Vladimir Ilyich Lenin
nhà cách mạng, nhà chính trị và lý luận chính trị cộng sản người Nga
Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 04, 1870 - 21 tháng 01, 1924)
Tư tưởng chung
sửa- "Vô sản và giai cấp công nhân toàn thế giới hãy đoàn kết lại."
- "Không bỏ ra một công phu nhất định thì không có khả năng tìm hiểu được sự thật, và ai sợ mất công sức thì không thể lĩnh hội được chân lý."
Tư tưởng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc
sửa- "Theo quy luật chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa thì, tư bản bất biến tăng nhanh hơn tư bản khả biến....Do đó, khu vực sản xuất xã hội chế tạo tư liệu sản xuất phải phát triển nhanh hơn khu vực xã hội chế tạo hàng tiêu dùng." (Bàn về chủ nghĩa tư bản)
- "Ý định quan niệm vận động không có vật chất, đã du nhập tư tưởng tách rời vật chết, và đó chính là chủ nghĩa duy tâm triết học. (V.I.Lenin- V.I.Lenin toàn tập, tập 29 Bút ký triết học. Nhà xuất bản Moscow, 1981)"
Tư tưởng về cách mạng vô sản
sửa- "Kautsky đã phủ nhận chủ nghĩa Mác khi quên rằng bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác, rằng nền cộng hoà tư sản dân chủ nhất cũng là một bộ máy để giai cấp tư sản áp bức giai cấp vô sản." (Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.)
- "Chuyên chính vô sản không phải là một "hình thức quản lý", mà là một nhà nước thuộc một kiểu khác, nhà nước vô sản, một bộ máy để giai cấp vô sản, trấn áp giai cấp tư sản. Trấn áp như vậy là cần thiết, vì giai cấp tư sản sẽ luôn luôn chống lại một cách điên cuồng, khi nó bị tước đoạt." (Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.)
- "Ở đâu có áp bức, thì ở đó không thể có tự do, không thể có bình đẳng,v.v... "(Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.)
- "Chế độ dân chủ tư sản, tuy giá trị không thể phủ nhận của nó là ở chỗ đã giáo dục và rèn luyện giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh, nhưng trước sau nó vẫn chật hẹp, giả dối, lừa bịp, giả mạo, nó luôn luôn vẫn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những người nghèo." (Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.)
- "Chế độ dân chủ vô sản trấn áp những kẻ bóc lột, trấn áp giai cấp tư sản; do đó, nó không giả dối, nó không hứa hẹn cho bọn chúng tự do và dân chủ; nhưng đối với những người lao động thì nó đưa lại cho họ một chế độ dân chủ thật sự" (Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.)
- "Điều bất hạnh và điều nguy hiểm to lớn nhất đối với châu âu, chính là chỗ ở châu âu không có chính đảng cách mạng...Dĩ nhiên, một phong trào cách mạng mạnh mẽ của quần chúng có thể sửa chữa được thiếu sót đó, nhưng sự thật đó vẫn là điều bất hạnh lớn và điều nguy hiểm lớn." (Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.)
Bàn về nhà nước
sửa- "Khi nào mà xuất hiện một nhóm người đặc biệt chỉ có nhiệm vụ cai trị như thế, cái nhóm mà muốn thống trị thì cần có một bộ máy cưỡng bức đặc biệt (nhà tù, các đội ngũ đặc biệt, quân đội, v.v.) để bắt buộc, bằng bạo lực, người khác phải phục tùng thì lúc đó nhà nước xuất hiện." (Bài giảng đọc tại trường đại học Xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929)
- "Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác. Khi xã hội còn chưa có giai cấp, khi con người, trước thời nô lệ, còn lao động trong các điều kiện nguyên thuỷ có nhiều bình đẳng hơn và năng suất lao động còn hết sức thấp, khi con người nguyên thuỷ đã phải rất khó nhọc mới tìm ra được các tư liệu sinh hoạt hết sức thô sơ và nguyên thuỷ của mình thì khi đó không có và cũng không thể có một nhóm người đặc biệt chuyên trách cai trị và thống trị bộ phận còn lại trong xã hội. Chỉ khi nào xuất hiện hình thức đầu tiên của sự phân chia xã hội thành giai cấp, khi nào xuất hiện chế độ nô lệ, khi nào một giai cấp nhất định gồm những người chuyên môn làm những công việc lao động nông nghiệp dưới những hình thức thô lậu nhất, đã có thể sản xuất ra được một số dư thừa nào đó, và khi nào số dư thừa đó, không phải là tuyệt đối cần thiết cho đời sống hết sức khổ cực của người nô lệ, đã bị người chủ nô chiếm đoạt, và khi do đó, sự tồn tại của giai cấp chủ nô được củng cố, thì lúc đó, để sự tồn tại ấy được củng cố, nhà nước mới phải xuất hiện."(Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929)
- "Khi các giai cấp đã xuất hiện, bao giờ và bất cứ ở đâu mà sự phân chia giai cấp ngày càng rõ rệt và cố định, thì người ta cũng đều thấy xuất hiện một tổ chức đặc biệt là nhà nước" (Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929)
- "Nhà nước là một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy dùng để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác. Bộ máy đó mang nhiều hình thức khác nhau. Trong nhà nước chủ nô, có chính thể quân chủ, chính thể cộng hoà qúy tộc, hoặc ngay cả chính thể cộng hoà dân chủ nữa. Thực ra, hình thức chính quyền có khác nhau hết sức, nhưng nội dung vẫn không thay đổi: nô lệ không có quyền gì cả và vấn là một giai cấp bị áp bức, họ không được coi là người. Trong nhà nước phong kiến cũng vậy." (Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp, ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929)
- "Để giúp cho công tác nghiên cứu của các đồng chí, tôi đã giới thiệu với các đồng chí tác phẩm của Ăng-ghen: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước". Chính trong tác phẩm này có nói rằng mọi nhà nước, dù dân chủ đến đâu chăng nữa, nếu trong đó còn có quyền tư hữu về ruộng đất và về tư liệu sản xuất, trong đó tư bản còn thống trị, thì đều là một nhà nước tư bản chủ nghĩa, một bộ máy nằm trong tay bọn tư bản để khống chế giai cấp công nhân và nông dân nghèo. Mà quyền đầu phiếu phổ thông, Quốc hội lập hiến, nghị viện đều chỉ là hình thức, chỉ là một thứ hối phiếu, không thay đổi được gì về thực chất cả." (Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929)
- "Hình thức thống trị của nhà nước có thể khác nhau: tư bản biểu thị sức mạnh của nó bằng cách này ở nơi có hình thức này, hoặc bằng cách khác ở nơi có hình thức khác; nhưng thực ra thì chính quyền vẫn ở trong tay tư bản, dù là dưới chế độ bầu cử dựa trên thuế suất hay không dựa trên thuế suất, dù là dưới chế độ cộng hoà dân chủ hay không; và thậm chí chế độ cộng hoà càng dân chủ thì sự thống trị của chủ nghĩa tư bản càng tàn bạo, càng vô liêm sỉ." (Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929)
- "Nước Mỹ là mọt trong những nước cộng hoà dân chủ nhất thế giới, nhưng không ở đâu quyền lực của tư bản, quyền lực của một nhúm bọn tỷ phú đối với toàn thể xã hội lại biểu hiện một cách thô bạo, bằng sự mua chuộc trắng trợn như ở Mỹ (ai đã ở đó sau năm 1905 chắc đều nhận thấy điều này)." (Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929.)
- "Dù chính thể cộng hoà mang hình thức nào chăng nữa, ngay cả là cộng hoà dân chủ nhất, nhưng nếu đó là một cộng hoà tư sản, nếu quyền tư hữu ruộng đất, quyền tư hữu về nhà máy và công xưởng còn tồn tại trong nước cộng hoà đó, và nếu ở đấy toàn thể xã hội còn bị tư bản tư nhân duy trì trong chế độ nô lệ làm thuê, nói một cách khác, nếu ở đấy người ta không thực hiện những điều mà cương lĩnh của đảng ta và Hiến pháp Xô-viết đã công bố, thì nhà nước đó vẫn là một bộ máy để cho những người này áp bức những người khác. Và bộ máy đó, chúng ta sẽ đặt vào trong tay của giai cấp có nhiệm vụ đánh đổ chính quyền của tư bản. Chúng ta sẽ vứt bỏ tất cả những thành kiến cũ kỹ cho rằng nhà nước là sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Đó chỉ là một sự lừa bịp: chừng nào còn có bóc lột thì không thể có bình đẳng được." (Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp,ngày 11 tháng bảy 1919. Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929.)
Tư tưởng về chuyên chính vô sản
sửa- "Theo quan điểm tư sản tầm thường, thì khái niệm chuyên chính và khái niệm dân chủ loại trừ lẫn nhau. Không hiểu lý luận đấu tranh giai cấp, chỉ quen thấy trên vũ đài chính trị sự tranh chấp vô vị giữa các nhóm, các phái trong giai cấp tư sản, người tư sản cho chuyên chính là thủ tiêu mọi quyền tự do và mọi sự bảo đảm dân chủ, là độc đoán dưới các hình thức khác nhau, là mọi sự lạm dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng cho người độc tài." (V.I.Lenin:Bàn về lịch sử vấn đề chuyên chính, bản thảo Đăng ngày 9 tháng Mười một 1920 trên tạp chí "Quốc tế cộng sản", số 14)
- "Khái niệm khoa học về chuyên chính không phải cái gì khác hơn là một chính quyền không bị cái gì hạn chế cả, không bị bất cứ luật pháp nào hạn chế, hoàn toàn không bị một quy tắc nào hạn chế cả, và trực tiếp dựa vào bạo lực. Khái niệm: "chuyên chính" không có nghĩa gì khác hơn là cái nghĩa đó." (V.I.Lenin:Bàn về lịch sử vấn đề chuyên chính, bản thảo Đăng ngày 9 tháng Mười một 1920 trên tạp chí "Quốc tế cộng sản", số 14)
- "Giai cấp tư sản muốn bảo tồn các cơ quan đó và chỉ đặt các cơ quan này dưới quyền giám sát trực tiếp của mình thôi; nó cần các cơ quan đó để chống lại giai cấp vô sản, vì nếu đem phá huỷ hoàn toàn các cơ quan đó đi thì sẽ làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản tiến hành được thuận lợi quá. Thế cho nên, lợi ích của giai cấp tư sản, về mặt là giai cấp đòi hỏi phải có chế độ quân chủ và thượng nghị viện, đòi hỏi không được thực hiện chuyên chính của nhân dân cách mạng. Giai cấp tư sản nói với giai cấp vô sản rằng: hãy đấu tranh chống chế độ chuyên chế đi, nhưng đừng đụng đến các cơ quan chính quyền cũ, - tôi đang cần đến chúng. Hãy đấu tranh "trong nghị viện" tức là đấu tranh trong giới hạn mà tôi đã thoả thuận với chế độ quân chủ để quy định cho anh; hãy đấu tranh thông qua các tổ chức, không phải là thông qua những tổ chức như các uỷ ban tổng bãi công, các Xô - viết đại biểu công nhân, binh sĩ, v.v., mà là thông qua những tổ chức được luật pháp, - do tôi đã thoả thuận với chế độ quân chủ mà quy định, - thừa nhận, ấn định phạm vi hoạt động và làm cho không nguy hại đối với tư bản." (V.I.Lenin:Bàn về lịch sử vấn đề chuyên chính, bản thảo Đăng ngày 9 tháng Mười một 1920 trên tạp chí "Quốc tế cộng sản", số 14)
Liên kết ngoài
sửa- [http://en.wikipedia.org/wiki/Vladimir_Lenin Trang Wikipedia tiếng
Anh]
- [http://en.wikipedia.org/wiki/Vladimir_Lenin Trang Wikipedia tiếng
Anh]
Liên kết
sửa- Bài viết bách khoa Vladimir Ilyich Lenin tại Wikipedia