Chủ nghĩa nữ quyền
hệ tư tưởng và phong trào hướng đến sự bình đẳng giới
Chủ nghĩa nữ quyền hay nữ quyền luận là một loạt các phong trào và hệ tư tưởng chính trị-xã hội hướng đến việc xác lập sự bình đẳng giới cho phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, cá nhân và xã hội.
Trích dẫn
sửaTiếng Việt
sửa- 1926, Huỳnh Thúc Kháng, Bài đáp của cụ Nghị trưởng viên Nhơn dân Đại biểu Trung Kỳ
- Những học thuyết chuyên chế của bọn đàn ông bày đặt ra, truyền nhiễm đã lâu, thành ra một cái tập quán xấu, gần như là việc xã hội là việc riêng của bọn mày râu mà bọn quần thoa không được dự... đã không được dự việc xã hội, nên không cần chi học hành, không cần chi giao thiệp, trí thức không trao đỗi nhau, công việc không liên hiệp nhau, tư cách càng đê hèn, mà công nghệ cũng không phát đạt, cái hại đầu từ trong gia đình mà ngầm ngầm tràng khắp trong xã hội.
- 1929, Phan Bội Châu, Vấn đề phụ nữ, chương II
- Việc gì đáng nghe, tai con trai nghe được thời tai con gái cũng có quyền nghe; việc gì đáng thấy, mắt con trai thấy được thời mắt con gái cũng có quyền thấy; việc gì đáng chống-cự, tay chưn con trai chống-cự được thì tay chưn con gái cũng có quyền chống-cự: việc gì đáng nói phô, miệng con trai nói phô được thì miệng con gái cũng có quyền nói phô; việc gì đáng ngẫm-nghĩ, óc con trai ngẫm-nghĩ được, thời óc con gái cũng có quyền ngẫm-nghĩ.
- 1931, Phan Khôi, Tống Nho với phụ nữ
- Đàn bà không có phép tái giá, đàn ông lại được phép để vợ, như vậy, theo danh từ luân lý học đời nay, kêu bằng "nhị trùng đạo đức" (double morale). Nghĩa là, cùng là người ở trong một xã hội, dưới quyền thống trị một luân lý, mà có hai thứ luật buộc cho hai bên khoan nghiêm khác nhau. Trong cái nhị trùng đạo đức ấy thấy ra sự bất bình đẳng và sự vô nhân đạo. Vô nhân đạo, là vì đàn ông không coi đàn bà là người như mình, cho nên không chịu đãi một cách bình đẳng với mình.
Tiếng Anh
sửa- 1813, Jane Austen, Kiêu hãnh và định kiến, tập 3, tr. 250
- He is a gentleman; I am a gentleman's daughter; so far we are equal.
Tiếng Do Thái
sửaTiếng Hy Lạp
sửa- ~, Kinh Thánh Tân Ước, I Côrinhtô 11:12
- ὥσπερ γὰρ ἡ γυνὴ ἐκ τοῦ ἀνδρός, οὕτω καὶ ὁ ἀνὴρ διὰ τῆς γυναικός, τὰ δὲ πάντα ἐκ τοῦ Θεοῦ. (Προς Κορινθίους Α')
- vì, như đờn-bà đã ra từ đờn-ông, thì đờn-ông cũng sanh bởi đờn-bà, và cả thảy đều ra bởi Đức Chúa Trời.
- ὥσπερ γὰρ ἡ γυνὴ ἐκ τοῦ ἀνδρός, οὕτω καὶ ὁ ἀνὴρ διὰ τῆς γυναικός, τὰ δὲ πάντα ἐκ τοῦ Θεοῦ. (Προς Κορινθίους Α')
Tiếng Trung
sửa- 3/9/1933, Lỗ Tấn, 男人的進化 (Sự tiến hóa của người đàn ông - Phan Khôi dịch)
- 男人化幾個臭錢,就可以得到他在女人身上所要得到的東西。而且他可以給她說:我並非強姦你,這是你自願的,你願意拿幾個錢,你就得如此這般,百依百順,咱們是公平交易!蹂躪了她,還要她說一聲「謝謝你,大少」。這是禽獸幹得來的麼?所以嫖妓是男人進化的頗高的階段了。
- Người đàn ông bỏ ra mấy đồng tiền tanh, có thể láy được cái cần lấy ở thân người đàn bà. Vả lại chàng có thể nói với nàng rằng: Tôi có phải hiếp cô đâu, cái nầy là cô tự nguyện, cô muốn có tiền thì cô phải như thế như thế, chịu trọt một bề, giữa chúng ta phải thì mua phải thì bán! Giày vò xong, còn phải nàng có một câu: "Cám ơn anh, anh cả". Cầm thú có làm được như thế không? Cho nên chơi đĩ là sự tiến hóa của người đàn ông đã đến giai đoạn hơi cao rồi.
- 男人化幾個臭錢,就可以得到他在女人身上所要得到的東西。而且他可以給她說:我並非強姦你,這是你自願的,你願意拿幾個錢,你就得如此這般,百依百順,咱們是公平交易!蹂躪了她,還要她說一聲「謝謝你,大少」。這是禽獸幹得來的麼?所以嫖妓是男人進化的頗高的階段了。
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Jane Austen (2002). Kiêu hãnh và định kiến. Diệp Minh Tâm dịch. Nhà xuất bản Hội nhà văn.
- ^ “Những Trích Dẫn Truyền Cảm Hứng Về Nữ Quyền”. iVolunteer Vietnam. Phan Thị Ngọc Dung dịch 106 Feminism Quotes About Empowerment and Equality for Women của Norbert Juma. 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024.Quản lý CS1: khác (liên kết)
Liên kết ngoài
sửa- Bài viết bách khoa Chủ nghĩa nữ quyền tại Wikipedia