Thích Nhật Từ

thầy tu Thiền tông người Việt

Thích Nhật Từ (sinh ngày 1 tháng 4 năm 1969) là nhà tu hành Phật giáo người Việt, nhà cải cách Phật giáo hiện đại, người chủ trương nhập thế, diễn thuyết, hoằng pháp, dịch giả kinh điển, tác gia, nhà thơ, nhà tư vấn, người trị bệnh "ma nhập" (hay còn gọi là bệnh tâm thần đa nhân cách) và nhà hoạt động xã hội năng động.

Quotes sửa

  • Phép mầu: Pháp mầu tồn tại trên mặt đất, không ở trên bầu trời. Trải nghiệm chánh đạo sâu sắc do đức Phật khám phá và truyền bá sẽ chuyển hóa cuộc đời ta tốt đẹp hơn. Đây chính là con đường mang lại phép mầu đích thực cho thế giới khổ đau này.
  • Hòa bình: Hòa bình đích thực chỉ đến từ nội tại. Thiếu thực tập thiền chính niệm và tình huynh đệ phổ quát, hòa bình nội tại không thể tồn tại lâu dài và do vậy sự hiện hữu của chúng ta sẽ bị đe dọa.
  • Hài hòa: Hàng ngàn ngọn nến được thắp sáng từ một ngọn nến. Rừng thẳm tồn tại nhờ sự nối kết của nhiều cây. Hãy trở thành các ngọn nến sáng soi và các cây xanh hữu dụng cho tất cả chúng sinh.
  • Đi trên chánh đạo: Không có chân lý nào có thể làm chúng ta được tự do, ngoại trừ bạn phải trải nghiệm hành trình giác ngộ một cách không buông lung, sâu sắc và thực tiễn.
  • Mục đích cuộc đời: Mục đích của cuộc sống là sống cuộc đời hạnh phúc, chính niệm, hòa bình và tuệ giác.
  • Hạnh phúc: Nghệ thuật sống hạnh phúc là quên đi quá khứ vốn không còn nữa, không lo lắng tương lai vì chưa đến và sống giây phút hiện tại trong chính niệm và tuệ giác. Tất cả chúng ta có là tại đây và bây giờ.
  • Đối thoại: Trong đối thoại, việc bạn thắng hay thua, đối phương đúng hay sai không quan trọng. Điều quan trọng là cách thức bạn nhận chân và sống chân lý một cách an bình.
  • Thành tựu: Hãy tin chính mình, lập kế hoạch một cách sâu sắc hướng đến các mục tiêu có thể đạt được, tiến tới phía trước một cách bản lĩnh, giải quyết vấn nạn một cách hiệu quả, theo đó, thành tựu chắc chắn sẽ trong tầm tay của bạn.
  • Chuyển hóa: Nếu từ và bi có thể chuyển hóa thù thành bạn, thì quan điểm chân chính và trí tuệ có khả năng chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc.
  • Tình bạn: Người bạn đích thực sẽ lắng nghe ta một cách kiên nhẫn, giúp ta một cách sẵn lòng, nâng đỡ ta một cách vững trải, khuyên ngăn ta một cách khôn ngoan, trị liệu vết thương của ta một cách nhẹ nhàng và giúp ta chuyển hóa khổ đau một cách hiệu quả.
  • Thành công: Thái độ bi quan và sự bỏ cuộc nửa chừng là những yếu kém nhất. Thất bại là những thềm đá dẫn đến thành công. Hãy tạo động lực cho bản thân, phát triển ý chí thành tựu. Đừng bao giờ bỏ cuộc nửa chừng. Cách duy nhất đạt được thành tựu toàn hảo là nỗ lực thêm nhiều lần nữa với niềm hy vọng và tự tin.
  • Năng lực bây giờ: Đừng tiếc nuối quá khứ vì đã kết thúc. Đừng bận tâm tương lai vì chưa đến. Hãy nở nụ cười với phút giây hiện tại vì đây là thực tại. Tương lai rạng rỡ của bạn lệ thuộc vào những hành vi chân chính ở hiện tại.
  • Thời gian quý giá: Thời gian của chúng ta trên cõi đời thật ngắn ngủi. Có nhiều việc cần phải làm trong quỹ thời gian giới hạn này. Do vậy, hãy quản trị thời gian và từng ngày một cách sâu sắc. Đừng phí phạm cuộc sống và thời gian quý giá.

Thiền ngữ sửa

Tha thứ người khác vì biết rằng mình có thể vi phạm sai lầm trong tình huống tương tự. Biết tha thứ cho người khác thì khi mình lầm lỗi họ cũng dễ dàng tha thứ cho mình. Đó là nhân quả của đạo đức tha thứ.

Nhân quả rất phức tạp. Không phải khi nào có làm cụ thể mới thật sự có nhân, có quả. Một hành động của tư duy tiêu cực xuất hiện là đã tạo ra nghiệp quả xấu rồi.

Khi một người dùng ánh sáng tuệ giác nhận định đánh giá và giải quyết vấn đề, lúc bấy giờ không có cái gọi là định mệnh, vận mệnh hay sự an bài, mà tất cả sự hên xui, may rủi, tốt xấu, hạnh phúc khổ đau đều do chính chúng ta thiết kế nên. Chính ta là kiến trúc sư, nhà thực hiện, vừa là chủ vừa là thợ. Người trực tiếp nhận hết tất cả những giá trị dù tốt hay xấu của ngôi nhà do chính ta tạo nên.

Trí tuệ được quan niệm như là thần chú, là một phép mầu, là năng lực giải thoát tất cả mọi khổ đau. Có trí tuệ là có hạnh phúc, có trí tuệ là dứt khổ đau, có trí tuệ thì mọi việc đều được thành tựu, vì trí tuệ luôn luôn là diễn trình tư duy và hành động tương ứng với nhân quả, với vô ngã, vô thường và phù hợp với mọi quy luật của vũ trụ. Tri thức tuệ giác là một loại tri thức cao nhất mà con người cần phải có. Đó chính là điều mầu nhiệm trong thế giới hiện thực, ai cũng có thể thực tập được, trải nghiệm được và chứng đắc được.

Sự hiểu biết và cảm thông sẽ không có mặt khi lòng thương yêu không có.

Hạnh phúc không phải là ga chúng ta đã đến, đang đến hay sẽ đến mà là cách thức chúng ta đến đó như thế nào.

Mục đích tôn giáo dựa trên góc độ đạo Phật là phục vụ quần chúng chứ không phải quần chúng phục vụ tôn giáo. Quần chúng cũng không nên phục vụ thượng đế và thần linh. Thần linh và thượng đế nếu có thì phải phục vụ con người, nếu không còn chức năng đó nữa thì không việc gì phải lệ thuộc vào các ngài.

Đạo Phật có mặt trong cuộc đời không phải để con người phục vụ mà đạo Phật có mặt vì mục đích phục vụ con người.


Liên kết sửa

 
Wikipedia
Wikipedia có thể loại liên quan