Arthur Schopenhauer (1788-1860) là một nhà triết học người Đức, nổi tiếng nhất với tác phẩm Thế giới như là ý chí và biểu tượng. Schopenhauer là người đã đồng thời phản bác cũng như mở rộng tư duy triết học của Immanuel Kant về cách mà chúng ta trải nghiệm thế giới. Những chỉ trích của ông về quan điểm của Kant, các phương pháp sáng tạo liên quan đến những vấn đề kinh nghiệm của loài người và quan điểm của ông về việc cho rằng tầm hiểu biết của con người là hạn chế chính là những thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp của triết gia người Đức này. Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

Arthur Schopenhauer (1855)

Câu nói sửa

  • "Để nhận định về một người chỉ có một tiêu chuẩn đích thực là bảo rằng họ là một hiện hữu không đáng gọi là hiện hữu, nhưng họ hiện hữu là hiện hữu để đền tội bằng muôn nghìn đau khổ và sự chết. Nếu thế, còn hy vọng gì nơi một hiện hữu như vậy?Tất cả mọi chúng ta há không phải là những tên tội phạm đã bị lên án tử hình như thế à? Vì điều mà ta phải đền tội trước hết bằng khai sinh rổi bằng khai tử, chính là sự kiện ta đã sinh ra ở đời."
  • Ý chí là sức mạnh duy nhất không kiệt quệ, cũng là sức mạnh ai cũng luôn có.
  • Ý chí luôn hoàn chỉnh, chưa từng bị phân cắt trong mỗi một hiện tượng, mà xung quanh nó lại nhìn thấy vô số bức chân dung phục chế bản chất mình.
  • Hạnh phúc và bất hạnh chẳng qua chỉ là tỉ lệ giữa thứ chúng ta muốn và thứ chúng ta thực sự có được.
  • Nếu lấy sách vở so sánh với đời người, thì 40 năm đầu là chính văn, 30 năm sau là chú thích.
  • Thế giới mà con người đang ở đó kiểu gì cũng giống như địa ngục mà ở một bên là những linh hồn bị hành hạ, còn bên kia là lũ quỷ sứ. - Chẳng lẽ mọi sự lại tồi tệ đến vậy? - Con người về bản chất là một sinh vật cực kỳ hoang dã. Chúng ta mới chỉ biết về con người ở trong một trạng thái đã được giản đơn hóa và sơ lược hóa gọi là nền văn minh"

Liên kết ngoài sửa