Ngôn ngữ

phương pháp giao tiếp của con người thông qua các biểu tượng tuân theo ngữ pháp

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chính của con người, tồn tại ở dạng lời nói, ký hiệu hoặc chữ viết.

Tháp Babel (biểu tượng đa dạng ngôn ngữ) của Pieter Bruegel Già năm 1563

Trích dẫn

sửa

Tiếng Việt

sửa
  • 1914, Nguyễn Văn Vĩnh, Tiếng An-nam
    Phải nhớ câu: phàm ngôn-ngữ nước nào cũng vậy, dầu tài thánh trạng một người cũng chẳng làm ra được.
  • 1915, Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, chương 35
    Xét xem ngôn ngữ nước ta tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng đại yếu thì thực là đồng một thanh âm, đồng một văn tự, tiện cho bề thông đồng, vả lại nhờ có chữ quốc-ngữ mai sau ta mà nên một lối văn tự riêng của ta, thì ta không bao giờ quên được cái công của ông cố nào đặt ra chữ đó.
  • 1918, Phạm Quang Sán, Nam ngạn chích cẩm, Bài tựa
    Các nước ở trên mặt Địa-cầu này, nước nào có phong-tục nước ấy, thì nước nào cũng có thần-hồn nước ấy, ngôn-ngữ tức là thần-hồn trong một nước phát hiện ra ngoài, trông mặt mà bắt hình-dung, người làm sao chiêm-bao làm vậy, cho nên muốn biết thần-hồn trong một nước, thì phải xét phong-tục trong một nước, kẻ giở người hay, không trốn được cái gương chiếu ảnh; muốn biết phong-tục trong một nước, thì phải xét ngôn-ngữ trong một nước, điều hơn nhẽ thiệt, thực đúng như cái ống lưu-thanh.
  • 1928, Phan Bội Châu, Cao đẳng quốc dân, chương 11
    Xưa nay đồng lòng, không đồng lòng, chĩ vì có một cớ: chủng tộc không đồng, ngôn ngữ không đồng, tập tục không đồng, thế mà muốn đồng lòng, vẫn khó lắm. Đến như người nước ta, nòi giống vẫn đồng với nhau, ngôn ngữ vẫn đồng với nhau, tập tục vẫn đồng với nhau, mà huống gì lối tử sinh đường vinh nhục lại đồng với nhau; chim ở chung một rừng cá ở chung một bể, nếu chẳng may bể khô rừng cháy, thời một cái lông, một tấm vãy, còn mong sống sót được hay sao?
  • 1931, Trần Trung Viên, Tiếng lóng nước nhà, Dạo ba bốn nhời
    Tiếng lóng vừa là quốc-dân vừa là ngôn-ngữ ở dân-tộc, ở tiếng nói, vậy thì ta nỡ nào lại làm thinh mà không sét đến nhìn đến. Đã sét nhìn đến thì phải thăm-dò, lục-lọi, tìm-bới, sói-móc, cho đến tận đầu ngọn cuối sông.

Tiếng Anh

sửa

Tiếng Do Thái

sửa
  • ~, Kinh Thánh Cựu Ước, Sáng thế ký 11:9
    עַל־כֵּ֞ן קָרָ֤א שְׁמָ/הּ֙ בָּבֶ֔ל כִּי־שָׁ֛ם בָּלַ֥ל יְהוָ֖ה שְׂפַ֣ת כָּל־הָ/אָ֑רֶץ וּ/מִ/שָּׁם֙ הֱפִיצָ֣/ם יְהוָ֔ה עַל־פְּנֵ֖י כָּל־הָ/אָֽרֶץ׃ (קטגוריה:בראשית יא ט)
    Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn-xộn tiếng nói của cả thế-gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.

Tiếng Đức

sửa

Tiếng Hy Lạp

sửa
  • ~, Kinh Thánh Tân Ước, I Côrinhtô 14:9
    οὕτω καὶ ὑμεῖς διὰ τῆς γλώσσης ἐὰν μὴ εὔσημον λόγον δῶτε, πῶς γνωσθήσεται τὸ λαλούμενον; ἔσεσθε γὰρ εἰς ἀέρα λαλοῦντες. (Προς Κορινθίους Α')
    Anh em cũng vậy, nếu dùng lưỡi nói chẳng rõ-ràng cho người ta nghe, thì làm sao họ được biết đều anh em nói? Vì anh em nói bông-lông.

Tiếng Pháp

sửa
  • 1762, Jean-Jacques Rousseau, Émile ou De l'éducation (Émile hay là về giáo dục), tr. 76
    L’accent est l’ame du discours ; il lui donne le sentiment & la vérité.
    Giọng điệu là linh hồn của diễn ngôn, giọng điệu đem lại cho diễn ngôn tình cảm và tính chân thực.[5]

Tiếng Ý

sửa
  • ~, Federico Fellini
    Un linguaggio diverso è una diversa visione della vita.[6]
    Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đưa lại cho chúng ta một tầm nhìn khác nhau về cuộc sống.[7]
    Các bản dịch khác:
    -Một ngôn ngữ mới là một tầm nhìn mới của cuộc sống.[8]
    -Mỗi ngôn ngữ là một góc nhìn khác của cuộc đời.[9]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare. Dương Tường dịch vở Có gì đâu mà rộn. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu; Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. 2006. p. 1093. 
  2. ^ “Logisch-philosophische Abhandlung”. The Ludwig Wittgenstein Project (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [3.41 - 4.0141]”. Tiền Vệ. Bản dịch của Nguyễn Quỳnh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  4. ^ “Ludwig Wittgenstein - Tractatus Logico-Philosophicus” (PDF). Talawas. Cao Dao dịch. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  5. ^ Jean-Jacques Rousseau (2008). Émile hay là về giáo dục. Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch. Nhà xuất bản Tri thức. p. 80. 
  6. ^ Gabrielle Euvino (2022) (bằng en). What They Didn't Teach You in Italian Class: Slang Phrases for the Cafe, Club, Bar, Bedroom, Ball Game and More. Simon and Schuster. p. 6. ISBN 9781646043965. 
  7. ^ “Ngoại ngữ không còn là nỗi lo”. VnExpress. 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ Simon. “17 trích dẫn về ngoại ngữ giúp tăng tốc việc học của bạn”. EF Education First. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Những Câu Nói Truyền Cảm Hứng Khi Học Ngoại Ngữ”. Thiên Tú Academy. 28 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa