Duy vật

lý thuyết triết học

Duy vật là trường phái triết học, thế giới quan, hình thức của chủ nghĩa triết học nhất nguyên cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên, còn tất cả mọi thứ là kết quả của sự tương tác vật chất.

Minh họa về duy vật Descartes

Trích dẫn về duy vật

sửa

Tiếng Việt

sửa
  • 1936, Phan Khôi, Một vấn đề, hai ý kiến in trong Làm đĩ (1939)
    Chúng tôi đã lâu nay không làm như người khác mà tuyên-bố mình theo chủ nghĩa nào, duy... gì, nhưng ở đây chúng tôi phải nói rõ ra rằng chúng tôi chủ-nghĩa duy-vật. Về sự nam-nữ, chúng tôi chẳng nhận có ái-tình tinh-thần hay cao-thượng gì cả, chúng tôi chỉ biết rằng ái-tình do nhục-dục mà ra và giao-cấu là cái mục đích cuối cùng của ái-tình. Vậy chúng tôi xin khuyên thanh-niên nam-nữ đừng lấy cái ái-tình tinh-thần hay cao-thượng mà đánh lừa nhau nữa, hay tôn-trọng sự giao-cấu, coi nó là thần thánh, đợi một trường hợp nào đáng dùng nó, hãy dùng, để giữ toàn hạnh-phúc cho cả đời mình.
  • 1950, Hồ Chí Minh, Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử[1]
    Không phải lương tâm người là quyết định cách sinh sản của người ta, trái lại sự sinh hoạt quyết định lương tâm người ta. Phát triển đến mức nào đó thì sức sinh sản của xã hội xung đột quan hệ sinh sản.

Tiếng Hy Lạp

sửa
  • ~, Kinh Thánh Tân Ước, Mác 8:36
    τί γὰρ ὠφελήσει ἄνθρωπον, ἐὰν κερδήσῃ τὸν κόσμον ὅλον, καὶ ζημιωθῇ τὴν ψυχὴν αὐτοῦ; (Κατά Μάρκον)
    Người nào nếu được cả thiên-hạ mà mất linh-hồn mình, thì có ích gì?

Tiếng Nga

sửa
  • 1909, Vladimir Ilyich Lenin, Материализм и эмпириокритицизм (Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán)[2]
    Конечно, и противоположность материи и сознания имеет абсолютное значение только в пределах очень ограниченной области; в данном случае исключительно в пределах основного гносеологического вопроса о том, что признать первичным и что вторичным. За этими пределами относительность данного противоположения несомненна.
    Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì là có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối.[3]

Tiếng Pháp

sửa
  • 1949, Trần Đức Thảo, Existentialisme et Matérialisme Dialectique (Chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa duy vật biện chứng)[4]
    Si la lutte de classes n’était qu’un conflit d’intérêts matériels, on en comprendrait mal les péripéties, où les individus se sacrifient avec une sincérité indubitable à des valeurs idéales.
    Nếu đấu tranh giai cấp chỉ là một cuộc xung đột về quyền lợi vật chất, chúng ta sẽ không thể hiểu nổi những chương hồi của nó khi bao cá nhân chấp nhận hi sinh cho các giá trị tinh thần với lòng thành thật không thể nghi ngờ.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 6. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật. 2011. p. 537. 
  2. ^ “Ленин В.И. Материализм и эмпириокритицизм”. Политическая партия "Коммунистическая партия Российской Федерации" (bằng tiếng Nga). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ V.I Lê-nin Toàn tập, Tập 18. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2005. p. 173. 
  4. ^ “Existentialisme et Matérialisme Dialectique”. Viet Studies (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Nguyễn Trung Kiên, ed (2015). "Chủ nghĩa hiện sinh và Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Phạm Trọng Luật dịch". Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo - Khảo luận - Kỷ niệm. Nhà xuất bản Đại học Huế. p. 137. 

Liên kết ngoài

sửa