Truyền Đạo (tiếng Hebrew: קֹהֶלֶת, Qōheleṯ (người truyền đạo)) hay Giảng Viên là sách thuộc phần Ketuvim trong Kinh Thánh Do Thái và một sách khôn ngoan trong Cựu Ước. Sách là lời suy ngẫm của tác giả "người truyền đạo" Qōheleṯ về cuộc đời, trước dòng đời vô nghĩa hãy quay về kính sợ và tuân giữ lời của Đức Chúa Trời. Theo truyền thống giáo sĩ Do Thái, sách do vua Salômôn viết ra khi đã tuổi cao. Tuy vậy với sự hiện diện của một số từ mượn tiếng Ba Tư và Aram thì văn bản như ngày nay có thể sớm nhất là năm 180 TCN.

Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không. (Truyền Đạo 1:2)

Như toàn bộ Cựu Ước, sách được chép trên các cuộn giấy bằng chữ Hebrew cổ, đọc từ phải sang trái.

Kinh Thánh

sửa
 
...người khôn ngoan chết cũng như kẻ điên cuồng? (Truyền Đạo 2:16)

(Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 (Wikisource) trừ khi có ghi chú khác.)

  • אֵין זִכְרוֹן, לָרִאשֹׁנִים; וְגַם לָאַחֲרֹנִים שֶׁיִּהְיוּ, לֹא-יִהְיֶה לָהֶם זִכָּרוֹן--עִם שֶׁיִּהְיוּ, לָאַחֲרֹנָה.
    Người ta chẳng nhớ các đời trước, và các đời sau những người đến sau cũng sẽ chẳng nhớ đến nữa. (Truyền Đạo 1:11)
  • לַכֹּל, זְמָן; וְעֵת לְכָל-חֵפֶץ, תַּחַת הַשָּׁמָיִם.
    Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định. (Truyền Đạo 3:1)
  • טוֹבִים הַשְּׁנַיִם, מִן-הָאֶחָד: אֲשֶׁר יֵשׁ-לָהֶם שָׂכָר טוֹב, בַּעֲמָלָם.
    Hai người hơn một, vì hai sẽ được công giá tốt về công việc mình. (Truyền Đạo 4:9)
  • כִּי הַחַיִּים יוֹדְעִים, שֶׁיָּמֻתוּ; וְהַמֵּתִים אֵינָם יוֹדְעִים מְאוּמָה, וְאֵין-עוֹד לָהֶם שָׂכָר--כִּי נִשְׁכַּח, זִכְרָם.
    Kẻ sống biết mình sẽ chết; nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết, chẳng được phần thưởng gì hết; vì sự kỷ niệm họ đã bị quên đi. (Truyền Đạo 9:5)
  • סוֹף דָּבָר, הַכֹּל נִשְׁמָע: אֶת-הָאֱלֹהִים יְרָא וְאֶת-מִצְוֺתָיו שְׁמוֹר, כִּי-זֶה כָּל-הָאָדָם.
    Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. (Truyền Đạo 12:13)
    • Lời kết luận cho tất cả những gì đã nghe trên đây là: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các điều răn của Ngài, Đó là phận sự của con người. (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
    • Lời kết cho mọi điều chúng ta đã nghe nói ở trên: Hãy kính sợ Ðức Chúa Trời và vâng giữ các điều răn Ngài; đó là trọn phận sự của mỗi người, (Bản Dịch 2011 -BD2011)
    • Con đã nghe hết mọi lời khuyên dạy rồi. Tóm lại, Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và vâng giữ các điều răn Ngài, Vì đó là bổn phận của mọi người. (Bản Dịch Mới -NVB)
    • Sau khi đã học hỏi trong sách nầy,lời khuyên cuối cùng của ta là: Hãy tôn kính Thượng Đế và vâng theo mệnh lệnh Ngài,đó là nghĩa vụ của con. (Bản Phổ Thông -BPT)
    • Tổng kết: Phải kính sợ Thượng Đế và tuân giữ các điều răn Ngài, đó là phận sự của con người. (Bản Diễn Ý -BDY)
    • Nôm na kết thúc được tất cả mọi điều đã nghe là: Hãy kính sợ Thiên Chúa và hãy giữ lịnh Người truyền! Vì đó là đạo của mọi người hết thảy. (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
    • Lời kết luận cho tất cả mọi điều bạn đã nghe ở trên đây là: hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền, đó là tất cả đạo làm người, (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

Danh ngôn liên quan

sửa
 
Điều chi hiện có, đã có ngày xưa; điều chi sẽ xảy đến, đã xảy đến từ lâu rồi: Đức Chúa Trời lại tìm kiếm việc gì đã qua. (Truyền Đạo 3:15)

Tiếng Ý

sửa
  • È di grande importanza che Qohèlet sia stato incluso nel canone biblico. Ciò significa che una religiosità così laica, conflittuale, critica, negatrice di tutta la tradizione, è legittimata addirittura come parola di Dio. Non dobbiamo vedere in questo qualcosa di contraddittorio, quanto piuttosto una implicita ammonizione a coloro che si adagiano soddisfatti nel pensare religioso e che considerano il pensare laico un affronto fatto a Dio. - Paolo De Benedetti[1]
    Điều quan trọng là Truyền Đạo đã được vào Kinh Thánh. Điều này có nghĩa là tính tôn giáo thế tục, mâu thuẫn, ngược với truyền thống cũng có thẩm quyền như lời Chúa. Thật ra chúng ta không thấy có mâu thuẫn gì, mà đúng hơn đó là bài học cho những người theo tôn giáo coi người thế tục là sự xúc phạm tới Chúa.
  • Qoelet è un «picco» della Bibbia: un libro-vetta; meglio, un libro che ti porta senza rimedi al fondo dell'abisso. - David Maria Turoldo
    Truyền Đạo là một "đỉnh cao" của Kinh Thánh: một cuốn sách đỉnh cao; hay chính xác hơn, cuốn sách đưa bạn xuống đáy vực thẳm không lối thoát.
  • Qohélet è un rotolo orientale in cui ritroviamo un tipico orrore del più moderno Occidente, l'orrore di essere mangiati dal Tempo, di non avere neppure il tempo di finire il boccone. - Guido Ceronetti
    Truyền Đạo là cuộn giấy phương Đông, trong đó chúng ta thấy nỗi kinh hoàng điển hình của một phương Tây hiện đại hơn, nỗi kinh hoàng bị thời gian ăn nuốt, thậm chí không có thời gian để ăn hết.

Tiếng Anh

sửa
  • The book of Ecclesiastes has been deemed the strangest book of the Bible. - William P. Brown, Ecclesiastes, 2011, tr. 1
    Truyền Đạo được coi là cuốn sách kỳ lạ nhất Kinh Thánh.
  • Qoheleth himself hints at the reality of the situation. - Eric S. Christianson, Ecclesiastes Through the Centuries, 2012, tr. xiii
    Thi Thiên đã và đang có tầm quan trọng chính trong đời sống Cơ Đốc hàng ngày và trong sự thờ phượng của cộng đồng Cơ Đốc nhân.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Bottega di Nazareth (30 tháng 6 năm 2018). "Dio è nei cieli, e tu sei sulla terra". Paolo De Benedetti legge Qohelet”.

Liên kết ngoài

sửa
 
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: