Khổng Tử
triết gia, chính trị gia, lãnh đạo tôn giáo người Trung Quốc
Khổng phu tử (chữ Hán: 孔夫子) hoặc Khổng Tử (chữ Hán: 孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu (chữ Hán: 孔丘; 27 tháng 8, 551 TCN – 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼), là nhà đạo đức học nổi tiếng thời xưa của Trung Quốc, có đóng góp rất nhiều đối với Nho giáo, về cách xử thế và cách cư xử. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc nhất Á Đông.
Thiếu nguồn
- Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
- Gỗ mục không thể khắc.
- Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
- Muốn biết người phải nghe họ nói.
- Dụng nhân như dụng mộc.
- Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng.
- Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, vì rượu đã làm cho lắm người gục ngã.
- Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
- Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.
- Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện
- Trong việc trị quốc, phải thận trọng không hứa ẩu, biết đãi người hiền, phải được lòng dân.
- Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.
- Trị dân dùng pháp chế, hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp, trị dân dùng đạo đức, dùng phép tắc, lòng tốt và nhân cách sẽ cảm hoá được dân
- Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi đáng làm thầy người khác.
- Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết.
- Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
- Không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy.
- Bản thân làm điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe.
- Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy lắm thay!
- Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học.
- No cơm rửng mỡ chẳng có gì để làm. So với giới cờ bạc, họ còn tệ hơn nữa, vì ít ra giới cờ bạc cũng có việc để làm.
- Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học.
- Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng. Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta. Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta.
- Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại. Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích. Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng túng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy.
- Ngô thập dựu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.
- Duy nhất chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dục, gần thì họ khinh thường, xa thì họ oán hận.
- Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán.
- Đến mùa giá lạnh mới biết cây tùng, cây bách rụng lá sau cùng
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 300.
- Buổi sáng biết được chân lý thì dù cho buổi chiều có chết cũng cam tâm.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 168
- Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, như thế cũng là người thông minh có hiểu biết rồi vậy.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 134
- Ba người cùng đi với nhau, trong hai người thế nào cũng có một người đáng làm thầy ta. Ta chọn điều tốt để học theo, còn điều không tốt thì biết để sửa chữa.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 246
- Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành loạn nghịch. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 259-260
- Người quân tử quan tâm đến đạo đức, kẻ tiểu nhân khao khát ruộng vườn nhà cửa. Người quân tử quan tâm đến phép tắc, kẻ tiểu nhân mong cầu ân huệ.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 170
- Chỉ có người có đức nhân mới có thể hay yêu người và hay ghét người.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 164
- Người quân tử xa rời đạo nhân làm sao có thể xứng danh quân tử được. Người quân tử không bao giờ xa rời đạo nhân dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn. Dù cho ở hoàn cảnh bức bách khốn cùng, phải phiêu bạt nơi đất khách quê người cũng không bao giờ xa rời đạo nhân.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 165-166
- Sai lầm người ta mắc phải có quan hệ đến loại người. Loại người như thế nào thì sẽ phạm sai lầm như thế ấy. Xem sai lầm của một người đã phạm, có thể biết người đó có đức nhân hay không.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 167-168
- Người quân tử là người tìm cách cứu người, chứ không thể nhảy xuống giếng mà hại thân. Người quân tử có thể bị lừa bởi những điều có lý nhưng không thể bị hại bởi những điều xằng bậy vô lý.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 226
- Nhìn thấy việc chính nghĩa không dám làm, là không có dũng khí.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 142
- Nước nhà thái bình mà mình lại nghèo hèn, như vậy là đáng sỉ nhục. Nước nhà loạn lạc mà mình giàu có như vậy cũng là đáng sỉ nhục.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 272
- Người xưa không để khinh suất khi nói ra, bởi sợ xấu hổ vì không thực hiện được lời mình đã nói.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 177
- Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung. Người quân tử luôn thẳng thắn, vô tư. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng lo lắng, u sầu.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 257
- Người thiện là người không theo dấu chân của người khác mà đi nhưng trình độ học vấn của họ cũng chưa đến mức thật hoàn thiện.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 330
- Dùng dân chưa được huấn luyện quân sự đi đánh giặc, ấy gọi là bỏ dân.
- Tứ thư. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2003, tr. 390