἐκ νεκρῶν, σωθήσῃ·
    Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; (Rô-ma 10:9)
    • Vậy nếu miệng anh em xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa, và lòng anh em tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại thì anh em sẽ được cứu. (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
    • Vì nếu miệng bạn xưng nhận Ðức Chúa Jesus là Chúa, và lòng bạn tin rằng Ðức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ cõi chết, bạn sẽ được cứu. (Bản Dịch 2011 -BD2011)
    • Vì nếu miệng ngươi xưng nhận Đức Giê-su là Chúa và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu; (Bản Dịch Mới -NVB)
    • Nếu miệng bạn xưng rằng “Đức Giê-xu là Chúa,” và nếu lòng bạn tin rằng Thượng Đế đã khiến Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết thì bạn sẽ được cứu. (Bản Phổ Thông -BPT)
    • Nếu miệng anh em xưng nhận Giê-xu là Chúa, và lòng anh em tin Thượng Đế đã khiến Ngài sống lại thì anh em được cứu rỗi. (Bản Diễn Ý -BDY)
    • Bởi vì nếu ngươi tuyên xưng nơi miệng ngươi: Yêsu là Chúa! Và nếu ngươi tin trong lòng ngươi: Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết! Ngươi sẽ được cứu. (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
    • Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

Danh ngôn liên quan

sửa
 
Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển. (Rô-ma 15:7)
  • In Romans, Paul is addressing eschatological enthusiasts, not a revolutionary political movement. - Paul Tillich, Systematic Theology, vol. 3 (University of Chicago Press: 1963), tr. 389
    Trong thư Roma, Phaolô đang chỉ đến những người tin quyết vào thuyết mạt thế chứ không phải một phong trào chính trị cách mạng nào.
  • And of all Paul'letters the one to Rome is the fullest and most carefully constructed statement of the Christian gospel and of the faith it called for during the foundation period of Christianity. - James D. G. Dunn, Romans 1-8, Volume 38A, Zondervan Academic, 2018, tr. xiii.
    Và trong tất cả thư tín của Phaolô, Roma là lời tuyên bố đầy đủ và hệ thống nhất về Phúc âm và đức tin Cơ Đốc theo đúng nghĩa trong giai đoạn hình thành Cơ Đốc giáo.
  • It has long been recognized that various aspects of the textual tradition of Romans suggest the currency, at one time or another, of as many as three basic form of the letter, characterized primarily by differences of length, but also by other features. - Harry Y. Gamble, The Textual History of the Letter to the Romans: A Study in Textual and Literary Criticism, Issues 42-43, Wm. B. Eerdmans Publishing, 1977, tr. 15.
    Từ lâu, truyền thống văn bản của thư Roma cho tấy các khía cạnh khác nhau của bản đang lưu hành, vào một thời điểm nào đó đã có tới ba dạng thư cơ bản, chủ yếu đặc trưng về độ dài nhưng cả các đặc điểm khác nữa.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
 
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: