Thiềnlongvn
Trao đổi với bác Thiền Long
sửakính gửi bác Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh, vâng thưa bác, trang này trước đây chỉ chuyên về câu đối, có 1 trang khác chuyên về thơ đối đáp xướng họa. Nhưng vì chúng tôi xét thấy những giai thoại văn học dân gian thông thường câu đối và thơ đối đáp vẫn gắn liền với nhau nên gần đây mới gộp chung lại để người đọc xem cho tiện, nếu ai muốn in thành sách cũng có cái hay của nó. Wikiquote là bộ sưu tập danh ngôn mở, 1 tổ chức dùng chung cho khắp thế giới, nơi mà ai cũng có thể sửa chữa, mục đích của nó để hoàn thiện những câu chuyện và sự tích về đối đáp, ở đây người nọ bổ sung kiến thức cho người kia, vừa sưu tầm cũng vừa để hoàn thiện những món nợ của lịch sử mà nhiều thế hệ trước vẫn chưa giải mã được, có những câu đối hay thơ đối đáp mà trong sách vở không thể tìm thấy hoặc đã thất truyền từ lâu, nay có những nơi vẫn được khẩu truyền và đưa vào rất nhiều giá trị lớn. Bác cũng như chúng tôi đều có quyền bổ khuyết chỉnh sửa những gì mà ta thấy còn sai sót, ở đây có trang thảo luận, nếu vấn đề gì bác thắc mắc thì chúng ta có thể nêu ra để thảo luận rồi đi đến thống nhất viết như thế nào hoặc đưâ vào chỗ nào cho hợp lý, vì rằng tổ chức này toàn những người như chúng mình với nhau tự biên tự diễn chớ không có một ai quản lý cụ thể theo những điều luật khắt khe bó buộc nào cả. Tất nhiên có trụ sở của tổ chức nhưng chẳng biết ở đâu, hệ thống máy móc liên thông khắp địa cầu bất kỳ ở đâu gặp cũng có thể điều chỉnh bạc ạ. Bác thấy chỗ nào chưa hợp lý thì bác có thể chuyển dời sang một mục khác hay tạo hẳn một trang khác để đưa vào cho đúng chỗ, mục đích chung của chúng ta để làm cho những giai thoại văn chương Việt Nam thêm sống động và đầy đủ ý nghĩa hơn mà thôi, có vấn đề gì đồng ý điểm nào và chưa nhất quán điểm nào cứ nói rõ vào trang thảo luận của bài để chúng ta cùng tham khảo nghiên cứu nhé Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 02:21, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- bác Thiền Long nói cũng có cái lý của bác, chẳng qua chúng tôi xét thấy mấy bài thơ đã đưa (cả của người xưa lẫn người nay viết) đều có những cái đặc biệt khác hẳn với những bài Đường Luật thông thường bởi có những thông số như đã nêu trong bài nên đưa vào để tìm những bài đối lại cho thêm phong phú đa dạng thơ đối Việt Nam mà thôi, vậy tôi sẽ chuyển 1 số bài sang mục chơi chữ nghe ra có vẻ hợp lý hơn, có gì chưa thỏa đáng mong bác chỉ bảo thêm, rất cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 02:33, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- Trong câu đối cũng có nhiều cách chơi chữ như nói lái, hay từ láy đảo ngược, do vậy chúng tôi mới đưa những bài thơ cũng kiểu như vậy để tìm lời giải đáp, bác thấy vậy không ổn xin mời bác sửa chữa giúp cho kho tàng giai thoại đối đáp Việt Nam ngày càng phát triển đầy đủ hơn Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 02:39, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- thông qua những đóng góp của bác, chúng tôi biết bác cũng là một cao thủ trong làng đối đáp, nhưng thơ phú Bác có vẻ như không khoái cho lắm, đương nhiên mỗi người một sở thích. Nếu phân tích kỹ như ý của bác thì những câu thơ lục bát hay thơ thất ngôn đưa vào làm câu đối sẽ bất hợp lý vì nó không đúng niêm luật bằng trắc, người ra câu lục bát mà người đối cũng thơ lục bát sẽ không chuẩn với nguyên tắc. Người ra thơ tứ tuyệt mà đối lại cũng bằng tứ tuyệt cũng vậy, chẳng qua câu đối sang Việt Nam bị biến thiên thành nhiều dạng nên cái gốc liêm luật tự nhiên được phá cách phải không bác, mong bác góp ý nhiều cho dự án càng được phát triển mạnh mẽ hơnHoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 08:12, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- Ở đây chúng tôi kết hợp đưa cả những giai thoại đối thơ, đối hò vè vào, nếu bác thấy chỗ nào bất hợp lý bác cứ góp ý, chẳng qua cũng chỉ là muốn tổng hợp các giai thoại đối đáp dân gian và kết hợp cả những câu đối đương thời của chúng ta với nhau cho nó đa sắc màu vậy thôi, nhiều bài thơ bác phản ảnh chúng tôi đã chuyển cả sang phần chơi chữ, có gì xin bác chỉ giáo dùm. Trừ một số giai thoại đối đáp như của Hồ Xuân Hương với Chiêu Hổ, Hồ Chí Minh với Nguyễn Hải Thần, Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường chẳng hạn vì nó liên quan đến đối thoại trực tiếp cả câu đối lẫn xướng họa thơ Đường Luật nên chúng tôi vẫn giữ nguyên cho liền mạch các giai thoại với nhau, bác thấy chưa hợp lý chỗ nào mời bác tiếp tục phản ảnh nhé, chào bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 14:26, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)
+ Tôi là Thiền Long, tôi xin cảm ơn và ghi nhận những trao đổi của thành viên Hoàng Hoàn Hoà Ho H. Xin chân thành cảm ơn lần nữa về phần thưởng của quý vị. Việc tham gia diễn đàn là một công việc yêu thích của tôi. Kính chúc sức khỏe và thành công !!! Hẹn dịp sau chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn. Thành viên:Thiềnlongvn (thảo luận)
- Kính chào bác Thiền Long, bác Thiền Long đọc kỹ những câu đối và giai thoại của nó, nếu có gì sai sót mời bác sửa hộ giùm, câu nào chưa chuẩn về ngữ nghĩa hay ý tứ gì không hợp lý, hoặc những câu đối của người xưa nếu bác thấy không hợp lý mời bác đối lại hoặc đối thêm vào cho đúng như câu của vua Quang Trung bác đã đối chẳng hạn, cảm ơn bác nhiều. Ở đây chúng tôi chủ yếu là sưu tầm các sự tích của câu đối và các câu đối ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau để đi đến 1 cái chung nhất, thế nên có nhiều câu trước đây chưa ai đối được hoặc chưa rõ gốc rễ mà sau này lại tìm ra thì tiếp tục đưa vào, có thể trùng với những câu đã có người đối rồi nhưng càng nhiều càng tốt càng phong phú về ngôn từ tiếng Việt hơn có phải vậy không bác, qua bài thơ thất ngôn bát cú về câu đối của bác chúng tôi biết bác say mê câu đối đến cỡ nào, có thể quên ăn quên ngủ để tìm ra vế đối chuẩn. Ở đây chúng ta vì mục đích tìm tòi những cái hay của giá trị tinh thần, tiếc thay có 1 số người lại lợi dụng để lấy ở đây ra làm bản quyền cho mình, tất nhiên chúng ta không cần biết cái đó mà chỉ làm sao thoả mãn được niềm đam mê của mình là được, vì tổ chức này chẳng thuộc bản quyền của ai cả mà nó là kho tàng kiến thức chung bách khoa toàn thư mở của nhân loại, tất cả các máy móc thiết bị đều đặt trụ sở tại bang Florida - Hoa Kỳ, nơi đây ai cũng có quyền sửa đổi cái gì mình biết thì mình đưa vào bác ạ, một lần nữa xin chân trọng cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 00:15, ngày 16 tháng 4 năm 2014 (UTC)
- Ví dụ minh hoạ: vế ra của Hồ Xuân Hương: Gái Cổ Nguyệt chơi Hồ cổ Nguyệt, Nguyệt Nguyệt bằng quân tử trượng phu (Trong vế đối hai chữ ‘nguyệt” ghép lại thì thành chữ “bằng” (朋), chữ “bằng” ở đây có nghĩa là bằng hữu. Vế đối ngầm khoe bàn bè bằng hữu của Cổ Nguyệt Đường đều là bậc quân tử trượng phu)
- vế đối của Dương Trí Tản: Trai Kỳ Sơn chơi núi Kỳ Sơn, Sơn Sơn xuất anh hùng hào kiệt (Những người am tường Hán học bình luận rằng vế đáp này chưa chỉnh so với vế ra của Hồ Xuân Hương, vì tuy vế sau hai chữ “sơn” ghép với nhau thì thành chữ “xuất”, nhưng vế trước chữ “Kỳ” không ghép được với chữ “sơn” để nên nghĩa như chữ “cổ” ghép với chữ “nguyệt” mà Hồ lại là họ của Nữ Sĩ). Bác có vế đối nào hay hơn mời bác đối lại hộ Dương Trí Tản cho chuẩn, đó chỉ là 1 ví dụ điển hình, còn nhiều câu khác nữa cần chỉnh lý lắm, chúc bác mạnh khoẻ và đóng góp nhiều hơn, rất cảm ơn bác 1 lần nữa Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 09:13, ngày 16 tháng 4 năm 2014 (UTC)
+Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh xin trao đổi cùng quí vị: Thiền Long (TL) không đủ khả năng giải câu chiết tự của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương mà quý vị đã nêu trên vì kiến thức về Hán Ngữ rất yếu, không thể sử dụng để tham gia giải câu đối chiết tự tiếng Hán khó. Việc tham gia diễn đàn là một việc làm yêu thích của TL vì thông qua đó được học hỏi, giao lưu, khám phá khả năng của mình. Hiện TL vẫn dành một phần thời gian trong mỗi ngày để tham gia. Quan niệm của TL là: chúng ta là người Việt nên cố gắng tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ Việt, kể cả Hán-Việt. Sẽ thật tuyệt nếu chúng ta vừa có thể học vừa có thể chơi giải trí cùng tiếng việt, một nguyên liệu đơn giản, cơ bản và luôn sẵn có, từ đó tạo nên những điều thật thú vị trong cuộc sống chẳng kém các môn nghệ thuật khác. Xin cảm ơn quí vị! Kính chúc sức khỏe và vạn sự như ý!
- Vâng, rất cảm ơn bác Thiền Long. Chúng ta tham gia ở đây khác hẳn với những diễn đàn khác gò bó và lắm quy tắc chặt chẽ để đưa người ta vào khuôn khổ nhất định, ở đây mọi người bất kỳ ai cũng có thể thay đổi sửa chữa chỉnh lý sao cho hợp lý hoàn thiện vì nó mang tính chất bách khoa toàn thư mở có hệ thống khắp toàn cầu qua mạng. Các cụ vẫn nói: "như rết nhiều chân, trong chúng ta mỗi người có một cái hay riêng của mình, người nọ bổ sung và tương trợ người kia. Từ những câu đối đáp của bác chúng tôi cũng học và tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm và vốn kiến thức hay mà trước giờ chưa hề biết, vậy tôi chân trọng cảm ơn bác và mong bác vui khoẻ để tiếp tục tham gia với mục đích phát triển tiếng Việt chúng ta đặc biệt trong lĩnh vực câu đối và thơ đối đáp, chào bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 22:54, ngày 19 tháng 4 năm 2014 (UTC)
Bác Thiền Long có thể tham khảo thêm trên Việt Nam thi đàn, có 1 số câu đối hay thơ đối đáp chúng tôi cũng sưu tầm ở trên đó đưa vào. Ở đó họ có cả tập thể, có người đứng ra chủ trì quản lý chặt chẽ, không như ở đây chúng ta tự biên tự diễn thỏa mái hơn không gò bó theo nguyên tắc nào cả, rốt cuộc con người cũng chỉ lấy vui là chính, mình cảm thấy hài lòng là được bác ạ, cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 00:43, ngày 2 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- Bác Thiền Long kính mến, trong những giai thoại kể cả thời xưa lẫn hiện tại cũng có nhiều câu đối chưa được chuẩn lắm, ví dụ vế ra của công chúa Lê Ngọc Hân: Chúa công công chúa hội ngộ được Long Nhương Tướng Quân Nguyễn Huệ đối là: Một mai mai một anh hùng. Xét về liêm luật bằng trắc thì được, nhưng chúa công và công chúa là danh từ chung, đối với một mai mai một thì sao có thể được, hội ngộ đối với anh hùng thực ra câu này chữ nghĩa chưa đạt. Có lẽ lúc bấy giờ nhà Lê đang ở thế cô cho nên buộc phải chấp nhận để gả con gái cho Nguyễn Huệ mà thôi. Bác lưu ý hộ trong những giai thoại nếu có câu đối nào chưa hay chưa sát nghĩa nhờ bác đối lại giùm để chúng ta tìm ra cái mẫu mực hơn nhé, ở đây chúng tôi sẽ sưu tầm nghiên cứu để liệt kê tất cả những câu đối (kể cả chuẩn hay chưa đạt) để độc giả tham khảo nghiên cứu, như những câu Trạng Quỳnh chịu mà hậu thế giải mã giúp chẳng hạn. Vì tuy nhiều câu chưa thực hay nhưng cũng là thành quả sáng tạo suy nghĩ động não của con người chứ chẳng chơi, muốn đạt được 100% đâu phải dễ, hoặc như câu đối qua ải Phong Luỹ của Mạc Đĩnh Chi chẳng hạn, nếu xét chữ theo âm Hán Việt thì tốt nhưng chữ Quan là viên quan khác với mấy chữ Quan là cửa ải kia, nhưng của Mạc Đĩnh Chi chỉ toàn là một chữ Đối là câu đối nhưng đối thế đã là quá giỏi rồi phải không bác, ở đây là sự đóng góp của chung toàn nhân loại chớ không phải riêng 1 tổ chức nào cả, có gì không nên không phải mong bác thông cảm và bỏ quá cho, cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 02:09, ngày 2 tháng 3 năm 2014 (UTC)
+ Xin chào quý vị!Thiền Long xin có đôi lời về câu đối khó của công chúa Lê Ngọc Hân. Theo thiển ý của Thiền Long thì đó là một câu đối khó và sẽ rất khó nếu khoảng thời gian đối đáp là rất ngắn ngủi trong một buổi gặp gỡ cho Vua Quang Trung. Thiền Long xin phép Vua Quang Trung và quí vị được đưa ra vế đối là:Đạo gia gia đạo liên quan (Đạo gia là danh từ chung chỉ người theo đạo giáo; Gia đạo là danh từ chung chỉ các nguyên tắc trong gia đình. Liên quan là động từ có nghĩa là có mối quan hệ với nhau có thể đối với hội ngộ (gặp nhau); Toàn ý của câu đối là đạo gia và gia đạo có liên quan với nhau ở các nguyên tắc của đạo và gia đạo). Việc kết duyên đó cũng thuộc chủ đề gia đạo.
- vâng, rất cảm ơn bác Thiền Long, chúc bác vui khoẻ và tiếp tục đóng góp cho dự án wikigoute của chúng ta càng ngày càng phát triển, thứ nhất hoàn chỉnh lại tất cả những khiếm khuyết của lịch sử, thứ 2 bổ sung thêm những cái mới những tinh hoa trí thức còn len lỏi trong nhân gian mà sách vở chưa từng đề cập tới. Đây chỉ là trang thảo luận, nếu bác cần sửa đổi bổ sung gì mời bác cứ trục tiếp sửa thẳng vào đề mục nào đó mà bác thấy còn chưa chuẩn hoặc đối thêm câu gì bác thấy chưa đúng chẳng hạn, rất cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:35, ngày 18 tháng 3 năm 2014 (UTC
một số giai thoại đối đáp hay của người Trung Quốc
sửaBác Thiền Long kính mến, như bác đã nói, ở đây chúng ta là người Việt cho nên phải ưu tiên phát triển tiếng Việt mình. Tuy nhiên, gốc rễ của câu đối xuất xứ từ bên Trung Quốc, do vậy chúng tôi có sưu tầm và đưa vào đây 1 số điển tích đối đáp hay của họ để chúng ta cùng tham khảo nghiên cứu, bác đọc thấy có vấn đề gì mong bác cho ý kiến. Tất nhiên chủ yếu mình vẫn sưu tầm câu đối tiếng Việt là chính, còn kia chỉ chọn lọc những giai thoại câu đối độc đáo mà đưa vào thôi, chúc bác thành công trong cuộc sống Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 00:34, ngày 21 tháng 4 năm 2014 (UTC)
- Ở đây chúng tôi sẽ cố gắng kết hợp cùng bác và những thành viên khác để phát triển, bổ sung và hoàn thiện kho tàng kiến thức về lĩnh vực câu đối và thơ đối đáp, bởi chúng tôi cũng là những người rất thích môn nghệ thuật này, tuy nhiên chúng tôi kiến thức cũng có hạn chủ yếu chỉ sưu tầm phân loại và biên tập là chính, còn vốn từ hán viêt, anh việt hay Pháp việt để đối đáp cũng chưa dồi dào cho lắm cho nên sẽ có những chắp và từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, kể cả những câu đúng hay chưa đúng cũng đưa cả vào tham khảo, mục đích để chúng ta trau dồi trao đổi kinh nghiệm mà tìm đến những cái chuẩn xác hơn bác ạ, cảm ơn bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 00:39, ngày 21 tháng 4 năm 2014 (UTC)
+Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh (TL) xin trao đổi: Con người là tổng hòa các mối quan hệ, chúng ta kết nối thông tin với nhau bằng các hình thức ngôn ngữ. Vì thế các hình thức ngôn ngữ giao tiếp luôn cần thiết phải có xu hướng mở. Những ý tưởng của ban biên tập trong thời gian vừa qua đã giúp cho người xem và người tham gia đối đáp có cái nhìn đa chiều hơn về nghệ thuật đối đáp và thơ văn chơi chữ. Việt Nam và Trung Quốc có điểm chung rất lớn đó là văn hóa lịch sử Hán Việt, từ ngữ Hán Việt, nên việc ban biên tập đưa vào một số điển cố điển tích văn học, sự kiện văn hóa lành mạnh Trung Quốc là việc nên làm. Kể cả các tiếng Pháp và tiếng Anh là những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, cũng có phần lịch sử gắn liền chặt chẽ với quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt hiện nay. Theo ý của TL thì ban biên tập đang đi đúng hướng và chúng tôi mong ban biên tập và các thành viên tiếp tục dành thời gian sưu tầm, xây dựng cho trang web chúng ta ngày càng hấp dẫn bổ ích theo tinh thần "quí hồ tinh, bất quý hồ đa" như lâu nay vậy. Xin cảm ơn ban biên tập !
- vâng, rất cảm ơn ý kiến của bác Thiền Long, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc vì đó cũng là sở thích và niềm đam mê của chúng tôi. Thôi thì mình cứ cảm thấy thích là được bác nhỉ, chứ gần đây chúng tôi thấy có 1 số trang lấy những sưu tầm của chúng ta làm bản quyền cho họ rồi đưa vào trang nhà khiến những người trong ban biên tập cũng hơi khó chịu, nhưng không sao vì những gì mình biết mà không đưa ra dấu kín cũng chả làm gì, mình biết phải đưa ra thì cái biết đó mới có giá trị, thế nên chúng ta vẫn cứ tiếp tục công việc của mình, chúc bác khoẻ mạnh và thành đạt trong cuộc sống, trân trọng cảm ơn các ý kiến của bác, mong bác và các bạn bè thi hữu đối hữu tiếp tục phối hợp cùng chúng tôi để phát triển môn nghệ thuật này ngày càng hấp dẫn và bổ ích hơn đúng như lời bác nói "quí hồ tinh, bất quý hồ đa" Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 12:54, ngày 24 tháng 4 năm 2014 (UTC)
- thú thật với bác Thiền Long, được những lời khích lệ của bác khiến chúng tôi càng phấn chấn để hứng khởi có thêm nhiều động lực mà tiếp tục công việc mà ta có thể gọi là "vô công rồi nghề" (vì ở đây 0 có lương bổng gì sất, mình chỉ thích là làm thôi), vừa mất công sưu tầm nghiên cứu tìm tòi cũng mệt chứ ngồi nhiều vi tính lắm lúc cũng đau đầu nhức óc nhưng mình đâu quản những cái đó cứ miễn sao mình cảm thấy tích là điựơc bác nhỉ, cũng như bác nhiều khi mải miết suy nghĩ câu đối đến mức quên ăn mất ngủ vậy. Nhung chúng ta đây là vì sự phát triển chung của môn nghệ thuật độc đáo của tiếng Việt này nên vẫn cú làm dù do chăẻng đwocj gì, có ốm mệt cũng chẳng ai biết đấy là đâu. Tất nhiên, cái này không bắt buộc mình có hững thì làm không thì ta nghỉ, chớ miệt mài quá chỉ khổ vào thân, Nhưng niềm đam mê vẫn không bỏ được, rảnh rỗi lại tiếp tục sưu rtầm nghyiên cứu, vì lợi ích cộng đồng thì ta chẳng cần phải lo lắng nhiều, dù họ chẳng biết mình là ai và công sức mình bỏ ra thế nào, có đôi lời tâm sự cùng bác có gì không phải bác bỏ quá và thông cảm nhé, rất mong tiép tục phối hợp cùng bác để phát triển thể loại câu đối này Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 13:14, ngày 24 tháng 4 năm 2014 (UTC)
- Thiền Long (TL) có vài lời mạo muội xin trao đổi: Làm nghệ thuật dù bất kỳ hình thức nào, quy mô nào mà không cần mưu lợi thì mới thực sự thuần khiết và quý hóa, xuất phát từ tâm. Cụ Nguyễn Du có dạy: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Những sản phẩm từ đó mới có ý nghĩa lớn, tinh thần đó mới thanh cao. Đó là điều rõ ràng. Việc mình làm mình biết, mình yêu thích, mình hài lòng, mình giải trí, thế là quá tốt rồi. Quá trình sưu tầm nghiên cứu sáng tác, các thành viên có động cơ và cơ hội để trau dồi thêm nhiều kiến thức, nhiều cái hay bất ngờ đầy thú vị và hữu ích cho bản thân. Nếu Thành viên:Hoàng Hoàn Hoà Ho H là một nhà sư của Phật Giáo Nguyên Thủy thì công đức đó cũng là một việc hành đạo tốt đẹp. Kính chúc sức khỏe và vạn sự như ý !
Tặng sao động viên
sửaNgôi sao Nguyên bản | |
Ngôi sao ca ngợi thành viên tích cực |
Ngôi sao chống phá hoại | ||
Ngôi sao vinh danh | ||
Huy chương Văn học | ||
Chúng tôi xin trân trọng tặng bác một huy chương văn học vì những đóng góp đặc biệt của bạn về lĩnh vực văn học Việt Nam, chúc bác vui vẻ và có thêm nhiều đóng góp. |
Ngôi Sao Đặc Biệt | |
Ngôi sao Bánh xe Phật pháp | ||
Ngôi sao Cần mẫn | |
}
Một số vấn đề phát sinh
sửakính gửi bác Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh, như chúng tôi đã nêu trên trong phần trao đổi cùng bác cái này mình làm theo sở thích của mình nên không bị gò bó vào 1 nguyên tắc nào cả, cứ tìm thấy ở đâu hoặc nghe và đọc ở đau có câu đối và sự tích liên quan là chúng tôi đưa vào. Thực ra chúng tôi 1 nhóm gồm mấy người trong câu lạc bộ thơ và câu đối hưu trí, người ít tuổi nhất cũng đã ngoài 60 (sinh năm 1952) còn người cao tuổi nhất cũng đã ngót 80 mùa xuân (sinh năm 1937). Chúng tôi lấy tên thành viên mở tài khoản dùng chung để tiện làm việc và trao đổi với các thành viên khác mà thôi, thực ra thiên hạ ai ăn cắp bản quyền cũng không sao vì mình đã xác định là đem những kiến thức truyền bá ra bên ngoài thì cái đó cũng không có gì phải nghĩ ngợi nhiều bác ạ, gặp được bác chúng tôi rất mừng vì đã có người đồng cảm với chúng tôi, chúng ta trau dồi kiến thức về câu đối và thơ đối đáp và chúng tôi cũng mở mang đầu óc rất nhiều từ bác. Ngoài ra còn có các bác như Trường Văn Nguyễn Phước Thắng hay Hoài Anh Võ Quang Thạch cũng là những bậc cao thủ đáng nể, đối đáp những câu khó của Đoàn Thị Điểm thời trước hoặc nhiều thi sĩ văn gia đương đại. Chúng tôi đoán các bác (không rõ có liên quan với nhau không) nhưng cũng phải trên 60 tuổi đến 70 thậm chí 80 chứ kiến thức Hán học Tây học và các câu đối này tuổi trẻ thời nay ít người quan tâm lắm, "đời này đã mấy ai là tri âm" tìm được những nhân vật có chung sở thích như mình quả là khó kiếm lắm thay. Còn như Phật Giáo Nguyên Thủy họ cũng chỉ coppy lại rồi đăng tại lên rồi lấy làm bản quyền của mình chứ họ đâu có tham gia vào, hoặc 1 số trang khác về câu đối chúng tôi đã ghé thăm thấy họ lấy nguyên bản của chúng ta có chăng chỉ sửa chữa vài ba câu từ rồi đưa thành trang nhà, xem thấy thế lúc đầu chúng tôi có hơi bực định thôi nhưng qua trao đổi với bác chúng tôi lại tiếp tục làm vì mình không vụ lợi chỉ làm theo sở thích bác ạ. Tại sao chúng tôi không giao lưu ở Việt Nam thi đàn hay diễn đàn Việt Nam thi hữu bởi chúng tôi không thích gò bó vào khuôn khổ này nọ, mà ở đây tự do phát triển thế nên gọi là bách khoa toàn thư mở. Thế nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy, từ trước chúng tôi tham gia viết bài không có ai nói gì mà chỉ hưởng ứng động viện khích lệ và tham gia cùng như bác và các đối hữu. Nhưng gần đây lại có ý kiến khác của thành viên Thành viên:PentelandMartin có thảo luận với chúng tôi Thảo luận Thành viên:Hoàng Hoàn Hoà Ho H cho rằng mình làm thế này không hợp với điều lệ của wikiquote, rằng tham gia vào đây thì phải theo nguyên tắc này nguyên tắc khác, cái này nên đưa cái kia không được đưa nên chúng tôi qua nhiều lần trao đổi với thành viên Thảo luận Thành viên:PentelandMartin này đã quyết định rút lui khỏi chương trình vì thấy không phù hợp với mình, do đó mấy ngày nay chúng tôi đã dừng hoạt động ở chương trình này mà không can thiệp thêm nữa. Thứ nhất tuổi cao sức yếu, đem tâm huyết truyền đạt cho thiên hạ những gì mình biết nhưng cũng không được vẫn phải theo trật tự nào đó, wiki là bách khoa toàn thư mở, người nghĩ ra nhằm mục đích đúng như bác đã phân tích ở trên do đó tôi mới có hứng khởi tham gia. Khi tham gia chúng tôi chỉ biết đưa thông tin vào còn các quy củ khác chúng tôi cũng chẳng quan tâm để ý lắm, vì rằng mình thích câu đối thì hễ có gì liên quan đến câu đối thì chúng ta đưa vào mà thôi, việc làm của mình liệu có sai không. Theo chúng tôi thì khi nói đến câu đối thì những sự tích liên quan về nguồn gốc hoặc tiểu sử của người viết ra câu đối đó trong bối cảnh nào hoặc tâm trạng ra sao cũng rất quan trọng, mà ở đây mình viết trực tiếp luôn để tiện người đọc đỡ phải tra cứu hay xem chỗ khác. Nhưng quy định của tổ chức này lại không cho phép mà chỉ cho viết câu đối và cùng lắm là những lời giải thích về câu đối, mình có tuổi rồi kể nên tham gia vào chương trình riêng cho những người cao tuổi thì hay chứ kiểu này mất công tranh luận rắc rối chẳng đâu vào đâu. Hiện thành viên Thành viên:PentelandMartin đang sửa chữa xóa đi rất nhiều những thông tin chúng ta đã đưa vào vì cho rằng thông tin này thừa, chúng tôi tuy đã rút khỏi không đưa thêm thông tin nữa bởi sợ đưa thêm lại bị xóa sẽ mất công tốn sức vô ích. Thực tế mọi quy định đều do con người đặt ra, thế nhưng mình đã tham gia vào tổ chức nào thì phải theo quy chế của tổ chức đó, ở đây theo chúng tôi hiểu chỉ có những người như mình với nhau tham gia chứ chẳng có ai làm trọng tài chấm điểm cả, mà mình thấy đúng thấy hay là được bác Thiền Long ạ. Tuy chúng tôi đã rút lui nhưng các câu đối do niềm say mê sáng tạo và nghiền ngẫm nên đâu có dễ dàng bỏ qua được, chúng tôi vẫn truy cập để theo dõi diễn biến của trang này mà mình cũng phải có tâm huyết lắm mới đưa được rất nhiều thông tin vào thế này, các trang khác không thể nào có được chắc chắn là như vậy. Bác Thiền Long nếu vẫn tham gia vậy nhờ bác thỉnh thoảng vào trang thay đổi gần đây thấy có gì sai thì sửa chữa hộ, hoặc nhưng câu đối nào chưa ai đối được mà bác đối được hoặc ai đó đã đối được mời bác sắp xếp hộ cho đúng với các thể loại, chúng tôi tin rằng khi mình đã rút ra thì trang này chỉ bị gọt bớt đi (thực tế là như vậy) chứ không thể nở ra được. Chúng tôi lấy thí dụ như mục những câu đối liên quan đến Lý Thái Tổ chẳng hạn, câu đối tự vịnh của ông được sáng tác trong trường hợp bị sư Vạn Hạnh phạt treo ngược nên ông ứng khẩu đọc ra 2 câu đó, nay đã bị xóa vậy thử hỏi câu đối không viết bối cảnh sáng tác chỉ viết mỗi câu đối không thì người đọc sẽ khó hiểu. Nhiều câu chưa rõ sự tích thì phải chịu còn đã có sự tích rõ ràng thì nên để mới có giá trị nhân văn chứ, phải vậy không bác. Ngoài ra còn 1 số vấn đề khác mà chúng tôi không bàn nhiều nữa, chúng tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu các câu đối và điển tích câu đối kể cả của Trung Quốc hay Việt Nam nhưng chỉ làm trong máy tính của gia đình chứ không đưa thêm vào trang này nữa. Từ khi chúng tôi thôi tham gia mấy hôm nay cũng vẫn để ý theo dõi mà không thấy các bác động tĩnh gì, các câu đối chưa ai đối được vẫn để nguyên nên chưa hiểu thê nào, cho đến hôm nay bác đã có lời trao đổi chúng tôi mới bộc lộ những suy nghĩ thật để san sẻ cùng bác. Còn rất nhiều những câu đối thơ đối và giai thoại liên quan rất hay nhưng chúng tôi chẳng muốn đưa thêm nữa, vấn đề bản quyền như bác nói không quan trọng mà quan trọng ở đây là không hợp quy định nào đó rồi sẽ bị xóa thì phí sức toi cơm mà thôi. Nếu bác Thiền Long có nhã hứng có thể cung cấp cho chúng tôi địa chỉ imeo hoặc thư điện tử hay 1 kiểu thông tin liên lạc nào khác riêng biệt mà liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ trực tiếp gửi thẳng những thông tin liên quan đến giai thoại đối đáp hay cho Bác, còn những câu chưa ai đối được chúng tôi vẫn theo dõi để khi có người đối được vẫn lấy đưa vào trang riêng của chúng tôi, chứ tiếp tục như trên dễ lại bị xóa lắm bắc ạ. Tiện đây chúng tôi cũng cung cấp thêm cho bác 1 giai thoại chữa bệnh bằng câu đối của người Trung Quốc rất độc đáo mà chúng tôi mới sưu tầm được, bình thường thì chúng tôi đã đưa vào trang câu đối rồi nhưng bây giờ đã rút lui nên tạm thời ngừng hoạt động, nay nhân trao đổi với bác Thiền Long nên chúng tôi gửi luôn cho Bác để Bác tham khảo
- Giai thoại chữa bệnh bằng câu đối:
Có hai anh em người huyện Ngô, anh giữ chức vệ thiên tổng; em bỏ tiền mua chức thiên tổng hư hàm, chỉ ở làng đọc sách, mê thơ. Tứ thơ lúc nào cũng ám ảnh mê mẩn, đến lâm bệnh, liệt giường. Người anh mời nhiều thầy mà không chữa được. Một hôm có một người đi trên đường, tay cầm mảnh vải viết mấy chữ: “Chuyên trị các chứng bệnh nan y về thi ca, từ phú”. Người anh mừng quá bèn đón thầy về nhà. Vừa đến cổng thấy câu đối:
- Môn tàng chân lý tam thiên khách (Cửa chật ba nghìn người dép ngọc)
- Hộ ủng tì hưu thập vạn binh (Cổng đầy mười vạn quân hùm beo)
Ông thầy nói: “Chứng này ở phần trên dạ dày, là bệnh nhiễm phải khí độc, không chữa sẽ buồn rũ ra mà chết”. Người anh hỏi: “Thầy căn cứ vào đâu mà nói thế?”. Thầy thuốc nói: “Ông thử xem chỗ ở của ông, nhà nhỏ bé mà đòi chứa những ba nghìn dép ngọc, muôn vạn quân hùm beo, thì bụng làm gì chẳng ọc ạch, trương lên mà chết. Trước hết tôi dùng phép thông suốt cho nhẹ”. Bèn chữa:
- Môn nghênh chân lý tam thiên khách (Cửa đón ba nghìn khách dép ngọc)
- Hộ thống tì hưu thập vạn binh (Cổng qua mười vạn quân hùm beo)
“Chữa như vậy chứng bệnh bên ngoài có thể đỡ”. Lại đi vào bên trong, thấy hai cột có câu đối:
- Tử ưng thừa phụ nghiệp (Con nên theo nghiệp cha)
- Thần tất báo quân ân (Tôi ắt báo ơn chúa)
Ông thầy phán: “Chứng bệnh này ở phía giữa dạ dày. Trên dưới đảo lộn, âm dương không hòa, tức là chứng hoắc loạn. Cần điều hòa âm dương, phân biệt trên dưới, thì chứng bệnh mới đỡ”. Bèn chữa:
- Quân ân thần tất báo (Ơn chúa, tôi ắt báo)
- Phụ nghiệp tử thừa ưng (Nghiệp cha, con nên theo)
“Phân biết cởi mở như thế, phủ tạng mới hết bệnh”
- Như vậy giai thoại trên so với câu đối với tương truyền Cao Bá Quát chữa cho Tự Đức, chỉ khác một chữ. Do đó, việc chữa câu đối của Cao Bá Quát chỉ là do một nhà nho nào đó gán ghép. Và cũng là một cách ca ngợi tài thơ phú họ Cao, ngầm chê văn chương Tự Đức.
+những giai thoại kiểu thế này còn rất nhiều, ở đây chúng tôi chỉ đưa vào minh hoạ thôi, bác muốn đưa vào chỗ phần câu đối của người Trung Quốc hay coppy lại lưu vào vào sổ sách sưu tầm của bác cho phong phú nguồn tư liệu, làm sao tuỳ bác, vấn đề là chúng tôi cũng rất muốn liên kết để tiếp tục giao lưu với bác và các đối hữu không cần qua trang câu đối này nữa, bác xem làm thế nào tiện nhất xin bác chỉ giáo, rất cảm ơn những ý kiến của Bác, chào bác, có gì bác cứ hồi âm cho chúng tôi tạm thời qua trang thảo luận thành viên Thiền Long vn này, có gì chúng ta trao đổi sau nhé, chào và chúng bác mạnh khỏe vạn sự thắng ý Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 09:11, ngày 6 tháng 5 năm 2014 (UTC)
Rất hiếm trường hợp đóng góp xây dựng mang tính cộng đồng
sửaBác Thiền Long kính mến, như chúng tôi đã nói, trang này chúng tôi và các bác không tham gia nữa rõ ràng thời gian qua chỉ nằm bất động, chẳng thấy thêm gì mà vẫn vậy. Chúng tôi thì vẫn tiếp tục sưu tầm câu đối, gần đây chúng tôi có ghé qua 1 số trang wei khác liên quan đến câu đối, có nhiều câu họ coppy y hệt ở trang này sang, 1 số câu họ cũng đối hay lắm nhưng không đối trực tiếp vào trang câu đối như chúng ta mà họ đối vào trang nhà của họ, rõ ràng họ chỉ làm theo sở thích cá nhân mà không có tính chất xây dựng chung cho cộng đồng. Chúng tôi xin nếu ra 1 ví dụ minh họa, vế ra của Đoàn Thị Điểm Đình tiền, thiếu nữ khuyến tân lang ngoài 2 vế đối của bác Trường Văn Nguyễn Phước Thắng và của bác ra, tôi bắt gặp 1 câu đối khác cũng rất hay như sau: Thư nội, tiểu sinh tầm hậu nghệ (Huỳnh Hữu Đức) (Từ trong sách cậu học trò tìm học nghề cho mai sau. Hậu nghệ ngoài nghĩa nghề nghiệp mai sau còn là tên của chồng Hằng Nga: Hậu Nghệ). Rõ ràng người ta có xem trang câu đối này, vậy mà người ta cũng chẳng đối thgắng vào để trao đổi giao lưu cùng chúng ta mà họ viết thành bài khác, chẳng qua chúng tôi vô tình sưu tầm câu đối vào trang đó nên mới biết được. Như trước thì chúng tôi sẽ đưa luôn cả câu này vào thành vế đối khác, nhưng giờ đây thì chỉ đưa vào bộ sưu tầm của mình cho phong phú đa dạng thêm mà thôi. Trang câu đối và thơ đối đáp Việt Nam này là từ điển bách khoa toàn thư mở, ai cũng có thể sửa chữa bổ sung nhưng họ không sửa thẳng vào trang này mà chỉ để ở trang nhà của họ mà thôi. Kính thưa bác, chúng ta cùng 1 niềm đam mê nghệ thuật câu đối, gặp nhau trên trang mạng này âu cũng là "bình thủy tương phùng", có thể nói là duyên kỳ ngộ. Chúng tôi cũng rất muốn tiếp tục giao lưu trao đổi với bác và các đối hữu nhưng vì có nhiều quy định ngặt nghèo nên đành phải tạm ngưng hoạt động, phải côpng nhận người nghĩ ra wiki này rất giỏi nhưng kể mà giảm bớt những quy củ khắc nghiệt đi thìa hay biết mấy bác nhỉ. Câu nói của Trang Tử bác dẫn vào hay thế sao bác lại xóa nó đi, người Việt Nam mình nhiều khi tính cống hiến chung chưa đưựơc phát huy cao lắm nên mình có đưa vào nhiều làm nhiều cũng không ăn thua. Kể ra mà họ cũng như chúng tôi và các bác, đưa vào rồi cùng trao đổi phân tích chỗ đúng sai được hay chưa được để cùng nhau tìm ra cái chung nhất, trau dồi kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức cho nhau thì hay biết mấy. Qua những câu đối của bác chúng tôi cũng tích luỹ được nhiều cái bổ ích lý thú mà từ trước tới nay chưa hề biết tới, ví như họ rắn đối với họ cua của anh Ba Khía, hay cô cả ca cổ, rồi tình thân thật thân tình..v..v..toàn những câu đối rất hay và hóc búa. Ở đây có cái dở là liên quan đến bản quyền, với quy định về những câu đối mới thế nào đó mà chúng tôi cũng chẳng rõ lắm, thực chất mục đích của chúng ta chỉ là giao lưu đối đáp sưu tầm bổ sung các tư liệu liên quan đến đối đáp, có những cái trong sách vở nhưng có rất nhiều cái là giai thoại dân gian ít được biết đến vì chỉ mang tính chất cục bộ địa phương chẳng hạn. Càng ngay câu đối càng phức tạp hợp ảnh hưởng văn hóa tây tầu tùm lum, đúng là nhão nháo nhào như bác nói nhưng ta vẫn thấy thích thú tìm ra chữ để đối lại được mới hay. Chúng tôi không rõ khi trang này đang chững lại các bác có còn theo dõi không vì tôi vẫn thường xuyên truy cập, nhưng có 1 điều gặp gỡ đwocj các bác chúng tôi vô cùng vinh hạnh, trên đây là tâm sự của chúng tôi, có gì không nên không phải mong bác thông cảm nhé, nếu bác còn quan tâm đến trang này mong bác hồi âm phúc đáp để chúng ta cùng nghiên cứu xem có phương án nào khác tham gia mà không bị gò bó với nguyên tắc nào cả, để đóng góp chung cho cộng đồng một cách thoả mái và hoàn thiện nhất, kính bác Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 01:41, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)
+ Thiền Long (TL) xin phép bày tỏ cùng quý bác: Trước hết cháu xin lỗi vì công việc bận rộn đột xuất quá nên không hồi âm các bác sớm hơn. Đã từng giao lưu mấy lần mà đến hôm nay mới vinh hạnh được biết quý niên của các bác. Nếu đựoc biết danh tánh của các bác nữa thì thật là quý. Trước thắc mắc của quý bác, cháu xin phép được giới thiệu cụ Như Bích Nguyễn Đình Chi (cụ có vế ra "Tài tấn tinh tinh tăng tích tụ") hiện đã 85 tuổi, là cụ thân sinh của Trường Văn Nguyễn Phước Thắng (con thứ) trên 50 tuổi và Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh (con út) gần 40 tuổi và là cậu ruột của Hoài Anh Võ Quang Thạch gần 50 tuổi. Gia đình có cùng sở thích thơ văn đường luật và câu đối. Tuy không thường xuyên sáng tác giao lưu do nhiều lý do như thời gian, công việc nhưng sở thích thơ văn luôn tồn tại trong tâm tưởng.
Cháu rất vinh hạnh và rất vui khi đựoc san sẻ cùng bác Thành viên:Hoàng Hoàn Hoà Ho H. Sau khi biết được quyết định rút khỏi diễn đàn của bác, cháu rất bất ngờ và nuối tiếc. Nhưng vì công việc đúng lúc quá bận nên cháu chưa tìm hiểu về sự việc đó. Cháu cũng muốn giao lưu cùng thành viên đã chỉnh sửa trang đối để tìm hiểu lý do về cách cắt sửa trên trang câu đối như vậy. Nhưng có một thực tế trên trang trích dẫn wikiquote là mọi thành viên đều có thể xóa các nội dung của trang nên quả là bất tiện và không bền vững. Cháu xin có một đề xuất là bác Thành viên:Hoàng Hoàn Hoà Ho H có thể tạo lập một trang web đặc sắc về câu đối và thơ chơi chữ Việt Nam, với sự chú trọng đến giao diện trang web thật đơn giản và tiện lợi, có những nét cần thiết gần giống với trang wikiquote này. Gia đình cháu sẽ nhiệt liệt ủng hộ bác. Với những gì bác đã thể hiện trong thời gian qua, với sự nhiệt tình xuất phát từ tâm, với kiến thức, năng lực và thiện ý xây dựng trang câu đối, và hơn hết là sự đam mê yêu thích câu đối, thơ văn chơi chữ của bác, cháu tin trang web riêng của bác sẽ rất hấp dẫn. Kính mong bác hãy suy nghĩ và thử lập kế hoạch về trang web đó. Nếu bác muốn chia sẻ hay cần hỗ trợ thêm điều gì để thực hiện thì mong bác có thể thông tin cho cháu nhé. Bác có thể gửi email cho cháu theo email: thienlong.vn21@gmail.com Cháu kính chúc bác dồi dào sức khỏe ! Cháu xin hẹn được gặp lại bác.
- Vâng, xin cảm ơn quý vị. Chúng tôi cũng thật bất ngờ và thú vị khi những người giao lưu đối đáp với mình lại là 1 đại gia đình, vậy thì chắc chắn còn 1 nhân nhật nữa là Phú Đa Nguyễn Phước An tuy ít tham gia đối đáp nhưng cũng là thành viên gia đình mình. Vì nói đến câu đối hay chữ Hán chúng tôi nghĩ lớp trẻ bây giờ ít người tham gia nên mới suy đoán như vậy, chúng tôi hình dung Thiền Long và Trường Văn phải cỡ ngoài 70 tuổi vì tham gia đối nhiều nhất và toàn câu đối hay, còn Hoài Anh cỡ khoảng trên 60 vì nhân vật này đối đáp thơ phú là nhiều còn câu đối cũng có nhưng ít hơn. Ngoài chúng tôi và gia đình mình còn có 1 vài nhân vật khác thi thoảng mới tham gia vài câu như Quang Phúc Phạm Đình Trung, Phạm Quảng Sơn Động, Hoàng Đình Phương..v..v..và gần đây nhất có nhân vật là Cò Con (có lẽ cũng liên quan đến gia đình mình). Chúng tôi chũng xin tự giới thiệu, khác với gia đình mình ở đây có 5 người lấy tên tài khoản là Hoàng Hoàn Hoà Ho H làm tên giao dịch để tiện trao đổi với các thành viên khác mà thôi, cũng như gia đình mình lấy tên Thiền Long vậy. Chúng tôi tuy sở thích như vậy nhưng chủ yếu là sưu tầm để biên tập là chính, vấn đề đối đáp kiến thức cũng hạn hẹp nên hoạ hoằn mới đối được 1 câu thôi. Cao tuổi nhất là bác Đỗ Đình Bao (sinh năm 1937 nhưng lại tuổi Bính Tý) sau đó đến Vũ Quang Long (sinh năm 1941) rồi Hoàng Trần Tư (sinh năm 1944) và Trần Việt Hà (sinh năm 1952). Những cái tên này đều có trong phần câu đối chưa ai đối được, thực ra tuy 4 người nhưng tích cực và nhiều thời gian hơn cả có 2 người là Vũ Quang Long và Trần Việt Hà, vì tuổi cao nên đôi khi đánh vi tính nhiều cũng mỏi mệt nên có 1 nhân vật thứ 5 lưu động không cố định, là con hoặc cháu của một trong 4 người lúc đứa nào rỗi rãi nhờ nó đánh hộ, mình đọc cho nó viết hoặc nó vào trang câu đối hay các trang khác trên mạng liên quan đến câu đối và chơi chữ để tìm hiểu, còn đưa vào đâu đánh thế nào thì chúng tôi bảo nó đánh hộ. Đại khái tình hình sơ bộ như thế, đã có địa chỉ email rồi có gì chúng tôi sẽ nghiên cứu và liên lạc lại với quý vị sau, chúc đại gia đình ta mạnh khoẻ và thành công trong cuộc sống Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 10:24, ngày 24 tháng 5 năm 2014 (UTC)
- Cháu rất vinh hạnh được biết thêm thông tin về các bác, những người hiếm hoi hoạt động thầm lặng để góp phần xây dựng nghệ thuật truyền thống tốt đẹp đang bị mai một dần trong một xã hội đang chú trọng đẩy mạnh hòa nhập, đổi mới, phát triển kinh tế cùng thế giới. Nếu nhìn xuyên suốt từ lịch sử hàng nghìn năm đến hiện tại, có thể nói nghệ thuật câu đối, chơi chữ cũng là một loại hình nghệ thuật độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc của dân tộc Việt Nam, cần phải được gìn giữ và phát huy.
- Kính thưa bác trong các nhân vật và bác nêu có Phú Đa Nguyễn Phước An là anh ruột của Trường Văn Nguyễn Phước Thắng và cháu. Ngoài ra cháu không biết các nhân vật khác. Nhìn lại quãng thời gian mấy tháng qua tham gia giao lưu câu đối, cháu thấy rất ý nghĩa, bổ ích và hấp dẫn. Kính mong các bác hãy xem xét việc hoạt động trở lại như trước đây, hoặc tạo một trang web về câu đối riêng. Đó là việc làm đầy ý nghĩa để giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật văn học truyền thống này. Dẫu biết việc thực hiện không đơn giản như việc nghĩ ra một ý tưởng, nhưng cháu cũng kính mong các bác xem xét thiển ý của cháu. Kính chúc các bác luôn khỏe, vui vẻ và vạn sự như ý !
- Hiện chúng tôi đã mở tài khoản trên Google mang tên hoanghoanhoahoh@gmail.com và đã gửi thông tin vào địa chỉ email: thienlong.vn21@gmail.com rồi, có gì chúng ta sẽ liên lạc trực tiếp qua đó và trao đổi giao lưu, còn việc lập trang riêng câu đối trên mạng có lẽ không cần thiết vì chúng tôi thấy chủ yếu mình liên hệ với nhau là chính như chúng tôi đã trình bày trong thư gửi, có gì quý vị hồi âm tại địa chỉ này, chúng ta sẽ nói chuyện nhiều hơn, rất cảm ơn sự nhiệt thành của quý vị, chúc đại gia đình ta luôn luôn hạnh phúc, trân trọng Hoàng Hoàn Hoà Ho H (thảo luận) 08:20, ngày 28 tháng 5 năm 2014 (UTC)