Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2011–2024
Nguyễn Phú Trọng (1944 – 2024) là chính khách Việt Nam. Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006 đến ngày 23 tháng 7 năm 2011. Ông cũng là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Lào Cai cần quan tâm hơn nữa công tác xóa nghèo, giảm nghèo bền vững, gắn với bảo đảm công bằng xã hội. Đồng thời, phải giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài; tiếp tục giữ vững và xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển với nước bạn. - Ngày 6 tháng 1 năm 2013 trong buổi làm việc tại Lào Cai.
Vì sao có ba mức? Chính là lấy phiếu tín nhiệm nên mới có 3 mức ấy, còn nếu lấy 2 mức là bỏ phiếu tín nhiệm rồi. Một là chấp nhận anh còn làm tiếp, hai là thôi. Nếu chỉ trên 50% rồi thì đưa anh ra để bỏ phiếu, răn đe chứ, sợ chứ. Trên thực tế vừa rồi khối anh sợ và đã điều chỉnh mình thật sự nếu không sắp tới đưa ra bỏ phiếu thì sao?
Ta đấu tranh toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trên tinh thần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, chiến tranh, đồng thời giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, không để nội bộ rối ren…
Có người hỏi nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? Thì chúng ta phải chuẩn bị tất cả mọi khả năng. Chúng ta mong chiến tranh không xảy ra và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra.
Ngày 28 tháng 9 năm 2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội trước kì họp thứ 6 Quốc hội khoá 13, ông có phát biểu về sự quan trọng của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
"Đây là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước..."[1]
Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng[2]
”
Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" ông Nguyễn Phú Trọng viết:
“
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.
Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.[3]
”
Trong một nhận xét về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013:
“
...Đổi Mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa. Cho nên nếu có sửa thì phải nói là “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội” sẽ chuẩn hơn.[4]
”
Trong buổi tiếp xúc với cử tri đầu tháng 5 năm 2015, ông nhận xét về chuyện "nhất thể hóa" ở một số tỉnh, thành thí điểm nhưng không tổ chức HĐND (tức là không có cơ quan giám sát cùng cấp):
“
Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?[5]
”
Trong buổi tiếp xúc với cử tri ngày 8 tháng 10 năm 2018, khi được đề cử làm Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước, ông nhận xét:
“
Đến bây giờ thì không phải nhất thể hoá, đây là tình huống.[6][7]
”
Trong buổi tiếp xúc với cử tri ngày 24 tháng 11 năm 2018, ông nói:
“
Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế[8]
”
“
Dân chủ nhưng phải có kỷ cương, phải đúng hướng, đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, tiếp thu ý kiến trí tuệ của nhân dân...[8]
”
“
Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp. Về cơ bản là rất tốt rồi, nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh. Thế ông có còn đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ. Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác. Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không? Xử như vậy có đúng không?[8]
”
“
Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng Mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam
...Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.[9]
”
Về việc bài trừ, phòng chống tham nhũng:
“
Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây (vấn đề tham nhũng) là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng
”
“
Bản thân mỗi đồng chí và vợ, con phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.[10]
”
“
Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối lộ…Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt…[11]
”
Ngày 6 tháng 10 năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, gây nhiều tranh cãi:
“
"Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định."[12]
”
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 diễn ra tại Hà Nội ngày 24 tháng 2:
“
“Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.[13]
”
Tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017:
“
Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy.[14][15]
Ngày 28 tháng 1 năm 2016, khi được các phóng viên hỏi: "Cảm nghĩ của Tổng Bí thư ra sao khi được bầu là người lãnh đạo cao nhất của Đảng?":
“
Hơi bất ngờ với tôi, khó trả lời.
Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối.
Bất ngờ vì tuổi cao, sức khoẻ có hạn, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ rồi.
Trách nhiệm Đảng giao thì tôi với tư cách đảng viên thì phải chấp hành.
Tôi chân thành cảm ơn đồng bào đã có những nhắn gửi, giao trách nhiệm cho chúng tôi.
Tôi bất ngờ, xúc động và có lo lắng vì trách nhiệm sắp tới còn nặng nề lắm, trước tình hình diễn biến trong nước và quốc tế.[16]
”
Ngày 28 tháng 1 năm 2016, trả lời câu hỏi của AFP: "Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự tiếp tục lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị, Việt Nam sẽ là đất nước giàu mạnh hơn và dân chủ hơn không?":
“
Tập thể lãnh đạo nhưng cũng cần đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân.
Cái hay của chúng ta là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết, thế thì ai dân chủ hơn ai?
Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không?.[17]
Kể tên các nước này thật không xác đáng, nhưng ở các nước ấy, nhân danh dân chủ, mà mọi quyết định lại nằm trong tay một người. Vậy thì nơi nào dân chủ hơn?[18]
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/2/2020 Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
“
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay. Đất nước đang có gần 100 triệu dân, làm đủ ăn, thu đủ chi, xuất đủ nhập trong đó xuất khẩu nhiều hơn, có của ăn của để. Ngày xưa, Hà Nội là thành phố của xe đạp, một thời kỳ là thành phố xe máy, còn bây giờ là thành phố ôtô. Máy bay cũng rất nhiều. Cũng đất đai, đồng ruộng ấy đã xuất hiện bao công trình, đường xá, lâu đài. Ngày xưa, đất nước từng trải qua thời kỳ có 2 triệu người chết đói, có thời kỳ hơn 30 triệu dân sống khổ sở, phải ăn bột mì mốc của nước ngoài dành cho lợn. Học sinh đi học không có trường lớp, thiếu quần áo...Đến nay, về vị thế, Việt Nam tham gia nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế, đạt được nhiều kết quả. Cho nên hình như bây giờ câu nói ấy được chấp nhận, nói một cách thoải mái, không hề bị ngượng[19]
^“Communism better than democracy, says re-elected Vietnam party boss” (bằng tiếng Anh). The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017. It is not proper to name them, but in a number of countries, in the name of democracy, all decisions are made by one person. So which is more democratic?