Trung Dung (chữ Hán: 中庸) là sách do Tử Tư, học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử làm ra. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận NgữMạnh Tử thành bộ Tứ thư.

Trích dẫn

  • Ở đời cái gì thung dung thì còn, cấp bách quá thì mất. Việc mà thung dung thì có ý vị. Người mà thung dung thì sống lâu.
    • Lã Khôn
  • Nói phải nghĩ đến làm, làm phải nghĩ đến nói.
  • Học cho rộng, hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng.
  • Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước. Lời nói mà suy nghĩ trước thì không vấp váp. Việc làm mà tính trước thì không thất bại. Tính nết có định trước mới tránh được lỗi lầm.
  • Khiến người ta nể lời, không bằng khiến người ta tin lời. Khiến người ta tin lời, không bằng khiến người ta vui vẻ nhận lời. Đem họa phước mà răn dọa là khiến người ta sợ. Đem lý lẽ mà răn dụ là khiến người ta tin. Dùng tâm lý mà giác ngộ là khiến người ta vui lòng mà nghe theo.

Liên kết

 
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: