Sách Samuên (tiếng Hebrew: ספר שמואל, Sefer Shmuel) là một sách trong Kinh Thánh Do Thái, được chia làm hai sách trong Cựu Ước là Samuên I & II. Theo truyền thống Do Thái, sách do tiên tri Samuên (Samuel) viết ra, cùng với các phần của tiên tri Gad và Nathan, để bày tỏ sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời về luật pháp qua các tiên tri. Tiên tri Samuel cũng được coi là vị quan xét cuối cùng, sau đó ông xức dầu cho Saul làm vua Israel.

Hannah dâng Samuel tại đền thờ

Như toàn bộ Cựu Ước, sách được chép trên các cuộn giấy bằng chữ Hebrew cổ, đọc từ phải sang trái.

Kinh Thánh

sửa
 
David chiến thắng Goliath

(Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 trừ khi có ghi chú khác.)

  • ג אַל-תַּרְבּוּ תְדַבְּרוּ גְּבֹהָה גְבֹהָה, יֵצֵא עָתָק מִפִּיכֶם: כִּי אֵל דֵּעוֹת יְהוָה, ולא (וְלוֹ) נִתְכְּנוּ עֲלִלוֹת.
    Thôi, chớ nói những lời kiêu ngạo, Chớ để những lời xấc xược ra từ miệng các ngươi nữa; Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời thông biết mọi điều, Ngài cân nhắc mọi việc làm của người. (I Sa-mu-ên 2:3)
  • ז וַיֹּאמֶר יְהוָה אֶל-שְׁמוּאֵל, אַל-תַּבֵּט אֶל-מַרְאֵהוּ וְאֶל-גְּבֹהַּ קוֹמָתוֹ--כִּי מְאַסְתִּיהוּ: כִּי לֹא, אֲשֶׁר יִרְאֶה הָאָדָם--כִּי הָאָדָם יִרְאֶה לַעֵינַיִם, וַיהוָה יִרְאֶה לַלֵּבָב.
    Nhưng Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng; Chớ xem bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng. (I Sa-mu-ên 16:7)
  • מז וְיֵדְעוּ כָּל-הַקָּהָל הַזֶּה, כִּי-לֹא בְּחֶרֶב וּבַחֲנִית יְהוֹשִׁיעַ יְהוָה: כִּי לַיהוָה הַמִּלְחָמָה, וְנָתַן אֶתְכֶם בְּיָדֵנוּ.
    Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời; và quân lính nầy sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta. (I Sa-mu-ên 17:47)
  • יב כִּי יִמְלְאוּ יָמֶיךָ, וְשָׁכַבְתָּ אֶת-אֲבֹתֶיךָ, וַהֲקִימֹתִי אֶת-זַרְעֲךָ אַחֲרֶיךָ, אֲשֶׁר יֵצֵא מִמֵּעֶיךָ; וַהֲכִינֹתִי, אֶת-מַמְלַכְתּוֹ.
    Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững. (II Sa-mu-ên 7:12)
  • ג אֱלֹהֵי צוּרִי, אֶחֱסֶה-בּוֹ; {ס} מָגִנִּי וְקֶרֶן יִשְׁעִי, {ר} מִשְׂגַּבִּי וּמְנוּסִי, {ס} מֹשִׁעִי, מֵחָמָס תֹּשִׁעֵנִי.
    Đức Chúa Trời tôi là hòn đá tôi, nơi tôi sẽ nương náu mình, Là thuẫn đỡ tôi, sừng chửng cứu tôi, Ngọn tháp cao và nơi nương dựa của tôi; Hỡi Đấng che chở tôi! ấy Ngài giải cứu tôi khỏi sự hung bạo. (II Sa-mu-ên 22:3)
    • Đức Chúa Trời là tảng đá của tôi, nơi tôi tìm được chỗ ẩn náu, Là cái khiên và là sừng cứu rỗi của tôi, Là pháo đài và nơi nương náu của tôi, Đấng giải cứu tôi khỏi những kẻ hung bạo. (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
    • Ðức Chúa Trời là vầng đá của tôi; tôi nương náu nơi Ngài.Ngài là thuẫn khiên của tôi và là sừng cứu rỗi của tôi; Ngài là thành trì của tôi và là nơi tôi ẩn náu.‘Lạy Ðấng Giải Cứu của con, Ngài cứu con khỏi quân cường bạo.’ (Bản Dịch 2011 -BD2011)
    • Lạy Đức Chúa Trời là núi đá cho con nương náu, Ngài là thuẫn khiên che chở con, Là Đấng quyền năng cứu chuộc con, Là tháp cao kiên cố, là nơi con trú ẩn, Là Đấng giải cứu, Ngài cứu con thoát khỏi kẻ bạo hành! (Bản Dịch Mới -NVB)
    • CHÚA là khối đá, nơi tôi chạy đến ẩn núp. Ngài là cái thuẫn và là sức mạnh cứu tôi, Đấng bênh vực và là nơi trú ẩn tôi. CHÚA cứu tôi khỏi mọi kẻ muốn làm hại tôi. (Bản Phổ Thông -BPT)
    • Chúa Hằng Hữu là Thần Cứu chuộc (Vững chãi hơn cả dải trường sơn) Tôi nấp trong Ngài lúc cô đơn Chúa là tấm khiên che bão tố Lũy an toàn, Linh năng cứu độ (Bản Diễn Ý -BDY)
    • Thiên Chúa của tôi, là Ðá tảng của tôi, tôi ẩn núp bên Người, là Thuẫn đỡ là Uy tế độ cho tôi, là thành trì và là nơi tôi trú ẩn, là Ðấng cứu tôi, Người cứu tôi khỏi sức bạo cường. (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
    • Lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ, là chốn con nương mình, là Đấng cứu độ con, Ngài cứu con khỏi quân tàn bạo. (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

Danh ngôn liên quan

sửa
 
Tem bưu chính Israel in câu II Sa-mu-ên 6:5
  • The reading of the books of Samuel that follows invites readers to keep track of all of these issues: literary and historical approaces, kingship and prophecy and the people of God -and all from a novel perspective. - Graeme Auld[1]
    Việc đọc các sách Samuên sau đây mời độc giả theo dõi tất cả những vấn đề như cách tiếp cận văn học và lịch sử, vương quyền và lời tiên tri, dân Chúa Trời - tất cả theo cái nhìn mới lạ.
  • Samuel was simultaneously a historical work, literary art, apologetic literature, a theological treatise, and Holy Scripture used especially in the Jewish and Christian faiths. - Robert D. Bergen, 1, 2 Samuel, 1996, tr. 27
    Samuên đồng thời là một tác phẩm lịch sử, nghệ thuật văn chương, văn học khải thị, chuyên luận thần học và Kinh Thánh được sử dụng đặc biệt trong đức tin Do Thái và Cơ Đốc giáo.
  • The issue addressed here is: Which are the powers behind the Samuel narrative as we have it? - Andries Breytenbach[2]
    Vấn đề đặt ra ở đây là: Đâu là năng quyền đằng sau câu chuyện Samuên như chúng ta có ngày nay?
  • Quite simply, this is all bound up with the fact that questions of author attribution did not interest the early tradents of the Hebrew scriptures in the way we may wish they had. - R. P. Gordon, I & II Samuel: A Commentary, 1986, tr. 19
    Nói một cách đơn giản, tất cả điều này liên quan đến thực tế là những người thu thập kinh điển Do Thái thời kỳ đầu đã không quan tâm đến vấn đề tác giả theo cách mà chúng ta mong muốn.
  • The primary message is that the Davidic covenant was established by God. People mays choos kings, but God choose dynasties. - Andrew E. Hill, John H. Walton, A Survey of the Old Testament, 2009, tr. 259
    Thông điệp chính là giao ước dòng David được Đức Chúa Trời thiết lập. Con người chọn vua nhưng Chúa chọn triều đại.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ James D. G. Dunn, John William Rogerson, ed (2003). Eerdmans Commentary on the Bible. Eerdmans. p. 213. ISBN 9780802837110. 
  2. ^ Johannes Cornelis de Moor, Harry F. Van Rooy, ed (2000). Past, Present, Future: the Deuteronomistic History and the Prophets. Brill. p. 50. ISBN 9789004118713. 

Liên kết ngoài

sửa