Câu đối về thời đại Hùng Vương, An Dương Vương và nước Nam Việt

Những câu đối khắc tại Khu lăng mộ Kinh Dương Vương sửa

Cụm di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam còn nguyên dấu tích Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội Vua Hùng). Theo thần phả của làng và nhiều tài liệu sử sách ghi lại thì họ Hồng Bàng là dòng họ đầu tiên làm vua ở nước ta. Thần Nông lấy Nữ Long sinh ra Viêm Đế. Viêm Đế lấy vợ sinh ra Đế Minh. Đế Minhđã có một người con trai là Đế Nghi. Song khi đi tuần thú ở miền Ngũ Lĩnh, Đế Minh đã nảy sinh tìnhcảm và lấy công chúa Vụ Tiên rồi sinh ra Lộc Tục. Lớn lên, Đế Nghi làm vua phương Bắc, Lộc Tục làmvua phương Nam. Lộc Tục đựoc phong là Kinh Dương Vương, lập nên Nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 trước Công Nguyên) và đặt tên nước là Xích Qủy (tên một vì sao sáng đỏ rực bầu trờiphương Nam trong dải Ngân Hà). Trong khu lăng có một số câu đối, đại tự được viết như sau:

“Lập thạch kỷ công Nam thánh tổ
Phong phần tố tích Bắc thần tôn”.

Tạm dịch:

Lập bia là để ghi lại công đức thánh tổ nước Nam
Đắp mộ là để nhớ lại dấu tích thần tôn đất Bắc.

Còn có tài liệu ghi vế 2 của câu đối này là:

Phong phần quang đức Việt nhi tôn”

Tạm dịch: Đắp mộ cho đức rạng rỡ với con cháu người Việt.

Việt Nam sơ đầu xuất,
Thần Nông tứ thế phân

Tạm dịch:

Ông tổ Việt Nam chính là từ đây,
Cháu 4 đời của Thần Nông chia ra.

Có tài liệu ghi vế 2:

Hồng Bàng vạn đại xương.

Tạm dịch: Họ Hồng Bàng muôn đời thịnh vượng.

Đức Giang kim lăng miếu,
Nghĩa Lĩnh cổ kinh thành

Tạm dịch:

Bên dòng sông Thiên Đức nay còn khu lăng miếu,
Ở núi Nghĩa Lĩnh xưa là khu kinh thành.
Vạn cổ giang sơn ân hồn tổ.
Nhất khâu phong vũ ngật hồng bi.

Tạm dịch:

Từ vạn đời cả nước Nam chịu ơn sâu ngọn nguồn tiên tổ;
Một nấm mồ nhỏ, trải bao mưa gió vẫn sừng sừng một tấm bia to.
Ngoài phần này, ở trước lăng phía ngoài có một bia “hạ mã” chất liệu bằng đá xanh cao 65cm, rộng 55cm, dầy 10cm, phần bia là 65cm x 35cm, trán bia trang trí hình hổ phù ngậm chữ thọ, hai chân khuỳnh rộng, phía dưới là những đám mây, xung quanh và trong lòng bia đều trang trí hoa dây cỡ chữ 19cm x 19cm khắc nổi. Tấm bia “hạ mã” dựng ở phía trước khu lăng, xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua khu lăng mộ này đều phải xuống đi bộ, ít nhất là hết địa phận của lăng.

Những câu đối khắc tại Đền thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ sửa

Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam, đem theo cả người con gái xinh đẹp là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, mỗi trứng nở ra một người con trai. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Dưới đây là những câu đối khắc tại đền thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh:

Việt Nam hoàng đồ, vạn lý giang sơn đế tạo thuỷ,
Hồng bàng đế trụ, thiên thu hà lạc tú linh chung.

Tạm dịch:

Cương vực Việt Nam, núi sông vạn dặm vốn tạo dựng từ đầu.
Họ Hồng Bàng đế vương gìn giữ, ngàn năm còn để lại tiếng linh thiêng.
Chính khí hạo nhiên khung nhưỡng tại,
Minh uy xán nhược nhật tinh lâm.

Tạm dịch:

Chính khí vẫn còn rạng rỡ ở đất này,
Uy linh xán lạn hơn cả mặt trời dọi xuống.
Phụ đạo thiên niên quốc,
Âu Cơ bách noãn bào.

Tạm dịch:

Đạo người cha hàng ngàn năm vẫn là đạo của đất nước.

Mẹ Âu Cơ mãi mãi là mẹ sinh tra trăm trứng.

Thái cực nhất nguyên thiên địa thuỷ.
Viêm giao Bàn cổ đế chủ tiên.

Tạm dịch:

Thái cực là khối nguyên khí chia ra thì trời đất là trước nhất,
Thời Bàn cổ đất Viêm giao hình thành có đế chủ và tiên.
Bách nam vận sự truyền sơn hải,
Nhất tộc nghiêm từ trĩ cổ kim.

Tạm dịch:[1]

Trăm con trai phụng sự đi mở vận lan truyền khắp sông núi,
Một họ thờ nơi đền thiêng, sừng sững suốt cổ kim.
Thiên tải cương thường kiêm quốc gia hưng thịnh,
Thập bát Hùng đồ giai miếu duệ sở di.

Tạm dịch:

Nghìn năm đạo cương thường để xây dựng nền hưng thịnh nước nhà,
Dòng dõi mười tám đời vua Hùng còn để lại các miếu thờ trong khắp nước non.

Câu đối ở đền Hùng sửa

Hùng Vương, hay vua Hùng, là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang. Thời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”. Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng.

  • Câu đối ngoài cổng:
Thác thủy khai cơ, tứ cố sơn hà quy bản tịch (mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối)
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn (lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con)
  • Câu đối ở Lăng vua Hùng:
Duật duật hoàng hoàng, phối thiên kỳ trạch đế nhi Tổ (đẹp đẹp tươi tươi, sánh ơn lớn của trời, vua còn là Tổ)
Thông thông uất uất, đắc địa chi linh sơn diệc hùng (xanh xanh tốt tốt, được khí thiêng của đất, núi cũng rất hùng)
Duy tổ quốc tinh thần, nhất thập bát truyền căn bản địa (vì tinh thần tổ quốc, qua mười tám đời truyền đất này là căn bản)
Khảo dư đồ danh thắng, kỷ thiên cổ tải đế vương lăng (khảo danh thắng nước nhà, sau mấy ngàn năm lẻ nơi đây còn lăng vua)
Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Thao non nước vẫn quay về đẩt tổ
Văn minh đang buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn nhớ đến mồ ông
  • Câu đối ở đền Thượng:
Thần thánh khải viêm bang chí kim, địa bất cải tịch dân bất cải tụ (thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế dân vẫn thế)
Huân lao phụng thánh miếu thị vị, mộc chi hữu bản thủy chi hữu nguyên (công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc nước có nguồn)
鴻貉故基存疊嶂層巒群水合 Hồng Lạc cố cơ tồn, điệp chướng tầng loan quần thủy hợp (nền móng Hồng lạc còn đây, trùng điệp núi đồi nhiều dòng sông hợp lại)
帝王靈氣在嗥風怒雨一山高 Đế Vương linh khí tại, hào phong nộ vũ nhất sơn cao (khí thiêng Đế Vương vẫn đó, thét gào mưa gió một ngon núi đứng cao)
Thử địa thử sơn Nam quốc tỷ (Đất này núi này bờ cõi Nam)
Ngô vương ngô tổ Bắc thần tôn (Vua ta tổ ta phương Bắc nể vì)
Thông thông uất uất, trung hữu lăng yên, tẩm yên long phục tiên mẫu chi linh tính, hữu ngã hậu nhân võng khuyết (trong cây cỏ tốt xanh vẫn có miếu có lăng, hồn thiêng cha mẹ rồng tiên phù hộ đời sau không thiếu sót)
Cổ cổ kim kim, thử sơn dã thủy, dã thánh tổ thần tông chi sáng tạo, y hi tiền vương bất vong (suốt thời gian dài dằng dặc thấy kìa sông kìa núi, công đức tổ tiên thần thánh, nhớ ơn vua nước chẳng hề quên)
  • Câu đối ở đền Trung:
Thập bát đại thừa truyền Lô bích, Tản thanh đồ bản cựu
Nhị thiên niên linh chức Âu phong, á vũ, miết đường cao
  • Câu đối ở đền Hạ:
南天十八世車書初頭第一聖 Nam thiên thập bát thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh (Trời Nam mười tám đời cơ nghiệp, bậc thánh đệ nhất)
西岳億萬年香火上等最靈神 Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần (Tây Nhạc ức vạn năm hương khói, vị thần tối cao)
  • Câu đối ở đền Giếng:
Hoàng gia diễn xuất long tiên phái (dòng dõi rồng tiên nơi quý phái)
Đế quyết đoan môn tỷ muội hoa (nhành hoa em chị cửa nhà vua)
Hùng triều lăng tẩm hoàng đô tại (triều Hùng lăng tẩm kinh đô tại đây)
Nam quốc thần tiên đế nữ tôn (nước Việt có các vị tiên nữ được tôn kính)
Hoàng gia tỷ muội nữ sử độc khai thiên, giai Triệu Ẩu Trưng Vương thần tiên họp truyện (chị em chỗ hoàng gia mở ra nữ sử đầu tiên, cùng bà Triệu bà Trưng thần tiên một truyện)
Đế tử vĩnh cửu hùng phong cao đối chữ, dữ Tản Viên Dạ Trạch hương hỏa vĩnh niên (lâu dài nơi đế tử nhìn núi Hùng cao ngất, với Tản Viên Dạ Trạch hương lửa nghìn thu)
Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo (mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ)
Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong (năm mươi con lên núi xuống biển, một nàng thân nữ nối ngôi cha)
  • Câu đối của chúa Trịnh Tùng (có thuyết khác cho rằng câu đối này của chúa Trịnh Sâm)
Vấn lai dĩ sự tu vi sử (hỏi lại việc xưa nên chép sử)
Tế nhận dư đồ dục mệnh thi (ngắm xem phong cảnh muốn đề thơ)
  • Câu đối khắc tại đền thờ Hùng Vương ở Thảo Cầm Viên:
“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo
Nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”

Dịch nghĩa:

“Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền đại bảo
Trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa thư trị nước”.

Những sự tích và câu đối về 3 vị đại vương ở đền làng Cố Đế sửa

Hùng Vương thứ nhất phong em là Tam Lang làm chủ đạo Sơn Nam, Tam Lang đến làng Cổ Đế, thấy địa thế sơn thủy lạ kỳ, mới truyền quân sĩ dựng hành dinh làm nơi hóng gió. Tam Lang thường lên lầu tránh nóng và cứ 15 ngày thấy từ phía Đông cửa biển, một người mặc áo xanh đi lên, lại thấy một người mặc áo trắng từ phía Tây cửa biển bước tới. Một hôm, Tam lang đi thẳng đến trước mặt chào hỏi, hai người bảo: "Chúng ta là những người trong số 50 người theo Cha xuống biển. Theo lệnh Cha, ta là anh cả cai trị cửa biển phía Đông, người mặc áo trắng đây là anh thứ hai cai trị cửa biển phía Tây. Sắp có giặc Mũi Đỏ xâm phạm phía Nam, nếu em đem quân đi đánh giặc thì chúng ta sẽ hiệu lực âm phù, ắt hẳn giữ được vẹn toàn". Nói xong, hai người từ biệt trở về thủy phủ.

Một tháng sau, có giặc Mũi Đỏ đến xâm lược quấy nhiễu. Vua Hùng triệu Tam Lang đi dẹp giặc. Tướng giặc là Ma La thần tướng dùng phép thuật phun lửa gọi gió, quân ta núng thế. Ông bèn khấn xin anh cả, anh Hai giúp đỡ. Khấn xong, đột nhiên gió Bắc thổi lên, sóng biển ầm ầm. Lại thấy hai thần tướng bào đỏ, đai ngọc, tay cầm ngọn giáo vàng đứng trên mặt nước, mây mù kín đặc, sấm sét đùng đùng, trong chốc lát thuyền bè của giặc hết thẩy đều chìm đắm. Tam Lang hát khải hoàn về triều dâng biểu tấu công kể rõ việc Chàng Cả, Chàng Hai giúp sức. Vua Hùng bèn xuống chiếu tôn phong: Chàng Cả làm Đông Hải Đại vương, Chàng Hai làm Tây Hải Đại vương.

Rồi một ngày Tam Lang qua đời, Vua Hùng hạ chiếu sắc phong Tam Lang làm: Bắc Nhạc Đại Vương. Dân làng Cố Đế rước sắc về cùng thờ ở đền: Đông Hải Đại Vương, Tây Hải Đại Vương. Đền thờ ba vị đại vương trải qua các triều phong kiến đề sắc phong thêm Mỹ tự, bậc Thượng Đẳng Thần. Gia tặng: Dực bảo Trung Hưng - Linh phù tôn thần. Có câu đối minh họa :

Địa tích trùng thiềm tân đống vũ
Thiên khai Bách Việt cựu sơn hà

Tạm dịch :

Đất mở trung thiềm đền miếu mới
Trời sinh bách việt núi sông xưa.

Đền làng Cố Đế còn thờ vị Đương cảnh : Linh phù, Minh quốc, Chí nhân, Ý hạnh, Từ phúc tôn thần. Gia tặng: Đông ngưng tôn thần. Có câu đối minh họa:

Địa tư cổ miếu túc ưng tứ vị nhất kỳ nghi
Hệ xuất thần minh anh tú bách linh tam dựng hưởng

Tạm dịch :

Đất riêng miếu cổ trang nghiêm bốn vị một hành ngơi
Ấy bậc thần minh tốt đẹp tram thiêng ba dụng hưởng

Những câu đối khắc ở đình làng Ngâm Điền sửa

Làng Ngâm Điền có tên Nôm là làng Ngăm, nằm ở bờ nam sông Đuống, cách núi Thiên Thai vài cây số. Cuối thời Nguyễn làng Ngăm tách ra thành thôn Tỉnh Cách (Ngăm Ngõ) thuộc xã Lãng Ngâm, xã Ngâm Điền Giáo và xã Ngâm Điền Lương. Sau Hoà Bình 1954 xã Ngâm Điền Giáo di cư vào Nam hết, xã Tỉnh Cách thành thôn Ngọc Tỉnh của xã Lãng Ngâm, xã Ngâm Điền Lương (Ngăm Đũi) là thôn Ngăm Lương của xã Lãng Ngâm. Đình hiện còn giữ được 7 đạo sắc phong thời Lê - Nguyễn, nhiều hiện vật thờ tự quý hiếm. Thánh là Lạc thị Tam vị đại vương, tức thuỷ thần dòng dõi Lạc Long Quân. Trong đình có mấy đôi câu đối như sau:

善報惡報遲報速報終須有報 Thiện báo, ác báo, trì báo, tốc báo, chung tu hữu báo (Thiện báo, ác báo, chậm báo, nhanh báo, rốt cụộc có báo)
天知地知爾知我知何謂無知 Thiên tri, địa tri, nhĩ tri, ngã tri, hà vị vô tri (Trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết, sao không ai biết)
Gia Định bình thời đào vọng túc
Ngâm Điền lí sự dụng ưu mưu

Những câu đối liên quan đến Xung Thiên Thần Vương Thánh Gióng sửa

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai sinh một thằng bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi. Nhà vua lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vội vàng về tâu vua, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gẫy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Sau này Lý Thái Tổ lại sắc phong là Xung Thiên Thần Vương:

  • Câu đối khắc ở đền Phù Đổng:
Kiếm mã phấn Vũ Ninh, Hùng Lạc sơn hà kinh tái tạo (Gươm ngựa động Vũ Ninh, Hùng Lạc non sông gây dựng lại)
Miếu đình sâm Tiên Phổ, Viêm Giao vũ trụ ngưỡng dư linh (Sân miếu quang Tiên Phổ, Viêm Giao trời đất ngưỡng oai linh)
Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng (Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắm)
Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm (Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sùng)
  • Câu đối khắc ở đền Từ Sơn:
不記何年飛鐵馬 Bất ký hà niên phi thiết mã (Không nhớ vào năm nào ngựa sắt đã bay lên trời)
相轉此地駐兵刀 Tương truyền thử địa trú binh đao (Tương truyền rằng ở đất này vẫn còn lưu lại dấu tích của cuộc chiến)
  • Câu đối khắc tại đền Hạ huyện Sóc Sơn:
Thiên giáng thánh nhân bình Bắc lỗ (Trời sinh vị thánh trừ giặc Bắc)
Địa lưu thần tích trấn Nam bang (Đất nhớ chuyện thần giữ nước Nam)
  • Những câu đối khác ca ngợi Thánh Gióng:
鐵馬跨雲宫峻岳靈光千古仰
石龍翘水閣崇祠威望億年欽
Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc linh quang thiên cổ ngưỡng;
Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm.

Dịch nghĩa:

Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ngàn năm chiêm ngưỡng;
Rồng đá chầu thủy các, đền lớn uy nghi muôn thuở tôn sùng.
破贼但嫌三岁晚
腾空猶恨九天低
Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn;
Đằng không do hận cửu thiên đê.

Dịch nghĩa:

Ba tuổi phá thù hiềm vẫn muộn;
Chín tầng đạp gió hận trời cao.
雄王时事經今考
扶董郷祠自古名
Hùng Vương thời sự kinh kim khảo;
Phù Đổng hương từ tự cổ danh.

Dịch nghĩa:

Thời sự Hùng Vương nay còn đó;
Đền làng Phù Đổng tiếng từ xưa.
右傍松祠餘旺氣
前臨螺水羕有澜
Hữu bàng tùng từ dư vượng khí;
Tiền lâm loa thủy dạng hữu lan.

Dịch nghĩa:

Phải là đền Tùng dư vượng khí;
Trước là nước cuộn chảy sóng cồn.
三間堂啟古風存威儀復覩
一簇楼高靈氣萃咫尺不違
Tam gian đường khải cổ phong tồn , uy nghi phục đổ;
Nhất thốc lâu cao linh khí tụy, chỉ xích bất vi.

Dịch nghĩa:

Ba gian dựng lại nhà xưa vẫn uy nghi rạng rỡ;
Một dãy lầu cao linh khí dồn về vẫn mênh mông.
神將鹰扬景北地
屯兒鴈宅陵南天
Thần tướng ưng dương Kinh Bắc địa;
Truân nhi nhạn trạch Lục Nam thiên.

Dịch nghĩa:

Thần tướng uy phong nơi Kinh Bắc;
Mái nhạn gian nan chốn Lục Nam.
水火恻同人隻手平残何容待八岁学射十年磨剑
恩波存此地崇祠紀念應長享千秋俎豆萬衆香花
Thủy hỏa trắc đồng nhân chích thủ bình tàn, hà dung đãi bát tuế học xạ thập niên ma kiếm;
Ân ba tồn thử địa sùng từ kỷ niệm, ứng trường hưởng thiên thu trở đậu vạn chúng hương hoa.

Dịch nghĩa:

Trong cơn nước lửa thương dân, một tay phá giặc chẳng đợi tám tuổi luyện cung mười tuổi mài kiếm;
Ơn đức nơi đây lập đền tưởng nhớ, dài lâu để muôn dân mãi hưởng phúc thờ cúng hương hoa.
特地降生古宅億年銘白石
冲天啟聖仙郷萬代惹清香
Đặc địa giáng sinh cổ trạch ức niên minh bạch thạch;
Xung thiên khải thánh tiên hương vạn đại nhạ thanh hương.

Dịch nghĩa:

Đất tốt sinh ra nhà xưa muôn đời còn in dấu;
Trời cao khởi thánh quê tiên mãi mãi tỏa thanh hương.
忽而能言鐵馬当年留胜蹟
超然不死金波遠派普鸿禧
Hốt nhĩ năng ngôn, thiết mã đương niên lưu thắng tích;
Siêu nhiên bất tử, kim ba viễn phái phổ hồng hy.

Dịch nghĩa:

Thánh bỗng cất lời, ngựa sắt năm xưa lưu thắng tích;
Siêu nhiên bất tử, sóng vàng lan tỏa mãi phúc lành.

神剑翊雄朝正气挺存霑水秀

鐵馬腾雲表靈威長對朔山高

Thần kiếm dực hùng triều chính khí đĩnh tồn chiêm thủy tú;
Thiết mã đằng vân biểu linh uy trường đối Sóc Sơn cao.

Dịch nghĩa:

Thần kiếm rạng rỡ Hùng triều chính khí mãi thấm nhuần cùng nước biếc;
Ngựa sắt bay vượt tầng mây biểu uy linh cao tựa núi Sóc Sơn.

电闪鐡鞭保定龍勳留海甸

花生寶偶棍煌顕現鎮邦几

Điện thiểm thiết tiên, bảo định long huân lưu hải điện;
Hoa sinh bảo ngẫu côn hoàng hiển hiện trấn bang kỳ.

Dịch nghĩa:

Roi sắt sáng lòa, công lớn định an lưu đất nước;
Gậy báu vung lên, góp phần trấn giữ nước non này.

剑馬奋武寧雄貉山河經再造

廟庭森仙府炎郊宇廟仰餘靈

Kiếm mã phấn Vũ Ninh, Hùng Lạc sơn hà kinh tái tạo;
Miếu đình sâm Tiên phủ, viêm giao vũ miếu ngưỡng dư linh.

Dịch nghĩa:

Kiếm ngựa vùng lên chốn Vũ Ninh, Non sông Hùng Lạc xây dựng lại;
Miếu đình tụ hợp nơi Tiên phủ, bừng lên vũ miếu ngưỡng linh thiêng.

萬古長春占了中央夸勝地

百神天祀巍然上等對高天

Vạn cổ trường xuân chiêm liễu trung ương khoa thắng địa;
Bách thần thiên tự nguy nhiên thượng đẳng đối cao thiên.

Dịch nghĩa:

Đây chính là đất trung tâm thắng cảnh trường tồn muôn thuở;
Trăm Thần được thờ phụng, nguy nga sừng sững sánh trời cao.

天上降神鐵馬追風長粤动

水中顕聖金鎗寶室太原寒

Thiên thượng giáng thần, thiết mã truy phong trường Việt động;
Thủy chung hiển thánh, kim thương bảo thất Thái Nguyên hàn.

Dịch nghĩa:

Trời cao giáng Thần, ngựa sắt vượt gió mây đuổi giặc đến nước Việt
Nước sinh ra Thánh, thương vàng sáng lòa ớn lạnh thù tận Thái Nguyên.

Câu đối khắc ở KHU DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN sửa

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo. Tây Thiên miền đất thiêng, nơi giao hòa giữa đạo Mẫu và đạo Phật; nơi đây thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – Bà là Vương phi của Vua Hùng Vương thứ 7. Bà đã cùng Vua hùng mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa. Với những công lao đó Bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ chính tại Đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Sau khi mất bà vẫn thường hiển linh giúp các đời vua Hùng sau giữ nước, vì thế Bà đã được suy tôn danh hiệu “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương – Thượng Đẳng Phúc Thần”. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Có đôi câu đối ở đây đã viết rằng:

“Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng
Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp”.

Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ cùng với hai câu đối sau:

Phước đức sâu dầy do gieo nhân đạt quả
Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần

và:

Phật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác
Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như

Những câu đối liên quan đến Quý Minh Đại Vương sửa

Đức thánh Quý Minh Đại Vương, theo truyền thuyết dân gian, là một trong ba anh em - ba vị tướng đã được phong Thánh (Đức thánh Tản Viên, Đức thánh Cao Sơn và Đức thánh Quý Minh), là người có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức Hùng Vương thứ 18). Ngài là một "thượng đẳng thần”, được các triều vua qua nhiều triều đại ban chiếu sắc phong, được nhân dân khắp nơi thờ phụng, trở thành Thành hoàng làng ở nhiều nơi, nổi tiếng là vị thần linh ứng khi dân gian cầu đảo.

Thôn Trung, Lủ Trung, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nơi đây là cửa ngõ kinh thành Thăng Long xưa, có nhiều hình được dựng lên, bốn mùa thoảng thơm hương trầm. Ngôi đền thờ thần Quý Minh, em thúc bá với Thánh Tản Viên thời Hùng Vương thứ 18. Câu đối ở đình vừa nói về lịch sử, vừa “vẽ” phong cảnh địa phương:

Tản lĩnh vân cao, dao vọng thần quang thiên thu nhiễu,
Tô giang thủy tú, trường lưu danh tích bách hinh triều.

Dịch nghĩa:

Núi Tản áng mây cao, xa ngóng ánh thần, tươi tốt ngàn cây vây bọc,
Sông Tô dòng nước đẹp, mãi truyền dấu thánh, linh thiêng trăm khí chầu về

Xã Đại Áng nằm trong đội hình huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đình Đại Áng thờ ba vị thần: Quý Minh Đại Vương, Lý triều công chúa (làng Đại Áng xưa là thực ấp của bà công chúa này) và Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng đóng quân tại đây, trước khi đem quân vây phủ Tống Bình (Hà Nội). Câu đối thờ Quý Minh Đại Vương:

Nhất trận uy phong bình Thục khấu (Một trận oai phong dẹp quân nhà Thục)
Thiên thu hương hỏa hiển Hùng bang (Ngàn thu hương hỏa rạng nước vua Hùng)
  • Câu đối khắc tại đền Bách Linh - Dư Xá Thượng:

Dư Xá Thượng xưa thuộc huyện Hoài Ân, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Hạ. Làng trải dài theo lộ tỉnh 22, bám sát bên bờ sông Đáy chừng hai cây số. Phía tây bắc và bắc của làng giáp thôn Đình Xuyên và Nội Xá của xã Vạn Thái; phía đông nam giáp làng Dư Xá Hạ và xã Hòa Phú, còn phía tây là con sông Đáy thơ mộng! Từ duyên cách địa lý như vậy, nên từ xa xưa Dư Xá Thượng được coi là trung tâm của huyện Hoài An. Dư Xá thượng được phản ánh trong thần phả còn là một miền quê muôn ngả khí thiêng hội tụ về, đôi câu đối treo ở cửa đền:

Nhật chiếu nguyệt lâm chiêu cảnh tượng
Kiền khai khôn hạp diệu huyền cơ

Tạm dịch:

Nhật chiếu nguyệt soi, cảnh tượng rực rỡ
Càn khôn đóng mở, máy thật diệu huyền

Những câu đối khắc ở đền Đa Hòa thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung sửa

Đền Đa Hòa nằm trên địa phận làng Đa Hòa, xưa thuộc tổng Mễ Sở huyện Đông An tỉnh Hưng Yên, nay thuộc xã Bình Minh huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây thờ đức thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân tên là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa. Gọi đền Chính, là cách nói ngắn gọn rút từ mấy chữ Đa Hòa Chính Từ. Trên một bức hoành treo ở giữa gian đại tế đền hiện nay có 4 chữ "Nhất Dạ Trạch từ " (Đền thờ thần Đầm - Một - Đêm). Ở đền Chính Đa Hòa hiện còn giữ lại đôi câu đối cổ:

"Phượng giá hồng sơn kim đỉnh đan thành phong vũ dạ
Hạc quy hoa biểu ngọc tuyết linh bí thủy vân gia"

Lược dịch:

"Phượng tới non hồng, nơi luyện thuốc tiên trong đêm mưa gió
Hạc về cõi tiên, tuyết ngọc rực rỡ nơi nhà nước mây"

Tòa Thiên Hương treo bức đại tự ba chữ lớn, sơn son thiếp vàng: Giao Quang Các (nơi ánh sáng hội tụ). Một đôi câu đối, chỉ với 36 từ nhắc lại mối nhân duyên kỳ ngộ ngàn năm trước của Chử Đồng Tử - Tiên Dung:

"Hóa cảnh thị hà miên, tự nhiên vi châu, nhất dạ thành trạch
Kỳ duyên khoáng thiên cổ, nhân gian phu phụ, thiên thượng thần tiên "

Dịch nghĩa:

"Cánh đẹp hóa bên sông, bãi cát thành châu ngọc, một đêm thành đầm nước
Duyên kỳ ngộ ngàn năm trước, cõi trần gian là vợ chồng, trên trời cao là thần tiên "
Vua Hùng Vương thứ 18 có nàng Công chúa tên là Tiên Dung, chỉ thích ngao du thiên hạ, không muốn lấy chồng. Bấy giờ ở làng Chử Xá, có Chử Đồng Tử, thường ra sông câu cá. Hôm đó, thuyền của Tiên Dung tới, Chử Đồng Tử vì không có một mảnh vải che thân nên vội bò lên bờ rồi vùi mình trong cát. Tiên Dung hạ lệnh cho quây màn chung quanh khóm lau làm nơi tắm gội, khi vào màn cởi áo tắm rửa, dội nước khiến cho cát trôi, lộ ra thân hình của Chử Đồng Tử. Tiên Dung ban cho Chử Đồng Tử áo quần, bảo chàng kết duyên vợ chồng. Những kẻ theo hầu về tâu với Hùng vương, nhà vua giận dữ cấm không cho trở về nữa. Sau đó 2 người thành tiên cùng bay về trời, người ta lập miếu thờ, nhân đó gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, bãi cát ấy là bãi Tự Nhiên hoặc bãi Mạn Trù và chợ ấy là Hà Thị”

Câu đối về An Dương Vương Thục Phán sửa

Trong tình cảm của thế hệ người Việt Nam, hình ảnh của Thục Phán – An Dương Vương được phản ánh trong câu đối của Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản tại đền Cổ Loa:

Đế tĩnh sơn hà, thiên sinh hùng vĩ, Âu Lạc khải phong, Côn Luân triệu địa, uy chấn viêm giao, công thùy thanh sử;
Thành quách do tồn, nhân tâm vô dị, miếu mạo nguy nga, trường lưu thiên địa.

Dịch nghĩa:

Trị an sông núi, trời sinh hùng vĩ, mở mang Âu Lạc, Côn Luân đất lành, uy dội nước Nam, công ghi sử xanh;
Thành quách vẫn còn, lòng dân không đổi, miếu mạo nguy nga, mãi cùng trời đất).

Nước Tần thành lập năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng đã sai 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt. Trong cuộc chiến đấu này, vai trò của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh bộ lạc Tây Âu được nâng cao. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc. Ít lâu sau, Triệu Đà sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình là Trọng Thủy và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương tự tử. Hiện nay ở Đình Ngự Triều Di Quy có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyêt, một thủ lĩnh Cần Vương chống Pháp:

Tặc đáo Loa thành tùy diệt một,
Điện vô quy nỗ dũng uy linh.

Nghĩa là:

Giặc đến thành Loa theo diệt hết,
Điện không nỏ báu vẫn linh thiêng.
  • Câu đối thơ ở đền Mỵ Châu của Hộ bộ Thị lang kiêm Hàn lâm viện sự Nguyễn Tư Nhân:
"Thiên tải thượng, thị da phi, thùy năng biện chi? Quy trảo nỗ cơ tryền ngoại sử;
Ngũ luân định, phu dữ phụ, quả thục thân dã? bang trai tỉnh thủy độc thâm tình."

(Hộ bộ Thị lang kiêm Hàn lâm viện sự Nguyễn Tư Nhân kính đề) Dịch:

Ngàn năm trải, đúng và sai người nào dám chắc? mong tùa, nỏ thần ghi ngoại sử.
Ngũ luân định cha với chồng ai thân hơn ai? ngọc trai nước giếng thấy tình thâm.
  • Trước đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa có khắc 2 câu đối:

Câu đối 1

Khắc thạch lập thiên đài, vạn đại ngưỡng chiêm bất hủ;
Phần hương cầu đế khuyết, ức gia thọ diễn vô cương.

Dịch:

Tạc đá dựng đài hương, muôn thuở phụng thờ không mất;
Dâng nhang cầu đế miếu, vạn nhà trường thọ vô cương.

Câu đối 2

Cảm tất ứng cầu tất thông, hương triện bất ly tam xích địa;
Phúc dĩ lai tai dĩ khứ, tâm thành nguyện cách cửu trùng thiên.

Dịch:

Cảm tất ứng cầu tất thông, hương thơm chẳng rời ba tất đất;
Phúc đã đến, tai đã qua, lòng thành quả thấy chín tầng trời.
  • Những câu đối khắc tại ĐỀN SÁI và đình Nhội:

Cụm di tích lịch sử văn hoá đền Sái gồm Đình Nhội, đền Sái. Đình Nhội là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân làng Nhội (Thuỵ Lôi). Sân đình rộng lát gạch bát tràng là trung tâm tổ chức lễ hội “Rước vua”. Đôi câu đối lưu giữ tại đình nói lên điều đó:

“Sông núi bảo hộ dân, kê lĩnh hết ta ma phải tạ Giang Sứ
Thục, Ngô đô Loa Thành, hội xuân mãi duy trì cốt bái sơn thần”

Đền Sái toạ lạc trên núi Vũ Đương Sơn, được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ “Tiền thần hậu phật”. Cổng tam quan đồ sộ gồm 5 cửa gọi là ngũ môn quan, điều này thể hiện qua câu đối sau:

“Lâu đài chiêm bái lòng ngưỡng vọng
Tam quan xã ngắm thấy cao vời”

Đền Sái là nơi diễn ra lễ hội rước vua. Nơi vua Thục An Dương Vương bái yết đức thành Huyền Thiên, đôi câu đối tại đền Sái ghi lại:

“Trên đỉnh núi, lầu gác nguy nga, qui và hợp lĩnh, thuỵ ứng trời nam sinh Thái Đức.
Trước ngũ quan, tướng quan triều bái, hùng bưu quỳ lậy, vang truyền đất Bắc tỏ công thần”
Theo sự tích Kim Khuyết Cung lưu giữ tại Đình Nhội có ghi lại: Vua cùng Rùa Vàng đến vùng núi Thất Diệu trừ Bạch kê Tinh. Khi đến nơi thấy phiến đá có in dấu chân người. Rùa vàng cho biết: Đây là nơi Đức Huyền Thiên giáng lâm vì nước trừ yêu ma để nhân dân phía bắc sông Cái an cư lạc nghiệp. Nửa tháng sau khi trừ yêu quái thành ốc xây xong. Thâm cảm công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ vua Thục đến núi Vũ Đương xây đền thờ cúng đặt tên là Kim Khuyết Cung, đổi tên làng Ma Lôi thành Xuân Lôi. Và hàng năm cứ đến tiết xuân, vua lại đại hội quan quân về bái yết. Về sau thấy đại giá đi lại làm hao phí của dân nên vua giao cho dân làng thay mặt vua thực hành nghi vệ Thiên tử, giả xưng quan tước, một đô tướng, một phó đô tướng, một quan trấn thủ một quan Tán lý, một quan Đề Lĩnh, thay mặt Vua mà làm cho mạch nước bền dân cư yên ổn mãi mãi như thường lệ.

Tại Đình Nhội còn lưu giữ một số câu đối nói về hội rước Vua:

“Tại ngôi đình cổ chốn đô hội Vua Thục ngự lâm trải bao năm hiển hách
Ngoài sân đình từ xưa văn võ triều đình yến ẩm mừng có bảo an vương”

Hoặc:

“Thục Đế triều đình cho phép dân khai hội lễ
Hương thôn tiên chỉ đại diện hành lễ bái tôn vinh”.
  • Câu đối xuất hiện tại lễ khánh thành trùng tu đền Cổ Loa:

Tại thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), nhân dịp trùng tu đền thờ, có một cụ già hay chữ thách đối:

Trọng Thuỷ dòm vào nước, thoáng nhìn nàng Mỵ, mắt rơi châu

Hàng vạn người có mặt không ai đối được. Mãi sau mới có một du khách đối là:

Thuý Kiều đi qua cầu, nhác thấy chàng Kim, lòng đã trọng
Cả hai vế đối thật tuyệt hay! Vế xướng thần tình ở cách chơi chữ. Thủy nghĩa là nước, Mỵ Châu là tên một cô gái (nàng công chúa) lại được tách ra, từ Mỵ đứng một chỗ, từ Châu đứng một chỗ để diễn tả nỗi đau đớn tuyệt cùng trong lòng Trọng Thuỷ sau khi làm song quỷ kế tráo nỏ thần. Vế xướng nói đến mối tình bi thương trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lại hợp thực tế của địa phương (thành Cổ Loa chính là nơi diễn ra chuyện tình Trọng Thuỷ - Mỵ Châu. Vế đối cũng đặc sắc chẳng kém! Nó nói đến một kiệt tác hay bậc nhất trong kho tàng văn chương Việt Nam, vế đối Kiều nghĩa là cầu, Kim Trọng là tên của một chàng trai (một nho sinh) lại được tách ra, từ Kim đứng một chỗ, từ Trọng đứng một chỗ để nói lên tình yêu chớm nở trong lòng Thuý Kiều đối với Kim Trọng).

Những câu đối liên quan đến Vạn Tín Hầu Lý Ông Trọng sửa

  • Câu đối ở đình Chèm thuộc Xã Thụy Phương huyện Từ Liêm thủ đô Hà Nội:
Đồng ảnh khiếp cường di, chung cổ thần uy dương Bắc tái (Tượng đồng khiếp cường di, ngàn xưa oai thần vang ải Bắc)
Thiết la tiêu thủy quái, ức niên thánh lực hộ Nam bang (Lưới sắt trừ thủy quái, vạn năm sức thánh giúp nước Nam)
Tương truyền vào cuối đời Hùng vương, ở quận Giao-chỉ có một người tên là Lý Thân, thân hình to lớn và mạnh khỏe khác thường. Thủa ấy, ở động Xích Thủy có thần tướng Đằng Xà nổi lên cướp bóc suốt từ rẻo Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa đến Thái Nguyên. Quân giặc được mô tả mặt thú hình yêu, đầu rắn mặt cá... như là hiện thân của những cơn lũ và những loài thủy quái làm hại dân lành. Lý Thân đã thiết kế ra lưới sắt để giăng bắt tiêu diệt hết lũ yêu quái trên. Đến đời An dương vương, Tần Thủy Hoàng muốn xâm chiếm Âu lạc. An dương vương cho Lý Thân sang cầu hòa. Thấy Lý Thân to lớn khỏe mạnh, Tần Thủy Hoàng mừng lắm, giữ Lý-Thân lại để cho ra trấn giữ vùng đất Lâm-thao. Nhờ sức mạnh và thân hình cao lớn, Lý Thân đã khiến cho bọn Hung-nô khiếp sợ. Vua Tần phong cho Lý Thân làm Vạn tín hầu, sau đó Lý Thân xin trở về nước Âu-lạc. Vắng bóng Lý-Thân, Hung-nô lại kéo đến quấy nhiễu. Tần Thủy-Hoàng liền cho người sang mời Lý-Thân, An Dương vương trả lời là Lý-Thân đã chết. Tần Thủy Hoàng không tin đòi lấy xác của Lý Thân, bất đắc dĩ Lý Thân phải tự tử, An Dương Vương sai lấy thủy ngân ướp xác Lý Thân rồi mang nộp cho Tần Thủy Hoàng. Vua Tần thương tiếc, cho đúc tượng Lý Thân bằng đồng và ban hiệu là Lý Ông Trọng. Khi đẩy tượng này ra biên ải, Hung-nô trông thấy tượng, cho là Lý Thân còn sống nên rút quân về.
  • Câu đối khắc ở đền Bộ Đầu:
Tự đa đào chú thành chân tượng (Đúc bằng đất nung thành chân tượng)
Trực thướng phi thăng sính dị long (Bay từ trời xuống giết dị long)

Những câu đối khắc ở các đền miếu liên quan đến Nam Bang Thủy Đế Triệu Đà sửa

  • Câu đối ở cổng đền Đồng Xâm, bên cửa sông Trà Lý:
弌方海島別拓太平基為我國帝统之始
萬古江山長存南越號與漢家天子熟賢
Nhất phương hải đảo biệt thác Thái Bình cơ /vi ngã quốc đế thống chi thủy
Vạn cổ giang sơn trường tồn Nam Việt hiệu /dữ Hán gia thiên tử thục hiền

Dịch:

Một phương biển đảo riêng mở cơ đồ Thái Bình, là đế quân nước ta khởi thủy
Vạn năm sông núi mãi còn tên hiệu Nam Việt, cùng nhà Hán thiên tử tốt lành.

Triệu Vũ Đế là “Nam bang thủy đế” (hoành phi ở đền Đồng Xâm – Thái Bình), hay “Thiên Nam đế thủy” (hoành phi điện Long Hưng – Xuân Quan), là vị Nam đế đầu tiên của nước Nam. Con cháu họ Hùng bắt đầu phân Nam Bắc từ thời Nam Việt như câu đối của Nguyễn Công Trứ ở đền Đồng Xâm:

Một thời gươm ngựa khinh Lưu Hạng
Tự đó non sông tách Bắc Nam

Triệu Vũ Đế người Chân Định, tức là người Thái Bình, khởi nghĩa của Triệu Đà bắt đầu từ huyện Long Xuyên nơi Triệu Đà trấn nhiệm. Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn điện Long Hưng thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. Từ Long Biên Triệu Vũ Đế mới dẫn quân đánh chiếm các nơi, lấy lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng quận (Vân Nam).

  • Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ

Dịch:

Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương
  • Đôi câu đối trước cửa đền thờ hoàng hậu của Triệu Đà là Trình Thị ở Đồng Xâm chép:
何年開七君帝途正金殿留双府月
此地肇二南王化前恭古至一神能
Hà niên khai thất quân đế đồ/ chính kim điện lưu song phủ nguyệt
Thử địa triệu nhị Nam vương hóa/ tiền cung cổ chí nhất thần năng

Dịch:

Năm nào mở nghiệp bảy vương quân, chính điện vàng lưu ánh trăng hai phủ
Đất này sinh hóa hai Nam đế, trước đền xưa tỏ tài sức một thần
Câu đối này cho thông tin rất lạ. Hoàng hậu Trình Thị và Triệu Vũ Đế đã mở nghiệp cho 7 vị quân đế nhà Triệu. Và vùng đất này đã khởi đầu 2 vị Nam vương. Vế đối sau cho một gợi ý: có 2 vị vua khai sáng nước Nam Việt nhà Triệu… Chỉ như vậy mới giải quyết được những khúc mắc về 2 lần xưng đế của Triệu Đà ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên và tuổi thọ 121 năm của vị vua này. Vị vua Triệu thứ nhất được gọi là Vũ Đế, là người đã lãnh đạo nhân dân Việt từ huyện Long Biên kháng Tần thắng lợi năm 207 TCN. Vị vua Triệu thứ hai là người đã nổi dậy ở Phiên Ngung sau khi Cao Hậu mất năm 180 TCN, thu phục Mân Việt và Tây Âu Lạc vào nước Nam Việt. Vị vua Triệu thứ hai là Triệu Văn Vương, là cháu của Triệu Vũ Đế. Công nghiệp của 2 vị vua Triệu này đã bị chép chung thành 1, dẫn đến những điều mâu thuẫn như đã nêu trên. Lăng mộ Triệu Mạt được tìm thấy ở Quảng Đông với ấn Văn đế hành tỷ là lăng mộ của Triệu Đà thứ hai, người khởi đầu nước Nam Việt sau thời Lữ Hậu. Mạt = Một, Đà = Đầu. Triệu Mạt nghĩa là Triệu Một hay Triệu Đầu, vị vua đầu của Nam Việt. Cả Triệu Vũ Đế và Triệu Văn Đế đều gọi là Triệu Đà vì đều mở đầu nước Nam Việt, là 2 vị Nam vương được nhắc đến trong câu đối ở đền Trình Thị. Chữ "nhị nam" trong câu đối này chỉ hai phần thơ Chu nam và Thiệu nam thuộc phần Quốc phong trong Kinh Thi. Người xưa thường gọi chung hai phần thơ này là "nhị nam". Điều này các bác có thể kiểm chứng qua các bộ Từ điển lớn có uy tín của Trung Quốc như Hán ngữ đại từ điển; Từ nguyên, Từ hải... Song vấn đề không chỉ như vậy, theo quan niệm của Tiên Nho đời Tống làm chú giải cho Kinh Thi, thì nội dung của thơ Chu Nam và Thiệu Nam là nhằm ca ngợi đức độ của vua Văn Vương - vị vua sáng lập ra nhà Chu và bà Hậu phi Thái Tự (là vợ của ông). Cho đây là mối khởi đầu của nền "vương hóa" (giáo hóa theo vương đạo, nhân chính)theo quan niệm nhà nước lý tưởng của Nho gia. Chính thể phong kiến cũng như Nho gia lịch đại tại các nước theo ảnh hưởng của Nho giáo đều đề cao nhà Chu (đb là Chu Văn Vương, coi ông là người gây dựng nền vương hóa)và họ thường dùng hình tượng của ông, hoặc trích dẫn thơ Chu Nam, Thiệu Nam này để tượng trưng, ca ngợi công lao của những vị vua dựng nước, sáng nghiệp triều đại, mở mang giáo hóa. Đây chỉ là cách dùng mỹ từ hoa lệ để ca ngợi trong từ chương cổ.
  • Những câu đối khác ở đền Đồng Xâm:
炎郊創始輿圖保龍父僊母之子孫同大漢時雙帝國
戚里屹成宫闕萃茶海桐江之靈秀亦潘隅外弌神京
Viêm Giao sáng thủy dư đồ /bảo long phụ tiên mẫu chi tử tôn /đồng đại Hán thời song đế quốc
Thích lý ngật thành cung khuyết /tụy Trà hải Đồng giang chi linh tú /diệc Phan Ngung ngoại nhất thần kinh

Dịch:

Viêm Giao sáng lập địa đồ, giữ con cháu cha Rồng mẹ Tiên, đương cùng triều Hán hai đế quốc
Làng quê ngất thành cung khuyết, hợp linh tú biển Trà sông Động, với ngoài Phiên Ngung một kinh thần.
Nhà Triệu Nam Việt là một triều đại của đất Viêm Giao (Viêm Bang Giao Chỉ, tức là đất Việt), là con Rồng cháu Tiên chính thống. Triệu Vũ Đế quê ở miền sông Trà (Trà Lý) biển Động Đình (biển Đông). Cái tên nước Nam, vua Triệu còn in đậm trong suốt chiều dài lịch sử nước ta

聖瑞應龍鬚創帝功垂鴻洛地

神威留月斧顯靈清洞亜歐天

Thánh thụy ứng long tu /sáng đế công thùy Hồng Lạc địa
Thần uy lưu nguyệt phủ /hiển linh thanh động Á Âu thiên

靈跡億年遺鉄斧

帝图四百少金刀

Linh tích ức niên di thiết phủ
Đế đồ tứ bách thiểu kim đao
  • Khi Lộ Bác Đức nhà Tây Hán tấn công, quân Nam Việt thất bại. Ngũ Dương Thành thất thủ, Vệ Dương Vương đã cùng tể tướng Lữ Gia lên thuyền nhẹ chạy về cửa biển Giao Chỉ. Câu đối ở đền thờ Lữ Gia tại Vân Côi (Nam Định):
Triệu dân hữu thiên tồn xã tắc
Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền

Dịch:

Còn trời xã tắc còn dân Triệu
Không Hán lên thuyền đất chẳng chung