Aleksey Maksimovich Peshkov là nhà văn đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội.

Maksim Gorky
Chân dung nhà văn Maksim Gorky

Có nguồn

sửa
  • Những kẻ tiểu thị dân là một cuộc tấn công mới vào tầng lớp tư sản, đồng thời khắc họa một mẫu người mới: một con người thực sự, một công nhân kiểu mẫu, một con người bình tĩnh tin tưởng vào sức mạnh của mình và vào quyền được tái tạo cuộc sống của mình theo những tư tưởng mình theo đuổi.
  • Tôi không phải là kẻ vô chính phủ. Tôi là một nhà xã hội chủ nghĩa. Tôi tôn trọng pháp luật, và chính vì thế mà tôi chống lại nhà nước Nga, một nhà nước ngày nay đã tỏ ra là một tổ chức vô chính phủ.
  • Tôi không biết còn có gì tốt đẹp hơn, phức tạp hơn, thú vị hơn con người. Con người là tất cả. Nó đã sáng tạo ra cả Thượng đế. Còn như nghệ thuật thì chỉ là một biểu hiện của tinh thần sáng tạo của con người, cho nên nó chỉ là một bộ phận của con người mà thôi...
  • Tính chất bi thảm và sự khủng khiếp của đời sống xã hội hình thành lúc mà loài người đã phân chia thành chủ nô và nô lệ. Đó là lúc xuất hiện tôn giáo.[1]

Không nguồn

sửa
  • Con người là ngôi đền chứa đựng Thượng đế sống, và tôi quan niệm Thượng đế là xu hướng mãnh liệt vươn lên sự hoàn thiện, sự thật và công lý... Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, trên trái đất này, không có gì hơn con người nữa, thậm chí tôi còn đảo ngược câu của Demôcrit mà nói rằng, chỉ có con người tồn tại, còn tất cả những thứ khác chỉ là ý kiến mà thôi.
  • Cần phải có những ngôn từ vang lên như những hồi chuông gióng giả, làm rung động lòng người và thúc đẩy người ta tiến lên phía trước. Hãy cứ để người ta ý thức được những sai lầm và xấu hổ vì quá khứ. Hãy cứ để người ta nhức nhối với nỗi chán ghét hiện tại và để người ta khốn khổ với nỗi khát vọng về tương lai.
  • Con người là kẻ mang trong mình năng lực tổ chức thế giới, kẻ sáng tạo ra "Thiên nhiên thứ hai", sáng tạo ra văn minh. Chính bản thân con người là một bộ phận của thiên nhiên và dường như được tạo ra để giúp cho thiên nhiên tự nhận thức về mình và cải tạo mình.
  • Là một thằng bé bị công việc ngu độn làm cho kiệt lực, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ.
  • Nghệ thuật nằm trong tài năng cá nhân, nhưng chỉ có tập thể mới có khả năng sáng tạo. Chính nhân dân đã sáng tạo ra thần Dớt rồi sau đó Phiđiax mới thể hiện nhân vật này trong khối cẩm thạch.
  • Nhân dân không chỉ là sức mạnh sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, mà còn là cội nguồn duy nhất và vô tận của những giá trị tinh thần. Nhân dân là nhà triết học và là nhà thơ đầu tiên, kể về thời gian cũng như vẻ đẹp, về thiên tài đã sáng tạo ra tất cả những thiên trường ca vĩ đại, những vở bi kịch trên trái đất...
  • Phải làm sao cho trí tuệ và bản năng được kết hợp lại thành một tổng thể hài hoà ... Tôi không ưa những người thông minh, nhưng không biết cảm xúc. Tất cả những người như thế đều độc ác, và độc ác một cách hèn hạ ...
  • Quá trình phát triển văn hoá xã hội của con người chỉ phát triển bình thường khi nào hai bàn tay dạy cho khối óc, rồi sau đó khối óc đã thông minh hơn lại dạy cho hai bàn tay, đến lượt hai bàn tay thông minh hơn lại góp phần xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của khối óc.
  • Tình yêu đến quên mình của bà đối với thế giới đã làm tôi trở nên giàu có và đầy sức mạnh trước cuộc đời gian khổ, khó khăn.
  • Trái tim tôi như đã bị lột trần ra, trở nên hết sức nhạy cảm với mọi sự xúc phạm hay hành hạ dù nhỏ nhặt nhất mà mình hay bất cứ ai khác phải chịu.
  • Trẻ em ở các nước khác cũng có khi phải sống cơ cực, tôi không phải là đứa trẻ bất hạnh nhất và không cần phải thương hại bản thân mình.
  • Trong toàn bộ hoạt động của mình, và nhất là trong nghệ thuật con người phải là một nghệ sĩ, nghĩa là phải đẹp và mạnh như Thượng đế.

Xem thêm

sửa
  1. ^ Bàn về nghệ thuật, tr.486