Xã hội

Nhóm người có liên hệ chặt chẽ với nhau

Xã hội là một nhóm cá nhân có mối quan hệ với nhau thông qua những mối quan hệ bền chặt, hoặc cùng một lãnh thổ địa lý hoặc không gian ảo, chịu chi phối từ cùng một thẩm quyền chính trị và kỳ vọng văn hóa thống trị.

Tranh tường Xã hội được tự do qua công lý của Carol M. Highsmith tại tòa nhà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

Trích dẫn về xã hội

sửa

Tiếng Việt

sửa
  • 1929, Phan Bội Châu, Vấn đề phụ nữ tr. 10
    Vì xã-hội có người cày thì ta mới có cơm ăn, vì xã-hội có người dệt ta mới có áo mặc, vì xã-hội có công-tác, có giao-thông mà ta mới có chỗ yên ở, chỗ vui chơi. Dầu chung quanh ta, những cha mẹ, những bà con, anh em, cũng là nhờ ơn xã-hội che-chở đùm-bọc mà còn đó. Ta hết lòng gánh việc xã-hội tức là hết nghĩa-vụ làm người mà quyền người mới có thể khôi-phục được.
  • 1938, Hồ Biểu Chánh, Ý và tình, Chương 5
    Từ ngày tôi có đủ trí khôn, tôi thấy xã hội Việt Nam mình, tôi buồn lắm. Xã hội gì mà có rất ít người biết lo cho dân khôn ngoan, lo cho nước cường thạnh, mỗi người chỉ lo phận mình, ai cực chết mặc ai, nước nghèo nước yếu mặc nước.
  • ~, Ngô Đình Nhu
    Muốn phục vụ con người trong xã hội thì con người đó phải tiến, xã hội đó phải tiến. Nhưng xã hội chỉ tiến được với những con người có ý thức nhiệm vụ.[1]
  • 2013, Trần Văn Thủy, trả lời phỏng vấn đài RFI[2]
    Một xã hội không cho mọi người tự do trình bày ý kiến của mình là một xã hội chết rồi.

Tiếng Anh

sửa
  • ~1606, William Shakespeare, Macbeth Hồi III, màn III:
    ..to make society
    The sweeter welcome, we will keep ourself
    Till supper-time alone; while then, God be with you!
    ...để tiếp đón khách khứa cho thêm tưng bừng vui vẻ, trẫm muốn được một mình yên tĩnh cho đến khi mở tiệc, cầu Chúa ban phước cho các khanh.[3]

Tiếng Pháp

sửa
  • 1762, Jean-Jacques Rousseau, Émile ou De l'éducation (Émile hay là về giáo dục), tr. 96
    La société a fait l’homme plus foible, non-seulement en lui ôtant le droit qu’il avoit sur ses propres forces, mais sur-tout en les lui rendant insuffisantes.
    Xã hội đã làm con người thành yếu đuối hơn, không chỉ bằng cách tước đi quyền của con người đối với sức lực của chính anh ta, mà đặc biết bằng cách khiến cho những sức lực ấy thành không đủ cho anh ta.[4]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nguyễn Văn Minh (2003). "Chương 5: Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng". Dòng họ Ngô Đình: ước mơ chưa đạt. Hoàng Nguyễn. 
  2. ^ Trọng Thành (10 tháng 7 năm 2013). “Tạp chí xã hội - Chuyện nghề của Thủy: Phỏng vấn đạo diễn Chuyện tử tế. RFI. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare. Bùi Phụng, Bùi Ý dịch vở Măcbet. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu; Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. 2006. p. 447. 
  4. ^ Jean-Jacques Rousseau (2008). Émile hay là về giáo dục. Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch. Nhà xuất bản Tri thức. p. 95. 

Liên kết ngoài

sửa