Dân chủ

hình thức chính thể

Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định.

Điếu văn của Pericles của Philipp von Foltz

Trích dẫn về dân chủ

sửa

Tiếng Việt

sửa
  • 1925, Phan Châu Trinh, Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa
    Nay khắp cả thế-giới những nước nào đã theo kịp được một ít văn-minh Âu-châu, hay là hiểu được một ít tư-tưởng tư-do, ngôn-luận tự-do, thì ai cũng hiểu được cái tiếng dân-chủ là thế nào, hay là dân-trị là thế nào.
  • 1934, Phan Khôi, Thánh hiền ta đời xưa chưa hề có tư tưởng dân chủ
    Hết thảy thánh hiền đời xưa đều chưa biết đến cái nghĩa dân chủ vì ai nấy đều nhìn nhận rằng phải có vua mới được, mà vua thì cầm cả mọi quyền, chỉ có Trời trong tư tưởng người ta là ở trên vua và kiềm chế được vua mà thôi.
  • 25/8/1945, Bảo Đại, chiếu thoái vị trước quốc dân (in trong Một cơn gió bụi, tr. 198)
    Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết cả các giai cấp, các đảng phái, cho đến cả người Hoàng phái cũng vậy, đều nên họp nhất mà ủng hộ triệt để chính phủ dân chủ, giữ vững nền độc lập của nước, chứ đừng vì lòng quyến luyến trẫm và Hoàng-Gia mà sinh chia rẽ.
  • 12/2/1956, Ngô Đình Diệm, Thông điệp gửi Quốc dân nhân dịp Tết Bính Thân
    Nhiệm-vụ của dân-tộc ta thật vô cùng phức-tạp và nặng-nề: một mặt phải đương đầu với những lực-luợng cừu-địch ở ngoài biên-giới và ở ngay trong nội-dịa, một mặt khác hoàn thành cách-mạng quốc-gia để tiến tới dân-chủ thực-sự.
  • 1969, Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, chương 12
    Hiện nay đảng Việt Minh có nước cờ đánh rất cao, là tự mình lui bước đi, để cho đảng chân chính quốc gia đứng ra làm thực hiện sự độc lập và thống nhất của nước nhà, rồi lập thành một chính thể theo đúng cái nghĩa dân chủ đang thịnh hành ngày nay, cho các đảng phái được công nhiên lấy nghĩa lý mà tranh đấu trên trường ngôn luận nhưng không được dùng võ lực mà tranh quyền cướp thế.

Tiếng Anh

sửa
  • 15/8/2002, Kaliopate Tavola, Thoughts on Government
    Democracy is a means of achieving a higher level of individual and collective gratification, welfare, peace, stability and prosperity. It is not an end in itself! Practitioners of democracy in the Pacific should therefore be pragmatic in their approach. An idealistic and a purist approach is, I believe, misplaced.[1]
    Dân chủ là phương tiện để đạt được mức độ hài lòng cá nhân và tập thể cao hơn, phúc lợi, hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Bản thân nó không phải là kết thúc! Do đó, những nhà thực hành dân chủ ở Thái Bình Dương nên thực dụng trong cách tiếp cận. Tôi cho rằng cách tiếp cận duy tâm và theo chủ nghĩa thuần túy là đã đặt nhầm chỗ.

Tiếng Đức

sửa

Tiếng Hy Lạp

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “THE CHALLENGES OF DEMOCRACY IN THE PACIFIC”. 33rd Pacific Islands Forum - Fiji 2002 (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2003.
  2. ^ Max Weber (2008). Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức. p. 344. 

Liên kết ngoài

sửa