Triết học

bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người và thế giới quan

Triết học là nghiên cứu về các vấn đề chung và cơ bản, chẳng hạn như liên quan đến thực tế, tồn tại, tri ​​thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với các cách giải quyết vấn đề khác trong cách tiếp cận hệ thống, phê phán và dựa vào lập luận hợp lý.

Triết gia suy tư của Rembrandt năm 1632

Trích dẫn về triết học

sửa

Tiếng Việt

sửa
  • 1917, Phạm Quỳnh, Triết-học là gì ?
    Những sự của triết-học học đã là siêu-việt ra ngoài hiện-tượng trông thấy, thì không có thể tự-nhiên mà biết được. Phải có suy-nghĩ mới lý-hội được. Nên xưa nay sự suy-nghĩ vẫn cho là cái phương-pháp tất-yếu của triết-học, mà cả triết-học cũng thường giải là một sự suy-nghĩ về sự-vật vậy.
  • 1928, Tản Đà, Nhàn tưởng tr. 18
    Dù có nhà triết-học không tin sự quỉ-thần, đêm tối đi qua chỗ thao-ma, chưa chắc khỏi chột dạ.
  • 1932, Phan Khôi, Triết học và nhân sanh quan
    Cái triết học vẫn cao sâu thật, nhà triết học vẫn thông thái thật, nhưng nó cũng là việc thường, họ cũng là người thường, ai cũng có thể biết như họ được, chớ không có khó như lên trời đâu vậy.
  • 1944, Phan Văn Hùm, Vương Dương Minh tr. 291
    Triết học là sự tìm tòi lý nghĩa của tất cả những vật, thuộc hình-nhi-hạ cũng như thuộc hình nhi-thượng, bằng lý tính của con người chịu nội tại và ngoại tại hai mặt tự-kỷ phê phán
  • 1949, Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Lời nói đầu
    Nhà triết học có thể nói đó là cái nhân quả tự nhiên của các sự vật, chứ không có gì lạ. Nói đúng lắm, song tìm cho ra cái nhân và biết được cái quả, không phải là việc dễ.
  • 1950, Trần Đức Thảo, Triết-lý đã đi đến đâu?[1]
    Nhưng bọn tư bản lại được một hạng chó săn, là mấy nhà triết học tồn tại, dùng lý thuyết quanh quẩn giải thích rằng có thất vọng mới là tồn tại thiết thực, vì chính ý nghĩa đời sống lại là sự vô lý tuyệt đối, vậy nên quả quyết thừa nhận sự vô lý ấy. Nghĩa là muốn tồn tại chân thực thì phải đảm đương sự thất vọng và nhất định hoạt động trong lập trường vô ý nghĩa.

Tiếng Anh

sửa
  • 1861, John Stuart Mill, Utilitarianism (Thuyết vị lợi) B
    From the dawn of philosophy, the question concerning the summum bonum, or, what is the same thing, concerning the foundation of morality, has been accounted the main problem in speculative thought, has occupied the most gifted intellects, and divided them into sects and schools, carrying on a vigorous warfare against one another.
    Từ thuở bình minh của triết học, câu hỏi về sự chí thiện và cơ sở của luân lý luôn là bài toán chưa có lời giải cuối đối với tư duy thuần túy. Câu hỏi này mê hoặc những người tài trí, chia rẽ họ thành các môn phái khác biệt. Và những cuộc tranh luận qua lại liên miên nhanh chóng trở thành nguồn giao thiệp chủ yếu giữa các môn phái đó.
  • 1970, Kwame Nkrumah, Consciencism
    The evaluation of one's own social circumstance is part of the analysis of facts and events, and this kind of evaluation is, I feel, as good a starting point of the inquiry into the relations between philosophy and society as any other. Philosophy, in understanding human society, call for an analysis of facts and events, and an attempt to see how they fit into human life, and so how they make up human experience. In this way, philosophy, like history, can come to enrich, indeed to define, the experience of man.[3]
    Đánh giá hoàn cảnh xã hội của chính mình nằm trong việc phân tích thực tế và sự kiện, và tôi cảm thấy rằng loại đánh giá này cũng là điểm khởi đầu tốt cho việc tìm hiểu mối quan hệ giữa triết học và xã hội hay bất kỳ lĩnh vực nào khác. Theo cách hiểu xã hội loài người, triết học đòi hỏi phải phân tích thực tế và sự kiếm, cố gắng xem chúng phù hợp với cuộc sống như thế nào, tạo ra trải nghiệm cho con người ra sao. Theo cách này, cũng giống như lịch sử, triết học có thể làm phong phú, thậm chí định nghĩa, trải nghiệm của con người.

Tiếng Đức

sửa
  • 1781/1787, Immanuel Kant, Kritik der reinen Vernunft (Phê phán lý tính thuần túy) B759[4]
    Die Philosophie wimmelt von fehlerhaften Definitionen, vornehmlich solchen, die zwar wirklich Elemente zur Definition, aber noch nicht vollständig enthalten.
    Triết học có rất nhiều các định nghĩa sai sót, nhất là những cái tuy có các yếu tố thực sự để đi tới được định nghĩa nhưng chưa được hoàn chỉnh.[5]

Tiếng Hy Lạp

sửa
  • ~, Kinh Thánh Tân Ước, Côlôse 2:8
    Βλέπετε μή τις ὑμᾶς ἔσται ὁ συλαγωγῶν διὰ τῆς φιλοσοφίας καὶ κενῆς ἀπάτης, κατὰ τὴν παράδοσιν τῶν ἀνθρώπων, κατὰ τὰ στοιχεῖα τοῦ κόσμου καὶ οὐ κατὰ Χριστόν· (Προς Κολοσσαείς)
    Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết-học và lời hư-không, theo lời truyền-khẩu của loài người, sơ-học của thế-gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng.

Tiếng Nga

sửa
  • 1892, Anton Pavlovich Chekhov, Палата № 6 (Phòng 6) ch. 18
    ...что в России нет философии, но философствуют все, даже мелюзга.
    ...ở Nga không có triết học, nhưng mợi người đều triết lý, ngay cả hạng tép riu cũng triết lý.[10]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nguyễn Trung Kiên, ed (2015). "Triết-lý đã đi đến đâu?". Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo - Khảo luận - Kỷ niệm. Nhà xuất bản Đại học Huế. p. 182. 
  2. ^ Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare. Đặng Thế Bính dịch vở Rômêô và Juliet. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu; Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. 2006. p. 114. 
  3. ^ Kwame Nkrumah (1970) (bằng en). Consciencism. NYU Press. p. 2. 
  4. ^ “Kritik der reinen Vernunft - 2. Auflage”. Project Gutenberg (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Immanuel Kant (2004). Phê phán lý tính thuần túy. Bùi Văn Nam Sơn dịch. Nhà xuất bản Văn học. p. 755. 
  6. ^ “Logisch-philosophische Abhandlung”. The Ludwig Wittgenstein Project (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ “CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [3.41 - 4.0141]”. Tiền Vệ. Bản dịch của Nguyễn Quỳnh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  8. ^ “Ludwig Wittgenstein - Tractatus Logico-Philosophicus” (PDF). Talawas. Cao Dao dịch. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  9. ^ Lê Dọn Bàn (2 tháng 10 năm 2016). “Plato – Protagoras (5)”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Antôn Pavlêvich Sêkhốp (2001). Truyện ngắn Sêkhốp. Phan Hồng Giang - Cao Xuân Hạo dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. p. 774. 

Liên kết ngoài

sửa