Thực dân

Hình thái ý thức hệ chính trị dựa trên chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác bằng vũ lực

Thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của nước này lên nước khác thông qua hình thức bạo lực.

Thuộc địa Hà Nội của thực dân Pháp năm 1891

Trích dẫn về thực dân

sửa

Tiếng Việt

sửa
  • 1924, Đào Trinh Nhất, Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ Phần thứ hai, III
    Bên châu Á ta, trừ dân Tầu và dân Ấn-độ ra, tuy chính-phủ của họ chẳng hề có khuyến-khích việc thực dân bao giờ, mà họ cũng tràn lan ra hầu khắp thế-giới, đó là bị cái lo « nhân-mãn » đẩy đi, không sao cưỡng được, còn như nước Nhật cũng cổ-lệ về việc thực-dân lắm, không kém gì mấy nước ở châu-Âu.
  • 1928, Phan Khôi, Trở lại việc "nước Pháp giúp nước Nam"
    Tôi cho nước Nam ta mất là đáng số. Rủi gặp cái hồi các nước Âu châu đương cần đi kiếm đất thực dân, mà mình lại yếu hèn, không cự địch nổi, không mất với nước Pháp thì cũng mất với nước khác, sự đó tôi không than vãn gì. Tôi giận là giận cho người ta vu rằng tại nước Nam vong ân bội nghĩa cho nên nước Pháp mới gia binh!
  • 1929, Nguyễn Tính Yên, lời tựa Làm thế nào? trong Thuốc hoàn hồn của Phan Bội Châu
    Thế-lực của chủ-nghĩa đế-quốc thì thật hùng-vĩ vô cùng, trên thế-giới có năm giống người thì bị giệt-vong hoặc nô-lệ ba giống rưỡi rồi, trên mặt địa-cầu có năm châu thì ba châu rưỡi bị chiếm làm đất thực-dân rồi.
  • 1945, Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam
    Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng là có tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
  • 1956, Ngô Đình Diệm, Thông điệp gửi Quốc dân nhân dịp Tết Bính Thân
    Giữa buổi đầu Xuân Cộng-Hòa, cảm thông cùng dĩ-vãng oanh-liệt của Tổ-Quốc, tưởng nhớ đến đồng-bào miền Bắc đang quằn quại dưới gót sắt thực-dân đỏ là bọn cộng-sản độc-tài, chúng ta hãy thề nguyện noi gương các bậc tiền nhân để làm tròn nhiệm-vụ lịch-sử, thống-nhất giang-sơn, giải-phóng dân-tộc.

Tiếng Đức

sửa
  • 1881, Otto von Bismarck[1]
    So lange ich Reichskanzler bin, treiben wir keine Kolonialpolitik. Wir haben eine Flotte, die nicht fahren kann, und wir dürfen keine verwundbaren Punkte in fernen Weltteilen haben, die den Franzosen als Beute zufallen, sobald es losgeht.
    Chừng nào tôi còn là thủ tướng, chúng ta sẽ không theo đuổi bất kỳ chính sách thực dân nào. Chúng ta có một hạm đội không thể ra khơi, nên không thể để tồn tại yếu điểm tại các vùng xa xôi để trở thành con mồi cho Pháp ngay khi khai chiến.

Tiếng Pháp

sửa
  • 1926, Henri Cucherousset, Đông Dương ngày xưa và ngày nay (Vũ Công Nghi dịch) tr. 67
    L'attention des colons a été attirée sur ces terres riches et il s'est trouvé que les efforts nécessaires pour en faciliter l'accès et la culture, profitaient en même temps à l'œuvre de pacification et de civilisation. Les Moïs se sont rendu compte des avantages de la paix et de l'ordre, du commerce et du travail régulier; aujourd'hui c'est avec la plus grande bonne volonté qu'ils apportent leur concours à l'Administration pour ses travaux de routes et aux colons pour des entreprises de grande culture.
    Bọn thực-dân đã để tâm chú ý đến những vùng đất phì-nhiêu này. Công việc mở mang đường lối và sự trồng-giọt của bọn thực-dân ở miền này cũng giúp vào việc trị-an và vào việc khai-hóa nhân-dân vậy. Dân Mọi đã biết những sự hữu-ích của sự thái-bình và trật-tự của việc buôn bán và làm ăn có mực thước. Vì vậy nên ngày nay dân Mọi biết vui lòng giúp Chính-phủ vào việc mở-mang đường sá và giúp bọn thực-dân vào việc trồng-giọt.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Johannes Kunisch (1992) (bằng de). Bismarck und seine Zeit. Duncker & Humblot. p. 142. ISBN 9783428073146. 

Liên kết ngoài

sửa