Mạnh Tử

triết gia Nho giáo Trung Quốc
(Đổi hướng từ Danh ngôn Mạnh Tử)

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Chu Liệt Vương, quê gốc thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử và là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến quốc, được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử). Sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo.

Tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan dã.

Thiếu nguồn

  • Học mà không nghĩ thì mất hết, nghĩ mà không học thì mỏi mệt.
  • Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
  • Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
  • Không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy.
  • Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác; Nơi quê hương, gia đình mình thì tránh gây thù chuốc oán.
  • Người không biết nhận thức sâu xa, ắt có ngày sẽ gặp phiền phức [âu lo].
  • Lời giả dối làm rối loạn tâm thiện. Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hư chuyện đại sự.
  • Phàm người ta sống đến 40 tuổi đã chứng kiến nhiều điều xấu xa, coi cái chết nhẹ như không.
  • Người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình.
  • Không oán trời, không trách người, phàm làm người nên hiểu số mệnh.
  • Lòng biết hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa.
  • Bất hiếu có ba điều, không lấy vợ đẻ con để tuyệt tự là điều bất hiếu lớn nhất.
  • Ta phân biệt được điều phải lẽ trái đều do đức trí cả.
  • Đã là người dũng sĩ không quên rằng có ngày mình sẽ phải mất đầu.
  • Kẻ sĩ mà còn quyến luyến sự yên vui thuận tiện cho xác thịt thì tâm lụy chí hèn không đáng được gọi là kẻ sĩ.
  • Làm chuyện gì mà có điều chưa thỏa mãn thì hãy tự xét lại thân mình xem làm như thế đã phải chưa.
  • Đối với kẻ tự hại thân dầu nói cũng bằng thừa. Đối với kẻ tự liều thân dầu giúp cũng vô ích.
  • Giết một ông vua có vạn cỗ xe thì cũng không khác việc giết một kẻ thường dân [làm nhục mình].
  • Cha mẹ đều còn, anh em không bị gì, ấy là cái vui thứ nhất. Ngửa mặt lên trời mà không hổ, cúi đầu đối với người mà không thẹn, ấy là cái vui thứ nhì. Được và dạy anh tài trong thiên hạ, ấy là cái vui thứ ba.
  • Nuôi sự sống, mất sự chết, đừng tiếc, ấy là bắt đầu của Vương đạo.
  • "Nhân" (yêu người), ấy là lòng của người; "nghĩa" (lẽ phải chăng) ấy là đường để làm người.

Liên kết ngoài