Wikiquote:Thể loại
Hệ thống thể loại là các mục lục cho những bài đã được viết trên Wikiquote tiếng Việt, giúp ích cho tra cứu, tìm kiếm. Trang này sẽ hướng dẫn các kỹ thuật soạn bài và các quy định liên quan đến thể loại.
Thể loại là gì?
sửaThể loại là các trang có tên bắt đầu bằng chữ "Thể loại:" (còn gọi là nằm trong không gian tên Thể loại). Ví dụ Thể loại:Ca dao Việt Nam.
Các thể loại chứa trong nó liên kết đến các bài viết hay hình ảnh đã được xếp vào thể loại đó. Nó cũng chứa các thể loại con của nó (còn gọi là tiểu thể loại), nếu có.
Một bài viết đã được xếp thể loại thì khi đọc sẽ thấy bên dưới liên kết đến thể loại chứa nó. Ví dụ trang này đã được xếp vào thể loại Thể loại:Trợ giúp, bạn có thể thấy liên kết đến thể loại đó ở dưới cùng trang này. Khi ấn vào liên kết chúng ta sẽ được dẫn đến trang thể loại tương ứng.
Bản thân các thể loại cũng có thể được xếp loại vào thể loại lớn hơn. Tất cả những thể loại đều là thể loại con của một trong những thể loại được liệt kê tại Trang Chính. Xem tại đây để biết liệt kê tất cả những thể loại hiện đang có trong Wikiquote tiếng Việt.
Cũng như bài viết, thể loại cũng có thể có các liên kết giữa ngôn ngữ...
Ích lợi
sửaViệc xếp các bài mới viết vào các thể loại rất có ích.
- Giúp người đọc tra cứu dễ dàng theo chuyên ngành và phân ngành.
- Giúp bài viết mới được quảng bá nhanh hơn khi được xếp vào thể loại chứa các bài liên quan.
Do đó những người soạn bài nên chú ý xếp công trình của mình vào thể loại tương ứng.
Xếp thể loại - liệt kê tự động
sửaKhi bạn tạo ra một trang mới (như bài viết mới hay (tiểu) thể loại mới), bạn có thể phân loại trang đó để người đọc có thể tra cứu từ một thể loại có tên "Tên thể loại" bằng cách thêm mã [[Thể loại:Tên thể loại]]
vào trang bạn mới tạo ra. Phần mềm sẽ tự động liệt kê trang bạn viết trong thể loại "Tên thể loại".
Ví dụ, trang hướng dẫn này nằm trong Thể loại:Trợ giúp (xem bên dưới cùng của trang này) là nhờ đoạn mã [[Thể loại:Trợ giúp]]
nằm ở cuối mã nguồn của trang này (ấn vào nút sửa đổi phía trên để xem mã nguồn trang này). Vào xem trang Thể loại:Trợ giúp bạn sẽ thấy có liệt kê trang viết này trong thể loại đó.
Xếp thể loại - liệt kê theo ý riêng
sửaKhi dùng mã [[Thể loại:Tên thể loại]]
, phần mềm sẽ tự động dùng tên bài để liệt kê theo vần chữ cái trong thể loại "Tên thể loại". Đôi khi cách liệt kê tự động này không tiện lợi cho việc tra cứu. Ví dụ như tên bài chứa một danh từ chung nằm trước trong khi người tra cứu tìm theo danh từ riêng nằm sau (bài thành phố Hồ Chí Minh sẽ được liệt kê tự động vào vần T, trong khi người tra cứu có thể muốn tìm theo vần H trong danh sách các thành phố). Lúc đó có thể làm phần mềm liệt kê theo tên khác mà bạn lựa chọn bằng mã:
[[Thể loại:Tên thể loại|Vần liệt kê]]
Ở đây "vần liệt kê" sẽ được dùng khi phần mềm xếp thể loại. Ví dụ viết mã [[:Thể loại:Thành phố Đông Nam Á|Hồ Chí Minh]]
trong bài thành phố Hồ Chí Minh sẽ khiến bài này nằm ở vần H của thể loại "Thành phố Đông Nam Á". Tính năng này gọi là "pipe-trick".
Tính năng này còn được dùng khi muốn liệt kê bài chính của thể loại lên đầu tiên. Ví dụ trong Thể loại:Ca dao Việt Nam, muốn có bài Ca dao Việt Nam được liệt kê ngay đầu, ta có thể viết dòng sau trong bài Ca dao Việt Nam: [[Thể loại:Ca dao Việt Nam|*]]
hoặc [[Thể loại:Ca dao Việt Nam|]]
.
Đừng cho vào thể loại lớn
sửaKhi xếp bài vào thể loại, chúng ta cố gắng đưa chúng vào các thể loại chi tiết nhất có thể. Đừng để ở thể loại chung chung quá. Điều này có ích vì nó sẽ giúp các thể loại lớn không bị đầy tràn, gây khó khăn cho tra cứu.
Ví dụ, nếu bạn mới viết bài Mohandas Karamchand Gandhi, đừng xếp nó vào Thể loại:Danh nhân, hãy thử xếp vào thể loại chi tiết hơn như Thể loại:Danh nhân thế giới; hay chi tiết hơn nữa như Thể loại:Anh hùng dân tộc (một thể loại con của Thể loại:Danh nhân thế giới) khi thấy Thể loại:Danh nhân thế giới đã bắt đầu đông đúc. Việc xếp này cũng giúp không phải cho bài Mohandas Karamchand Gandhi vào, lấy ví dụ, Thể loại:Người Ấn Độ vì Thể loại:Anh hùng dân tộc đã là thể loại con của hai thể loại đó rồi.
Khi sắp xếp bài vào thể loại nhỏ, đừng sợ bài của mình không được quảng bá rộng vì không hiện ra ở thể loại lớn; người đọc sẽ không tìm thấy bài của bạn trong một thể loại đầy tràn, nhưng họ dễ tìm thấy trong thể loại chi tiết. Thực tế một bài viết chất lượng cần một cách xếp loại logic.
Tạo thể loại mới
sửaNếu thể loại chi tiết dành cho bài của bạn chưa có, chúng ta có thể tạo ra nó. Bạn cứ viết các mã xếp loại vào bài. Khi lưu bài, nhấn vào tên thể loại hiện ra, bạn sẽ có lựa chọn viết mới thể loại này. Thường trong thể loại chúng ta viết các chi tiết sau:
- Giới thiệu thể loại này chứa gì
- Nếu thể loại trùng tên một bài viết, giới thiệu bài viết liên quan.
- Các mã xếp thể loại này vào thể loại lớn hơn của nó.
- Các mã liên kết giữa ngôn ngữ.
Mời bạn xem mã nguồn của các thể loại đã có, ví dụ Thể loại:Tục ngữ Việt Nam..
Đổi tên thể loại
sửaHiện tại chúng ta không có nút di chuyển dành cho các thể loại, và chúng ta cũng không làm thể loại đổi hướng đến thể loại khác được (nếu làm vậy, các thể loại sẽ vẫn không trộn vào nhau và có mối liên hệ lòng vòng giữa chúng).
Do đó chúng ta cần thảo luận để thống nhất một tên gọi duy nhất cho thể loại, và xếp các bài vào tên gọi thống nhất này. Các thể loại tên khác, nhưng đồng nghĩa, sẽ phải xóa đi để tránh khó khăn trong tra cứu. Điều này đòi hỏi sự trợ giúp của các bảo quản viên.
Trong một số trường hợp, có hai tên có mức độ thông dụng gần tương đương nhau dành cho một thể loại; chúng ta thống nhất lấy một tên, rồi treo tiêu bản {{Đổi hướng thể loại}} vào thể loại còn lại. Xem ví dụ thể loại:Y khoa được treo bảng thông báo đổi hướng về thể loại:Y học.
Xếp vào thể loại có sẵn
sửaTheo nội dung trên, chúng ta cố gắng xếp các bài vào thể loại thống nhất, hoặc thể loại có sẵn với tên có thể hơi khác nhưng cùng ý nghĩa.
Nếu bạn định xếp một bài vào một thể loại, nhưng chưa thấy thể loại này tồn tại, xin đừng vội tạo mới nó. Hãy kiểm tra xem đã có sẵn một thể loại đồng nghĩa nhưng ở tên khác chưa (ví dụ, bằng cách tra trong thể loại lớn hơn có thể chứa chúng). Nếu đã có thì bạn nên sửa lại để xếp bài vào thể loại có sẵn đó.
Ví dụ, nếu bạn định xếp bài Agathon vào thể loại "Thi sĩ". Hãy để ý rằng đã có Thể loại:Nhà thơ. Do vậy bạn nên xếp lại vào thể loại có sẵn này.
Trong trường hợp bạn tìm thấy lý do để thuyết phục mọi người thay đổi tên thể loại, hãy thảo luận tại thể loại cần đổi tên để mọi người thống nhất.
Liên kết đến thể loại
sửaLàm gì khi bạn muốn viết một liên kết đến thể loại hiện ra trong bài? Dùng dấu hai chấm trước từ khóa "Thể loại".
Ví dụ:
[[:Thể loại:Vật lý học]]
sẽ cho:
Chúng ta cũng có thể cho hiển thị ra nội dung khác với tên thể loại trong liên kết bằng kỹ thuật "pipe-trick".
Ví dụ:
[[:Thể loại:Vật lý học|Các bài trong thể loại vật lý học]]
sẽ cho:
Bài chính của thể loại
sửaCác thể loại, nếu bạn muốn đưa liên kết với bài chính của thể loại thì viết mã:
Ví dụ:
- Tạo thể loại Động vật, sau đó thêm vào:
{{Bài chính thể loại}}
sẽ cho ra:
Một số chú ý khi xếp thể loại
sửaĐể trách trùng lặp, khi sắp xếp các thể loại nên tuân theo những bán quy định dưới đây:
- Các từ "ca sĩ", "nghệ sĩ" dùng "i" thay cho "y".
- Các thể loại con của thể loại một quốc gia thì tuân theo tên chính thức của quốc gia đó. Ví dụ: Thể loại:Nghệ sĩ Nhật Bản thay vì Thể loại:Nghệ sĩ Nhật. Trừ một vài trường hợp như Thể loại:Diễn viên Mỹ.
Xem thêm
sửaLiên kết ngoài
sửa
|