Giếng
Giếng nước được tạo ra bằng phương pháp như đào xới hoặc khoan xuống sâu để lấy, hút nước từ tầng chứa dưới đất.
Giếng nước còn là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, gần gũi với đời sống người Việt. Cho nên, hình tượng giếng nước xuất hiện rất sớm trong văn học dân gian, ca dao tục ngữ Việt Nam.[1]
Ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
sửa- Nhớ hôm bên giếng chàng ơi
Chàng đưa mắt liếc em rơi cái gàu.- Ca dao Việt Nam
- Hỡi người gánh nước bên đình
Còn chăng hay đã trao tình cho ai?.- Ca dao Việt Nam
- Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.- Ca dao Việt Nam
- Nguyền cùng trước giếng sau chùa
Trăm năm giữ vẹn chát chua chẳng nề; Nguyền cùng trước giếng sau chùa
Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu.- Ca dao Việt Nam
- Sông kia có cạn còn ao
Cũng nguyền vét giếng mà trao ân tình.- Ca dao Việt Nam
- Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợ dây dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.- Ca dao Việt Nam
- Tiếc thay cái giếng nước trong
Để cho bèo tấm bèo ong lọt vào.- Ca dao Việt Nam
- Thân em như giếng giữa đàng
Kẻ khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.- Ca dao Việt Nam
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.- Ca dao Việt Nam
- Phận mình sao khéo rủi ro
Đã đi tới giếng, quảy vò về không.- Ca dao Việt Nam
- May ra gặp được giếng thơi
Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.- Ca dao Việt Nam
- Đầu làng có cái giếng trong
Người khôn rửa mặt, người hiền soi gương.- Ca dao Việt Nam
- Tròn tròn giếng nước gốc đa
Ai gần nhớ ít, ai xa nhớ nhiều.- Ca dao Việt Nam
- Thứ nhất gần mẹ gần cha
Thứ nhì gần giếng, thứ ba gần đình.- Ca dao Việt Nam
- Có chồng gần mẹ gần cha
Như cây gần giếng sâu mà dưỡng thân.- Ca dao Việt Nam
- Lòng ta như giếng nước trong
Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn
Giếng nước trong quyết không thể đục
Giặc Mỹ vào đánh gục chẳng tha
Quyết tâm bám đất giữ nhà
Giặc vô tan xác, giặc ra bỏ đầu.- Ca dao Việt Nam thời chiến tranh Việt Nam
- Long lanh mặt nước giếng trong
Giếng trong trận địa ánh nòng pháo soi
Bắn tan quạ Mỹ trên trời
Giếng cũng reo cười cái miệng tròn xoe.- Ca dao Việt Nam thời chiến tranh Việt Nam