Thích Tuệ Sỹ

Nhà sư Việt Nam

Thích Tuệ Sỹ (15 tháng 2 năm 1943 – 24 tháng 11 năm 2023), tục danh Phạm Văn Thương, là một vị Hoà thượng, học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông là Đệ lục Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạntiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức[1]. Ông được giới học giả Việt Nam[2] đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[3] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.[4]

Tuyên bố

sửa

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào; duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.[5]

Trong một công bố do ông ký tên của GHPGVNTN, Viện Tăng thống, Văn thư Số 01/VTT/HDGPTW/TC.

Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc[6]. Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi[7].

Năm 1998, nhà cầm quyền áp lực buộc ông ký vào đơn "xin khoan hồng” ông đã tuyên bố.

Lời dạy của ông dành cho tăng ni trẻ

sửa

Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực.[8]

Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại, đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. [9]

Chớ khoa trương bảo vệ Chánh Pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn nấp cho ma vương, làm nơi tụ hội cho cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức. [10]

Nhẫn nhịn đời, nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong vòng xoáy ô trược của thế gian.

Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng Văn-Tư-Tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.

Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “For decades, Thích Tuệ Sỹ was a tireless champion for freedom of religion or belief and related human rights, which led Vietnamese authorities to imprison him for more than a decade. He was also a learned scholar and prolific writer and philosopher”.
  2. ^ “Bùi Giáng, Gs Đoàn Viết Hoạt, Triết gia Phạm Công Thiện, PGS Mạc Văn Trang”.
  3. ^ “Amnesty International, ASA 41/010/1998, December 1998”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2003.
  4. ^ “Niên Biểu Phật giáo Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ “GHPGVNTN, Viện Tăng Thống, Văn thư Số 01/VTT/HDGPTW/TC, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, trân trọng công bố”.
  6. ^ “Cuộc khổ nạn của Thầy Tuệ Sỹ”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ “Cuộc khổ nạn của Thầy Tuệ Sỹ”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ “Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo”. Radio Free Asia. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
  9. ^ “Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo”. Radio Free Asia. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
  10. ^ “Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo”. Radio Free Asia. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ “Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo”. Radio Free Asia. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
 
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về: