Sách Các Vua (tiếng Hebrew: סֵפֶר מְלָכִים, Sēfer Məlāḵīm) là một sách trong Kinh Thánh Do Thái, được chia làm hai sách trong Cựu Ước là Các Vua I & II. Các nhà giải kinh cho rằng Sách Các Vua được viết ra nhằm diễn giải thần học về việc vương quốc Judar bị Đế quốc Babylon thôn tính vào năm 586 TCN cũng như dân Do Thái được hồi hương sau thời lưu đày. Sách ký thuật giai đoạn 400 năm của hai vương quốc Israel và Judah, từ khi vua David qua đời cho đến lúc Jehoiachin được thả. Các học giả cho suy đoán sách có phiên bản đầu tiên vào cuối thế kỷ 7 TCN và định hình như ngày nay từ giữa thế kỷ 6 TCN.

Êlisê khước từ lễ vật của Naaman (II Vua 5:16)

Như toàn bộ Cựu Ước, sách được chép trên các cuộn giấy bằng chữ Hebrew cổ, đọc từ phải sang trái.

Kinh Thánh

sửa
 
Vua Salomon phân xử

(Các câu trích dẫn lấy từ bản văn Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 (Wikisource) trừ khi có ghi chú khác.)

  • ג וְשָׁמַרְתָּ אֶת-מִשְׁמֶרֶת יְהוָה אֱלֹהֶיךָ, לָלֶכֶת בִּדְרָכָיו לִשְׁמֹר חֻקֹּתָיו מִצְוֺתָיו וּמִשְׁפָּטָיו וְעֵדְוֺתָיו, כַּכָּתוּב, בְּתוֹרַת מֹשֶׁה--לְמַעַן תַּשְׂכִּיל, אֵת כָּל-אֲשֶׁר תַּעֲשֶׂה, וְאֵת כָּל-אֲשֶׁר תִּפְנֶה, שָׁם.
    Hãy giữ điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn con giữ, để đi trong đường lối Ngài, gìn giữ những luật pháp, điều răn, mạng lịnh, và sự dạy dỗ của Ngài, y như đã chép trong luật pháp của Môi-se, hầu cho con làm điều chi hay là đi nơi nào cũng đều được thành công, (I Vua 2:3)
  • כג וַיֹּאמַר, יְהוָה אֱלֹהֵי יִשְׂרָאֵל אֵין-כָּמוֹךָ אֱלֹהִים, בַּשָּׁמַיִם מִמַּעַל, וְעַל-הָאָרֶץ מִתָּחַת: שֹׁמֵר הַבְּרִית, וְהַחֶסֶד, לַעֲבָדֶיךָ, הַהֹלְכִים לְפָנֶיךָ בְּכָל-לִבָּם.
    Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! hoặc trên trời cao kia, hoặc dưới đất thấp này, chẳng có một thần nào giống như Chúa. Chúa giữ sự giao ước và lòng nhơn từ với kẻ tôi tớ Chúa, là kẻ nào hết lòng đi ở trước mặt Chúa. (I Vua 8:23)
  • יז וַיְהִי כִּרְאוֹת אַחְאָב, אֶת-אֵלִיָּהוּ; וַיֹּאמֶר אַחְאָב אֵלָיו, הַאַתָּה זֶה עֹכֵר יִשְׂרָאֵל.
    Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi, hầu cho dân sự này nhìn biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, và Ngài khiến cho lòng họ trở lại. (I Vua 18:37)
    • Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời con, xin đáp lời con, để dân nầy biết rằng chính Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, và Ngài khiến cho lòng họ quay trở lại. (Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 -RVV11)
    • Lạy CHÚA, xin nhậm lời con, để dân nầy biết rằng chính Ngài là Ðức Chúa Trời, CHÚA ôi, và Ngài sẽ làm cho lòng dân nầy quay trở lại. (Bản Dịch 2011 -BD2011)
    • Lạy CHÚA, xin nhậm lời con, để dân nầy biết rằng chính Ngài, Chúa ôi, là Đức Chúa Trời, và sẽ khiến lòng dân nầy quay trở lại. (Bản Dịch Mới -NVB)
    • Lạy CHÚA, xin đáp lời cầu nguyện của tôi để dân nầy biết rằng Ngài là CHÚA và là Thượng Đế để khiến họ đổi lòng. (Bản Phổ Thông -BPT)
    • Lạy Chúa Hằng Hữu, xin đáp lời con. Ngài đáp lời con để dân này biết Chúa Hằng Hữu là Chân Thần và Chúa dẫn họ trở về với Ngài. (Bản Diễn Ý -BDY)
    • Xin nhậm lời tôi, lạy Yavê, xin nhậm lời tôi, khiến dân này nhận biết: Chính Người mới là Thiên Chúa, lạy Yavê; chính Người đã quay lòng chúng hồi đầu! (Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn)
    • Xin đáp lời con, lạy ĐỨC CHÚA, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ. (Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
  • יט וְלֹא-אָבָה יְהוָה לְהַשְׁחִית אֶת-יְהוּדָה, לְמַעַן דָּוִד עַבְדּוֹ: כַּאֲשֶׁר אָמַר-לוֹ, לָתֵת לוֹ נִיר לְבָנָיו--כָּל-הַיָּמִים.
    Song Đức Giê-hô-va nhân vì Đa-vít, tôi tớ của Ngài, không muốn tuyệt diệt Giu-đa, bởi Ngài đã hứa để dành một ngọn đèn cho Đa-vít và cho dòng dõi người mãi mãi. (II Vua 8:19)
  • כה וְכָמֹהוּ לֹא-הָיָה לְפָנָיו מֶלֶךְ, אֲשֶׁר-שָׁב אֶל-יְהוָה בְּכָל-לְבָבוֹ וּבְכָל-נַפְשׁוֹ וּבְכָל-מְאֹדוֹ--כְּכֹל, תּוֹרַת מֹשֶׁה; וְאַחֲרָיו, לֹא-קָם כָּמֹהוּ.
    Trước Giô-si-a, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Giê-hô-va, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môi-se; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa. (II Vua 23:25)

Danh ngôn liên quan

sửa
 
Tiên tri Êlisê cứu sống đứa trẻ (II Vua 4:35)
  • "Kings" leads the reader to believe that royal figures wil be major subject of concern. In some respects this is true, but, as we shall see, their story is only part of the story of God's people. - Terence E. Fretheim, First and Second Kings, 1997, tr. 2
    "Các Vua" có thể khiến độc giả cho rằng chủ đề chính nói đến là những nhân vật hoàng gia. Ở một số khía cạnh, điều này đúng, nhưng như chúng ta sẽ thấy, chuyện về họ chỉ là một phần trong câu chuyện của dân Chúa.
  • There was once something of a consensus that the historical books testify to a series of "mighty acts of God" to which the preacher or theologian might point as earlier examples of God's actions the culminated in the Christ event. - Richard D. Nelson, First and Second Kings, 1987, tr. 1
    Từng có đồng thuận rằng các sách lịch sử làm chứng cho một loạt "hành động quyền năng của Chúa" mà người giảng hoặc nhà thần học dùng làm ví dụ cho hành động của Chúa mà đỉnh cao là Đấng Christ.
  • In making such a presentation, 1-2 Kings also lays a foundation for the restoration of the people to the land. - Marvin Alan Sweeney, I & II Kings: A Commentary, 2007, tr. 3
    Khi trình bày như vậy, Các Vua I & II cũng đặt nền móng cho việc khôi phục con người trở về xứ sở.
  • The narrative of Kings is genetically related to the manner in which nations conquered and controlled other nations, more specifically, the ideology of the authors/redactors of the book is in significant dialogue with the treaty language common to these praxes. - Klaus-Peter Adam, Mark Leuchter, Soundings in Kings: Perspectives and Methods in Contemporary Scholarship, 2010, tr. 6
    Câu chuyện Các Vua liên quan chặt chẽ với cách thức nước này chinh phục và kiểm soát nước khác, hệ tư tưởng của tác giả/soạn giả nằm trên nền chung của những thực tế lâu đời này.
  • The books of Kings have been influential in the history of Europe in seeming to provide models for the good and bad behavior of rulers and their subjects. - Roger Tomes[1]
    Sách Các Vua đã có ảnh hưởng trong lịch sử châu Âu như cung cấp hình mẫu cho những hành vi tốt và xấu của người cai trị và thần dân.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ James D. G. Dunn, John William Rogerson, ed (2003). Eerdmans Commentary on the Bible. Wm. B. Eerdmans Publishing. p. 248. ISBN 978-0-8028-3711-0. 

Liên kết ngoài

sửa
 
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: