Art, it is said, is not a mirror, but a hammer: it does not reflect, it shapes. But at present even the handling of a hammer is taught with the help of a mirror, a sensitive film that records all the movements. Photography and motion-picture photography, owing to their passive accuracy of depiction, are becoming important educational instruments in the field of labor. If one cannot get along without a mirror, even in shaving oneself, how can one resconstruct oneself or one's life, without seeing oneself in the "mirror" of literature? Of course no one speaks about an exact mirror. No one even thinks of asking the new literature to have mirror-like impassivity. The deeper literature is, and the more it is imbued with the desire to shape life, the more significantly and dynamically it will be able to "picture" life.
Người ta nói, nghệ thuật không phải là một tấm gương, mà là một cái búa: nó không phản chiếu mà nó định hình. [...] Nếu người ta không thể sống mà không có gương, ngay cả khi cạo râu, sao mà có thể cải tạo lại chính mình hoặc cải tạo lại cuộc sống của mình, mà không nhìn thấy chính mình trong "tấm gương" của văn học? [...]. Không ai nghĩ đến việc yêu cầu văn học phải phản chiếu thực tiễn một cách thụ động như gương. Văn học càng sâu sắc, càng thấm nhuần khát vọng định hình cuộc sống, văn học sẽ càng có thể phản ánh chân thực cuộc sống một cách năng động.
Lev Davidovich Trotsky, Văn học và Cách mạng (Literature and Revolution, 1924), William Keach biên tập (2005), Ch. 4: Chủ nghĩa vị lai, trang 120
The painter who draws merely by practice and by eye, without any reason, is like a mirror which copies every thing placed in front of it without being conscious of their existence.
Họa sĩ vẽ chỉ bằng thực hành và bằng mắt mà không có lý do thì chỉ như là một tấm gương sao chép mọi thứ được đặt trước mặt nó mà không ý thức được sự tồn tại của chúng.
Leonardo da Vinci, trong The Notebooks of Leonardo da Vinci tập 1, Jean Paul Richter biên dịch (1888)