Câu đối của những nhân vật định cư ở Hải ngoại

Những câu đối của Tiến Sĩ Sinh Học Hà Sĩ Phu

sửa

Hà Sĩ Phu trước lấy bút danh là Tú Xuân, sau đổi thành Hà Sĩ Phu. Ông tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22-4-1940 tại thôn Lạc thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1965 tốt nghiệp khoa Sinh học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc (1978-1982). Về nước với văn bằng Phó Tiến sĩ, ông được đề bạt phó giám đốc Phân viện Sinh học Đà Lạt. Ông tham gia Hội Văn Nghệ Lâm Đồng Đà Lạt năm 1987, bị bắt giữ trong chuyến ra Hà Nội năm 1995. Năm 1996, ông bị tuyên án một năm tù ở vì tội "có hành vi tiết lộ bí mật nhà nước". Năm 2000, ông nhận 2 văn bản của công an, quy định không được phép rời nơi cư trú và buộc ông tội "phản bội tổ quốc" chiếu theo điều 72 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Câu đối tự thuật viết cho mình và người thân

sửa
  • Câu đối tự trào năm 42 tuổi (1982):
Lẻ bốn chục xuân xanh, nhìn sắc tóc mới hay mình có... BẠC!
Chẵn hai bàn tay trắng, thấy màu da đủ biết tớ ưa... VÀNG!
Lẻ đối chẵn, bốn đối hai, xanh đối trắng, sắc đối màu, mình đối tớ, bạc đối vàng. Cứ đối chan chát. Như thế cũng đủ trào lộng rồi, chứ chưa cần nói đến sự "vênh váo" rằng mình rất nhiều vàng bạc!
  • Năm 1983, mừng thọ mẹ 85 tuổi:
Cha sáu chín đã lên Tiên, đất đắp nền Nhân dày lớp lớp!
Mẹ tám lăm còn niệm Phật, trời dành cõi Thọ chín mười mươi!
  • Câu đối tự trào năm 47 tuổi (1987):
Nợ chất XÁM chưa đền mà tóc TRẮNG!
Số hoa ĐÀO toàn gặp những cơn ĐEN!
Bối cảnh câu đối trên là lúc ông đang rán đậu để nhắm rượu với ông Vũ Văn Thanh, mải chuyện để đậu cháy thành than, nên ông tức cảnh để kỷ niệm một "cơn đen" của mình.
  • Những câu đối khóc mẹ:

Năm 1990, mẹ Hà Sĩ Phu tạ thế khi đấng sinh thành ra ông nhàn du tiên cảnh ở tuổi xấp xỉ bách niên, ông viết đôi câu đối sau:

Dâu bể ba sinh, sinh thị ký, tử vi quy, nay mẹ theo cha tròn ước nguyện!
Cù lao chín chữ, phong bất đình, thụ dục tĩnh, chúng con tìm mẹ buốt tâm can!
Câu đối kết hợp một cách tài tình giữa chữ Hán với chữ Quốc ngữ, giữa thành ngữ Hán với thành ngữ Việt, được sắp đặt theo quy luật thanh điệu, tạo nên hiệu ứng tâm lý với thân tộc và bằng hữu trong tang lễ, đồng thời cũng thể hiện lòng hiếu thảo hiếm có của bậc làm con với cha mẹ.
Trời dẫu sập chẳng đau bằng mất mẹ!
Đất tuy dày không cản được lòng con!
  • Khi bị tù một năm, ngày Tết ngồi sau song sắt trại giam, ông có thể làm gì ngoài việc gửi lòng mình vào những câu đối sau:
Quên điều Quốc luật gài then sắt
Để chữ Dân quyền nảy nét son!
Thơ Xuân dâng hồn Nước, song sắt phải mờ
Đối Tết rộn tình Quê, cửa lim cũng vượt!
Cái Hồn Nước, cái Tình Quê nó "vượt" qua song sắt, cửa lim, chứ sức lực Hà Sĩ Phu thì vượt đi đâu?. "Son" bền hơn sắt! Cú "vượt" này ai mà ngăn được?
  • Câu đối từ trong tù (1996) gửi ra nhân ngày giỗ cha:
Nhớ giỗ Cha thắp nén hương thầm, đem chí khí quyết đền công dưỡng dục!
Yêu đất Mẹ mở con đường lớn, lấy bút nghiên mong trả nợ tang bồng!
  • Hà Sĩ Phu đã tự trào lộng về cuộc đời cầm bút của mình, ông bảo với người thân khi nào ông chết đi thì cứ khấn ông bằng câu đối sau:
TRIẾT LÝ dăm câu CƯỜI THẾ SỰ!
VĂN CHƯƠNG mấy chữ KHÓC NHÂN TÌNH!
Hóa ra, TRIẾT LÝ nghiêm chỉnh thì để mà Cười, còn làm THƠ khôi hài thì lại để Khóc ! Ông cầm bút chẳng qua là để được Cười được Khóc mà thôi.
  • Đối đáp với Tiến Sĩ Tự Phong Nguyễn Thanh Giang:
Hà Sĩ Phu ra: Lê mác đi khó cứu Mác-Lê
Nguyễn Thanh Giang đối: Tụ xuân lại mà làm Xuân Tụ
Nguyễn Thanh Giang, sinh ngày 6/7/1936, tại Hoằng Đức, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Nguyễn Thanh Giang đã đỗ Primaire, từ 1953 – 1955: Ông là giáo viên dạy học tại Thanh Hoá, Năm 1962, tốt nghiệp khoa Lý –Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, và được phân công công tác tại Vụ Kỹ thuật Tổng cục Địa chất Bộ Công nghiệp nặng.
  • vế ra: Chúc cho Phát triển, Phát minh, Phát lộc, Phát tài, không Phát...Xít ! (Mẹo chơi chữ chỉ tập trung vào chữ Phát Xít cuối cùng : cũng là “Phát” nhưng là tiếng Anh tiếng Pháp chứ không phải tiếng Việt. Chữ Xít lại viết hoa nên hàm ý rằng “phát gì cũng được nhưng đừng phát ra cái ông Xít ta lin!”. Thế là chữ Phát đa nghĩa, chữ Xít đa nghĩa. Câu đối Hán Nôm nhiều khi còn thâm thúy và đa nghĩa hơn cả câu đối thuần Hán nữa).

Hai vế đối của nhà thơ Tân Văn ở Canada :

Mong đợi Công tâm, Công lý, Công bình, Công chính, bớt Công... an !
Xin hãy Tương thân, Tương trợ, Tương sinh, Tương ái, chớ Tương...tàn!

Hai câu của bút danh Hà thành tạp bút :

Buồn vì Tăng lương, Tăng giá, Tăng chi, Tăng thuế , sẽ Tăng...xông!
Để cho Dân bàn, Dân biết , Dân làm , Dân kiểm , kẻo Dân...khinh !

Một câu của Sầu Đông :

Cầu rằng Cầu phước, Cầu Thọ, Cầu Tài, Cầu lộc, chẳng Cầu ...Vinh!

Hà Sĩ Phu tự đối: Xin hãy Thu lôi, Thu vũ, Thu dung, Thu phục, chẳng Thu...mình !

Thu và Phát vốn là một cặp đối nhau. Thu gì cũng được, thu sấm sét giông bão , thu phục nhân tâm lại càng tốt, nhưng đừng thu mình lại trong cái tôi ích kỷ nhỏ bé để cầu an

Câu đối phúng điếu và gửi tặng

sửa
  • Câu đối viếng Tổng Bí Thư Lê Duẩn (1907 - 1986)

Lê Duẩn là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian ông nắm quyền cao nhất Việt Nam đã xảy ra hai cuộc chiến tranh: Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc. Tuy nhiên , Ban Chấp hành TW do ông đứng đầu đã đề ra các đường lối sai lầm về kinh tế, Việt Nam bị cô lập trong suốt giai đoạn 1976-1986. Ông qua đời năm 1986 tại Hà Nội, tiến sĩ Hà Sĩ Phu có gửi đôi câu đối phúng điếu như sau:

Thêm một tuổi cho xuân tròn tám chục!
Bớt mười năm hẳn tiếng vẹn ngàn thu!
Tròn tám chục, vẹn ngàn thu, thật là kính cẩn, trang nghiêm đúng với không khí đám tang người quá cố. Nhưng mà, cái cặp từ thêm,bớt tưởng như chỉ để đưa đẩy câu văn kia mới thật sự là hồn cốt của trò chơi ngữ nghĩa. Người xưa nói cái quan định luận thật chẳng sai. Lịch sử vốn công bằng, chẳng cần đợi đến tam bách dư niên hậu mà chỉ chưa đầy mười năm sau, nhân dân đã thấy được những gì ẩn tàng trong hai từ thêm, bớt lấp lửng kia
  • Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu có gửi đôi câu đối phúng điếu Tổng bí thư Trường Chinh như sau:
Một đời Cách mệnh vần Thơ Đỏ!
Hai cuộc Trường Chinh lớp Sóng Hồng!
Câu đối cũng có thể đọc ngược là mà vẫn đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về nội dung cũng như nghệ thuật:
Vần Thơ Đỏ, một đời cách mệnh
Lớp Sóng Hồng, hai cuộc Trường Chinh
  • Câu đối viếng nhà thơ Phùng Quán (1932 - 1995):

Phùng Quán là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam, bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Đông Dương và khẳng định được văn tài với Vượt Côn Đảo nhưng ông được biết đến nhiều hơn sau đổi mới, ông là cháu gọi Tố Hữu bằng cậu. Phùng Quán, sinh tại quê xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

一貫盡肝腸 Nhất QUÁN tận can trường!
重逢留骨格 Trùng PHÙNG lưu cốt cách!
  • Câu đối viếng Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2001):

Trịnh Công Sơn quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông lớn lên tại Huế. Năm 1961 vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Những năm sau 1975, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Ông bị bệnh mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường.

Ngàn cây thắp nến hai hàng, tiễn Cánh vạc bay rời quán trọ!
Nước mắt hoen mi một thuở, đưa sầu nhân thế đến Mênh mang!
Các câu chữ trong hai vế đối toàn là tên nhạc phẩm của Trịnh được ghép lại mà đọc lên nghe sao mà da diết, thương cảm, ấy là cái tình tương phùng hà tất tằng tương thức của người viết.
  • Câu đối viếng Trung Tướng Trần Độ (1923 - 2002)

Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức ở xã Tây Giang huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội. Năm 1950, ông làm chính ủy Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi, Trần Độ là Chính ủy Quân khu Tả ngạn. Cuối năm 1964, ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh. Năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Do bất đồng chính kiến với một số lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999.

文武樅橫中將風塵世事雙肩雙重擔 Văn vũ tung hoành, trung tướng PHONG TRẦN, sự song kiên song trọng đảm! (Văn võ dọc ngang, thân trung tướng đã quen gió bụi, nên việc đời cứ đặt lên hai vai hai gánh nặng!)
北南出入大軍濟度雄兵一杖一丹心 Bắc Nam xuất nhập, đại quân TẾ ĐỘ, hùng binh nhất trượng nhất đan tâm! (Vào Nam ra Bắc, đoàn đại binh đi cứu khổ chúng sinh, nhưng binh hùng chỉ còn một chiếc gậy chống với một tấm lòng son thôi!)
Sự độc đáo của câu đối trên là ở chỗ, Hà Sỹ Phu chẳng những đã nêu được quá trình hoạt động gian khổ nhưng vinh quang của vị tướng mà còn khéo léo đưa được họ tên cùng cấp bậc quân hàm cũng như hoàn cảnh và niềm tâm sự của ông (nhất trượng nhất đan tâm) những ngày cuối đời. Câu đối vế trên có Trần vế dưới có Độ. Trung tướng phong trần là trung tướng gian nan, lại có thể hiểu là ông Trần được phong trung tướng. Đại quân tế độ là đội quân cứu đời, tức quân giải phóng miền Nam. Đây nhắc đến việc ông Trần Độ là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Đọc câu đối ai cũng vừa ngậm ngùi thương cảm vừa kính phục phẩm cách cao cả của một con người dám xả thân vì nghĩa lớn, không màng danh lợi cho dù trước đó ông đã từng đảm nhiệm trọng trách Quốc gia.
  • Câu đối viếng nhà thơ Hữu Loan:
Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca, “thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử!
Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối, “ăn dân hết nước” lại trường sinh?
Hữu Loan tự bỏ chức vụ, về Thanh Hóa chở đá để mưu sinh. Còn "Mày ăn dân hết nước dân ăn mày" là giai thoại đối đáp với nhà văn Tú Sót
  • Câu đối viết tặng cử nhân luật khoa Lê Chí Quang ngày ra toà 8-11-2002:
CHÍ trẻ QUANG minh hồ dễ nhụt?
Tâm thành ái quốc tất không phai!
  • Câu đối viết tặng nhà thơ Hoàng Cầm (1922 - 2010):

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1940, ông bước vào nghề văn, lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng: Hoàng Cầm. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958. Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. Dưới đây là những câu đối của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu viết tặng nhân dịp ông thọ 84 tuổi và phúng điếu:

Khúc nhạc trong thơ, mỗi tiếng thêm say hồn Lạc Thổ
Câu thơ như vẽ, thiên thu còn đọng nét Đông Hồ
黃琴詩句了 Hoàng Cầm thi cú liễu (Câu thơ Hoàng Cầm vừa làm xong)
京北迷魂長 Kinh Bắc mê hồn trường (Làm mê mẩn hồn người Kinh Bắc)
  • Câu đối viết tặng Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin Hoàng Minh Chính (1920 - 2008):
明心如明月何求北斗佩星 MINH tâm như MINH nguyệt, hà cầu Bắc đẩu bội tinh! (Lòng sáng như ánh trăng, cần gì đến huân huy chương?)
正氣又正名的是南天豪傑 CHÍNH khí hựu CHÍNH danh, đích thị Nam thiên hào kiệt! (Tính ngay thẳng , lại chính danh, đúng là hào kiệt dưới trời Nam!)
Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, bí danh Lê Hồng, sinh ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1961, ông công tác tại Ủy ban Khoa học nhà nước, làm Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, thuộc Ủy Ban Khoa học Xã hội. Năm 1967, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai trừ ông ra khỏi đảng vì ông thuộc số những người theo chủ nghĩa xét lại. Ông qua đời năm 2008 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội.
  • Câu đối tặng Thứ trưởng bộ Thanh Niên Nguyễn Hữu Đang (1913 - 2007):
Dựng một Kỳ đài cho thế kỷ!
Khơi ngàn Ước vọng để mai sau!
Nguyễn Hữu Đang (bí danh Phạm Đình Thái) sinh năm 1913 tại làng Trà Vi, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 6/1949 đến tháng 10/1954, ông được cử làm Trưởng ban Thanh tra Bình dân học vụ, sau bị khổ sở mấy chục năm vì vụ Nhân văn Giai phẩm, ngót 90 tuổi không vợ con. Ông qua đời năm 2007 tại Hà Nội.
  • Câu đối viếng Nhà Báo Nguyễn Văn Trấn (1914 - 1998):
Đánh Thực dân, ra báo công khai, Tiếng DÂN CHÚNG bao phen thù phải sợ!
Vì Dân chủ, viết văn bí mật, Người SàI GÒN muôn thuở bạn còn yêu!
(Được công khai trong lòng địch mà phải bí mật trong lòng ta, thế mới oái oăm!). Nguyễn Văn Trấn, còn gọi Bảy Trấn, sinh tại Chợ Ðệm, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn. Năm 1995, ông viết tập "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội", tác phẩm này bị nhà cầm quyền cấm lưu hành một tuần sau khi xuất bản. Năm 1998, ông qua đời tại Sài Gòn.
  • Câu đối viếng Nhà Báo Giáo Sư Viện Sĩ Vũ Huy Cương (1932 - 2000):

Vũ Huy Cương sinh ở thị xã Hoà Bình, Ông cổ vũ các văn nghệ sĩ sáng tác, quen biết nhiều văn nghệ sĩ, lớp già, lớp trẻ, và có điều kiện là giúp đỡ tận tình như việc in tập thơ "Gà trống đẻ" của nhà thơ Tú Sót, tập truyện ngắn "Những người rách việc" của nhà văn Bùi Ngọc Tấn .v.v...Khi ông qua đời, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu có gửi đôi câu đối phúng điếu như sau:

Một phút ra đi thế tử không mang duyên thế tục
Trăm năm là mấy nước non chưa trắng nợ tang bồng
  • Câu đối dề tặng cuốn sách "Suy tư và Ước vọng" của Nguyễn Thanh Giang:
Đã hiên ngang một giải Suy tư, Tài nguyên ấy kết tinh từ thuở trước!
Lại khắc khoải bao niềm Ước vọng, Tâm lực này lưu trữ để mai sau!
  • Câu đối viết cho quê hương nhân dịp đình làng được trùng tu:
威亭難破勢勢地靈 Uy đình nan phá, thế thế địa linh (Ngôi đình có uy khó mà phá được, mọi thế đất đều thiêng)
樂土長存時時人傑 Lạc Thổ trường tồn, thời thời nhân kiệt (Làng Lạc Thổ còn mãi, thời nào cũng có hào kiệt)
  • Câu đối viết tặng cặp Luật sư Dương Hà – Hà Vũ:
河武暴直無憂可以英雄氣節! Hà Vũ bộc trực vô ưu, khả dĩ Anh hùng khí tiết!
陽河忠貞有律欲成熟女心肝! Dương Hà trung trinh hữu luật, dục thành Thục nữ tâm can!
Cù Huy Hà Vũ (sinh năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học, thạc sĩ văn chương, họa sĩ. Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Nữ luật sư Nguyễn Thị Dương Hà là vợ của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, trong tư cách của một luật sư chuyên nghiệp, bà đã nộp đơn xin được biện hộ cho chồng nhưng không thấy được trả lời theo luật định. Có diễn đàn mạng còn đặt tít giật gân cho bản tin của mình là “Cù vợ kêu gọi tuyệt thực tập thể cứu Cù chồng”.
  • Câu đối viết tặng một quán bán thịt Lợn:
Tiền bạc nổi trên hai mặt thớt
Óc tim quyện dưới một dao bầu
  • Câu đối dề tặng cuốn sách "Suy tư và Ước vọng" của Nguyễn Thanh Giang:
Đã hiên ngang một giải Suy tư, Tài nguyên ấy kết tinh từ thuở trước!
'Lại khắc khoải bao niềm Ước vọng, Tâm lực này lưu trữ để mai sau!

Những câu đối Tết cuối thế kỷ XX

sửa
  • Xướng họa với ông Huỳnh Trùm:

Ông chủ gian hàng Câu đối Huỳnh Trùm ở xứ Đà Lạt có viết một bài thơ Tứ Tuyệt, câu nào cũng có chữ Xuân (vừa là mùa Xuân vừa là quý danh của phu nhân ông Trùm). Huỳnh Trùm ra lời thách ai họa được bài thơ hơi sẽ có phần thưởng!

Bài thơ như sau: Hội chợ hoa Xuân chẳng phải nghèo, vui Xuân dân Việt nhớ làm theo, tùy duyên văn ý đề Xuân đối, xướng xuất thơ Xuân họa cảnh treo…
Hà Sĩ Phu họa, đề là "Vịnh gian hàng Câu đối": Giữa chốn uy danh, cảnh ĐỐI nghèo! Thấy ĐỐI thì anh cũng ĐỐI theo! Thời đại mưu lanh nhiều… ĐỐI thủ, dân quyết làm ra ĐỐI để… treo!
  • Câu đối Xuân Nhâm Tuất (1982):
Này thì có Đối cho ra Tết!
Đấy rồi không Pháo cũng vào Xuân!
Đón Xuân mà sao nghe cái giọng cứ bực bõ thế nào ấy! Đúng là bực, bực bởi nghèo. Ngày thường, nghèo đã khổ. Tết nghèo càng khổ gấp bội. Đến bánh pháo cũng chẳng có, chỉ còn mỗi nước làm câu đối cho nó ra cái Tết. Nhưng dưới cái vẻ bực dọc bề ngoài vì nghèo kia ẩn chứa chính nỗi bực dọc của văn chương chữ nghĩa
  • Câu đối tết Quý Hợi (1983):
CHÓ đói đã đi DỒI, sang gọi láng GIỀNG vui một MẺ!
LỢN no đang béo MỠ, cũng như ai DĂM chữ học HÀNH!
  • Năm GIÁP TÝ (1984) ông đùa trêu một người bạn gái, nhưng nói trệch đi là tặng cụ Võ nguyên Giáp
vế ra: GIÁP TÝ thì GIÁP, chẳng GIÁP thì thôi, GIÁP TÝ lại thôi đừng có GIÁP!
vế đối: NHÂM THÂN cứ NHÂM, không NHÂM cũng mặc, NHÂM THÂN còn mặc chớ hòng NHÂM (NHÂM:có nét nghĩa là "nhâm nhi") (Trúc Chi đối)
  • Câu đối tết Bính Dần (1986):
Áo Tết non sông, thêu lấp lánh những Phả lại, sông Đà..., trai gái. Tiên Rồng, nô nức trẩy hội hoa Thế kỷ!
Vườn Xuân tổ quốc, tỏa ngát hương với anh Tùng, anh Của..., nhân tài. Nam Bắc sánh vai hòa thành quả Năm châu!
Giáo sư Tôn thất Tùng, Lương đình Của … là những trí thức nhân tài tiêu biểu. Không khí hồ hởi của năm đổi mới đầu tiên này đã làm cho câu đối Tết của HSP trở nên "tươi nhạc tươi vần"
  • Tết Mậu thìn 1988:
Nghề Khoa học đã say bao điều Lý, Lý chẳng ra Tiền!
Nghiệp Văn chương lại nợ một chữ Tình, Tình không chịu Bạc!
  • Câu đối tết năm 1989 (Kỷ Tị):
Hội hoa Xuân bán khóm LONG TU, tiễn chú Rồng đi! (Long tu là tên một giống hoa Lan)
Phiên chợ Tết mua rượu TAM SÀ, đón chàng Rắn tới!
Ngoài nghĩa Long là Rồng, Sà là Rắn, câu đối nói đến chuyện bán-mua để mang tính chất một Hội chợ.
Dân Cao nguyên mừng Tết bằng hoa, hoa BẤT TỬ, tình người bất tử!
Người Đà Lạt đón Xuân ở gốc, gốc TRƯỜNG SINH, chân lý trường sinh!
Bất tử và Trường sinh là tên hai loại hoa và cây cảnh ở Đà Lạt, câu đối ngợi ca phong thái sâu lắng của thành phố tiểu Paris sang trọng này.
Nồng hương rượu mới, thơm bình cổ!
Chai bàn tay trắng, giữ lòng son!
Câu đối đây tuy là bình cũ nhưng rượu rất mới, mà rượu này làm thơm cho bình! Còn “ông đồ” như tôi đây thì cũng “chai tay” cuốc vườn, “ông bà đồ” sáng sáng vẫn thường chở “đá cây” bằng xe đạp đến bán cho các tiệm cà phê để thêm thu nhập.
Tết đến trăm hoa…, nô nức nở!
Xuân về muôn ý tứ…, tung bay!
Trăm hoa thì nô nức… nở, muôn ý tứ thì… tung bay. Câu đối nghe thì phơi phới, nhưng Hoa này là hoa nô, là trăm thằng nô lệ hay một trăm con Kiều phải làm đĩ? Nức nở chứ có phải hoa nở đâu? Rồi “muôn ý ” mà “tứ tung bay”, ý dân mà bay tứ tung tức là lòng dân ly tán chăng?
Đêm Ba mươi dựng NÊU thẳng lên Trời, hỏi người tốt không GIAN sao lắm KHỔ?
Sáng Mồng một vẽ CUNG luôn xuống Đất, bực sân rêu đã UẾ lại nhiều…Ô!
  • Câu đối tết Canh Ngọ (1990):
vế xuất: Cửa công khai, khai rộng thế kia, bọn phủ định lấy chi mà phủ?
vế tự đối:Nền dân chủ, chủ đầy ra đấy, lũ mưu đồ thôi hết đường mưu!

vế đối khác: Đồ nhập lậu, lậu đầy ra đấy, lũ bao thầu đưa bố để bao! (Đức Minh ở Đà Lạt)

RẮN uốn thân, mấy khúc lượn vòng vo, mong thoát nạn XÀ đầu long vĩ!
NGỰA che mắt, một chiều phi thẳng tuột, hẳn đến bài MÃ đáo thành công!
  • Câu đối tết năm 1991 (Tân Mùi):

Hà Sỹ Phu có câu đối in báo Tuổi trẻ chủ nhật, cho dù phải nhập gia tùy tục, ít nhiều vẫn có mùi quốc doanh, nhưng để bù vào chỗ khiếm khuyết này, tác giả đã khéo léo vận dụng các đặc trưng ngôn ngữ như từ láy, từ đồng âm dị nghĩa kết hợp với tên mười hai con giáp tạo nên một món quà đón xuân mang phong vị châm biếm, hài hước :

Hết khoe MÃ một thời, NGỌ ngoạy lắm cũng ra vành móng NGỰA!
Còn xuất DƯƠNG mấy độ, MÙI mẽ chi mà vểnh sợi râu DÊ?
Mã, ngựa, ngọ, dương, dê, mùi, móng ngựa, râu dê...đều được khai thác tối đa ngữ nghĩa, chỉ với hai mươi sáu chữ mà tác giả tạo được đôi liễn vừa thâm thúy vừa hoạt kê làm cho không khí tết như ấm lên cho dù thiếu hẳn tràng pháo tép truyền thống.

Câu chuyện tiếu lâm đăng kèm trên tờ báo nội dung như sau: Lợi dụng cơ hội "bung ra", có hai ông “kinh doanh nước bọt”, đi móc nối hình thành được một cơ sở nuôi NGỰA xuất khẩu và một cơ sở nuôi DÊ xuất khẩu mà hai ông là hai giám đốc. Nhân dịp năm NGỰA chuyển sang năm DÊ hai ông đến chúc Tết nhau. Ông nuôi NGỰA nhanh chân hơn, ra vế đối trước:

DÊ cụ xuất DƯƠNG , cụ tỏa MÙI thơm ra bốn bể!
Ông nuôi DÊ tái mặt, lẩm bẩm một mình : "Thằng này ác đây, năm Mùi mà nó dùng đủ cả 3 chữ DÊ, DƯƠNG, MÙI - đều là DÊ cả. Chữ "Dê cu" nó định nói đàn dê của mình hay định bảo mình là dê cu ? "Xuất dương" ư ? Ừ thì là xuất khẩu, nhưng dê cụ mà lại xuất "dương" thì khác nào xuất ...cái "của nợ" ấy ! Cha bố thằng mất dạy ! Lại "tỏa mùi thơm" nữa ! Đã đành sự nghiệp xuất khẩu dê nó là tiếng thơm, nhưng còn cái mùi dê thì thơm nỗi gì ! Khi làm thịt, phải đánh cho dê toát mồ hôi, rửa đến "bốn be" nước cũng chưa sạch mùi ! Quân này xỏ lá thật!"
Nhưng lão cũng không vừa, lão đối: NGỰA ông khoe MÃ , ông còn NGỌ ngoạy khắp năm châu (trâu)!

Lão nuôi ngựa nghe vế đối cũng chịu là tài: " Năm Ngựa mà cũng đủ ba chữ NGỰA, MÃ, NGỌ! Nhưng mình gọi nó là "Cu", nó lại gọi mình là "Ông", hóa ra mình là con thằng dê cụ ấy, mẹ kiếp ! Chữ nghĩa đối nhau chan chát, "năm châu" đối với "bốn be", nhưng "ngọ ngoạy năm Trâu" thì khác nào nó bảo mình là đồ đ...trâu ! Thật là đồ phản phúc !". Nhưng mạt cưa mướp đắng, hai lão bịp chẳng còn cách nào khác, đành cùng nâng ly rượu đắng, vừa cùng hý hý, be be mừng phút giao thừa.

  • Câu đối tết năm 1992 (Nhâm Thân):
Ngộ có ngộ không, ngộ không ngộ, ngộ không là khỉ ("Ngộ không" vừa là tên nhân vật của Tây du ký, chữ "không" cũng có nghĩa riêng, còn chữ "ngộ" thì vừa nghĩa là ta, vừa nghĩa là giác ngộ, vừa nghĩa là điên dại, vừa nghĩa là họa hoằn, may ra. Vế đối có thể hiểu thành rất nhiều nghĩa. Chỉ với 3 chữ NGỘ, CÓ, KHÔNG, nhấn đi đảo lại luyến láy đến là thần tình, rồi kết bằng chữ KHỈ. Mới đọc tưởng chỉ có chuyện Khỉ, chuyện Ngộ Không thời xưa bên Tàu. Đọc lại, thấy hiện ra chuyện Người, Người hiện ra tính kịch hề, nhố nhăng, bát nháo, chân giả lộn phèo. Cái vế xuất đối ảo diệu này có nhiều tầng nghĩa. Hạt nhân của vế xuất đối là chữ NGỘ. Ngộ có 4 nghĩa : 1/ngộ=ta (tao,tớ,mỗ) 2/ ngộ=giác ngộ 3/ngộ=điên điên dại dại 4/ngộ=hoặc (hoặc thế này hoặc thế kia, ngộ nhỡ). Ngộ có= tao có. Có gì? Có thể có nhiều thứ lắm, nhưng vốn máu thực dụng, tôi phải nghĩ ngay “có” ở đây là “có của”. Và hiện ra một anh chàng khật khưỡng, nói như thanh minh, như dọa dẫm thiên hạ: "Tao có của đấy (hữu sản), mà tao cũng đếch có đâu (vô sản), tao chẳng khùng chẳng dại đâu, tao cũng chẳng phải là khỉ đâu!)
vế đối 1: VÔ NGÔN VÔ Ý HÀNH GIẢ THÔNG HÀNH GIẢ LÀ HẦU (DUNG TT C3)
Vế đối 2: Hành thật hành giả? Hành giả hành. Hành giả thành tiên.
Vế đối 3: Thị là Thị Nở? Thị Nở thị. Thị Nở Chí Phèo
Vế đối 4: BỒ NHÌN BỒ TÁT, BỒ TÁT BỒ, BỒ TÁT CŨNG YÊU!
Vế đối 5: LA HẦU LA HÁN, LA HÁN LA: LA HÁN PHẢI LỪA!
Vế đối 6: ĐỒ CHƠI ĐỒ HỌA , ĐỒ HỌA ĐỒ, ĐỒ HỌA LÁ NHO!
Vế đối 7: YÊU TINH YÊU QUÁI, YÊU QUÁI YÊU, YÊU QUÁI VƯỠN (vẫn) TÌNH!
Vế đối 8: MI SI MI FÁ, MI FÁ MI, MI FÁ NỐT ĐÀN!
  • Chuyện câu đối năm MÙI sang năm THÂN 1992:

Chờ đến hết mồng ba Tết Nhâm Thân, tức là chờ cho cái thời con DÊ đã trôi hẳn về quá khứ không cựa được nữa, ông chủ hiệu CAO KHỈ mới khệnh khạng tới thăm ông chủ hiệu TÁI DÊ, chơi khăm bằng cách tặng một vế câu đối:

"MÙI" DÊ đã hết, đừng mong TÁI!

Ông tự lấy làm thú vị về chữ TÁI rất oái oăm này, nhưng vẫn làm ra bộ hữu nghị: "Ấy là tôi nói cái năm MÙI nó không thể quay ngược trở lại, chứ món TÁI của quan bác thì nước Việt Nam mình mà còn là nó phải còn, phải thịnh". Ông TÁI DÊ nghĩ bầm trong ruột: "Ra mi cậy năm nay là năm KHỈ, ta "hết" để cho mi"còn" chứ gì? Được, mi muốn "còn" thì ta cho "còn" luôn thể."

Bèn ứng khẩu đọc: "THÂN" KHỈ đang còn, chớ ước CAO!

Chờ cho sắc mặt ông CAO KHỈ từ tái mét chuyển sang đỏ dừ rồi tím lịm, biết độc dược đã ngấm vào tim gan của lão đối thủ có bộ mặt crô-ma-nhông này, ông TÁI DÊ mới nói chữa: "Dạ. "Thân khỉ đang còn, chớ ước cao!" là ý tôi muốn nói khi con khỉ còn sống thì ta chưa có cao khỉ mà dùng thôi, chứ như quan bác hiện nay thì đích thị là đỉnh "Cao" vô địch rồi, còn gì phải nói chuyện "ước cao" với "ước thấp" nữa, phải không quan bác?" Rồi như mới vỡ lẽ ra, cả hai ông chủ đều phá lên cười, lắc vai nhau thân thiết, vì cả hai đều giống nhau ở chỗ đều có "thiện ý" nhưng do "trình độ diễn đạt" còn kém nên có gây hiểu lầm tý chút, mà "trình độ" thì rồi sẽ khắc phục được, chứ có phải bản chất đểu giả đâu mà lo! Thật "CAO" ơi là "CAO", mà cũng thật "TÁI" ơi là "TÁI"!

  • Câu đối tết Quý Dậu (1993):
Lũ THAM chai đít KHỈ, THÂN khéo trơ THÂN!
Bầy NHŨNG tái mào GÀ, DẬU khôn kín DẬU!

mừng Nguyệt san Con Tằm (đã đăng Nguyệt san Con Tằm)

THÂN đã phai tàn, cao xương KHỈ dắn mềm thôi KÉN chọn!
DẬU còn kín hở, lụa mỡ GÀ dày mỏng lại TƠ vương!

Câu đối dán Công viên hoa

KHỈ níu THÂN tàn, đào đến Tết
GÀ chui DẬU thủng, quất vào Xuân!

Câu đối dán nhà “Kinh tế vườn”

GÀ què còn bám cối! (Tục ngữ: Gà què ăn quẩn cối xay)
DẬU đổ lại nâng bìm! (Tục ngữ : Dậu đổ bìm leo)
  • Chuyện câu đối năm Khỉ sang năm Gà (Đăng báo Phụ nữ Xuân Quý Dậu 1993):

Lão THÂN già nhưng vẫn trăng hoa, ngồi kề mụ DẬU toan giở trò táy máy. Mụ gạt lão ra, choang cho một "vế" rất khó nhai, tưởng lão phải cứng họng :

THÂN tàn, chưa hết trò con KHỈ!

Chẳng ngờ lão bợm ấy phá lên cười, rồi hấp háy con mắt đa tình, đối lại, giọng rất "nhả":

DẬU nát, còn che đám cỏ GÀ!

Mụ Dậu đã ở tuổi 49 (năm nay là năm tuổi của mụ), nam chinh bắc chiến đã nhiều, những "trò tay chân" thì mụ có coi là "cái đinh" gì, thế mà nghe mấy cái chữ nghĩa bầy hầy của lão, cái thẹn đã chết. Mụ nghĩ thầm trong bụng: "Hóa ra chữ nghĩa mới là cái "trò con khỉ" tệ hại nhất, khéo không nó làm "nát đám cỏ gà" của mình thật chứ chẳng chơi!"

Về cấu trúc, đối nhau chan chát. Thân với dậu, khỉ với gà, không thể bẻ được. Nhưng tài tình hơn nữa là chữ đầu và chữ cuối của hai câu đều chỉ chung một đối tượng (thân - khỉ; dậu - gà) để rồi tiếp bước cụ Tam nguyên ngầm chỉ ra cái sự bẽ bàng của những kẻ làm nghề buôn son bán phấn khi nhan sắc phai tàn. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chưa phải là Hà Sỹ Phu. Câu đối còn tầng nghĩa thứ ba quan trọng hơn. Đó là giềng mối xã hội đang xuống cấp với đủ thứ bệnh trọng gây ra biết bao hệ lụy, nhưng người ta không chữa phần gốc mà chỉ chờn vờn trên ngọn. Cách làm ấy có khác gì trò con khỉ? Bờ rào tan hoang rồi còn che sao được đám cỏ gà lưa thưa.
  • Câu đối xuân Giáp Tuất (1994):

Năm Tuất tặng các đệ tử “Cờ Tây” 7 món (đăng báo Doanh nghiệp và Văn nghệ Vũng Tàu Xuân Giáp Tuất 1994:

Thầy đem tiền Tuất mua lòng CHÓ! (Tiền Tuất là tiền phụ cấp tử vong của nhà nước)
Tớ gắng công siêng bán lưỡi CẦY! (Siêng (siêng năng) = Chien (tiếng Pháp)= Chó)

Câu đối Xuân Giáp Tuất 1994 (Tuổi trẻ Cười Xuân Giáp Tuất)

Cửa ông Tham, GÀ mổ KÊ vàng, mừng đày tớ tay cầm Địa ốc!
Nhà chị Nhũng, CHÓ hôn MÁ đỏ, chúc chủ nhân cảnh thu Thiên đường! (Người ta bảo giống Chó ăn thịt Chó thì gọi là “MÁ“, người Việt mình ít khi cho Chó hôn vào má)
  • Câu đối bên quầy thịt lợn (Tết Ất Hợi 1995):

Chợ Tết năm Lợn, có hai quầy thịt lợn, ở cạnh nhau. Hai chủ nhân, một anh một ả, đều là tay sừng sỏ. Gã đàn ông ngoại ngũ tuần, mày râu nhẵn nhụi, nhân lúc vắng khách mới đưa con mắt liếc ngang, chẳng ngờ được cặp giò của cô nàng gợi hứng, mới buông một vế đối rằng:

CHÂN GIÒ em vẫn NÂY NÂY, BA CHỈ XỎ TAI nhưng hết RUỘT!

Quả nhiên cô nàng đỏ mặt, phần vì chữ nghĩa hóc hiểm: CHÂN GIÒ, NÂY, BA CHỈ, SỎ, TAI, RUỘT...đều là những thứ nằm sờ sờ trên bàn thịt lợn; phần vì ngửi trong văn chương thấy có mùi "sex" và ngầm bảo ả rằng tuy có vàng xỏ trên tai,đô la trong túi, nhưng ả đã bán cái "ruột" để mua cái vỏ, nên ngoài vỏ thì cứ phây phây mà ruột bên trong thì rỗng tuyếch rồi!

Nhưng ả đâu phải tay vừa ; sau phút choáng váng liền chỉ thẳng vào cái lưỡi dẻo quẹo của gã mà cười ngặt nghẽo: ĐẦU LƯỠI bác như BẠC NHẠC , BỐN CHÂN BÌ MỠ chẳng còn TIM!

LƯỠI, BẠC NHẠC, CHÂN, BÌ, MỠ, TIM...cũng trong binh chủng thịt lợn; nhưng đối thế thì khác nào chửi vào mặt gã : thằng "bì mỡ" béo phị kia, cái lưỡi không xương của mi nói xuôi cũng được, nói ngược cũng hay, thèm rỏ rãi ra chứ tim óc nỗi gì mà lên mặt đạo đức? Khổ cho gã là đã bị ả hạ xuống cấp "bốn chân", lại đem cái "đầu lưỡi" vạn năng của gã để chọi với cặp "chân giò nây nây" của ả thì gã chỉ còn cách chui đầu xuống ...lỗ nẻ mà chết! Nhưng nói vậy thôi, gã vẫn sống ngon lành!

  • Câu đối tết Bính Tý (1996):
Dăm chú NHẮT gặm đồ thờ thuở nọ, nay vênh vang gõ nhịp ca TRÙ!
Mấy anh LANG uốn tấc lưỡi hôm nay, cũng tấp tểnh đeo hàm ông CỐNG!
Ai cũng biết nhắt, chù (đồng âm với trù trong ca trù), lang, cống là thần dân của vương quốc chuột, mà chuột là loại gặm nhấm theo bản năng di truyền, không có gì gặm răng sẽ dài ra, thử bối tất tận diệt vì thế chúng gặm bất cứ thứ gì vớ được kể cả bàn thờ tổ tiên. Nhưng cái tinh tế trong văn cảnh là người viết đã sử dụng lối ẩn dụ dân gian, ngầm chuyển hành động vô thức của loài vật thành hành động ý thức của con người để cảnh báo tình trạng văn hóa, giáo dục đang xuống cấp với học vị học hàm giả, bằng cấp giả, giải thưởng giả, vinh danh giả, đạo đức giả...Thế sự vần xoay, tập đoàn cống sau mười hai năm tập huấn ở Thiên Đình, lại được tái bổ nhiệm xuống chăn dắt đám thảo dân Hạ Giới. Lần này chúng đã học được ở các bậc đàn anh những bí kíp thượng thặng, đủ để đối phó với họ nhà mèo mà chẳng cần phải sợ bất cứ thế lực mướp, vàng, tam thể thù địch nào...
Triết lý dăm câu, cười Thế sự!
Văn chương mấy chữ, khóc Nhân tình!

Viết trong trại giam:

Quên điều Quốc luật gài then sắt!
Để chữ Dân quyền nảy nét son!
  • Câu đối Tết Đinh Sửu (1997):
“Đêm Ba mươi, quá khứ vọng về, trước quán Bia ôm, buổi tiễn CHUỘT xót xa bao chĩnh gạo! :Sáng Mồng một,tương lai vươn tới, sau liều Ma túy, lễ rước TRÂU ngơ ngẩn một đàn cầm!”
  • Câu đối tết Canh Thìn (2000):
Tết đã khép lại hai mươi thế KỶ, dựng nêu cao cho quỷ kế lùi xa!
Xuân còn mong một cuộc tân CANH, khai bút thép mừng nhân quyền tiến tới!
Cái khác ở đây là, trước, tác giả thường dùng địa chi để đối thì nay chuyển sang dùng thiên can. Có một sự trùng lặp ngẫu nhiên, năm cuối của thế kỷ XX là Kỷ Mão và năm đầu của thế kỷ XXI là Canh Thìn. Bước sang thiên niên kỷ mới đất nước canh tân (đổi mới) chẳng những là điều mong mỏi của tác giả mà còn là ước vọng của toàn dân mà vấn đề cốt lõi của nó là thật sự mở rộng dân chủ.
Lắm việc phải làm ngay, MÈO sắp đi rồi, thôi bỏ thói làm như MÈO mửa!
Bao điều cần nói thật, RỒNG đang tới đó, nhưng tránh trò nói tựa RỒNG leo!
vế ra: Trời đã sang CANH đừng vị KỶ (Canh là Canh Thìn, Kỷ nói đến Kỷ Mão) Con người càng văn minh càng gắn chặt cá nhân mình vào cộng đồng. Một người sống được trên đời là từng giây từng phút chịu ơn Nhân quần nhiều lắm. Nếu không nghĩ việc trả nợ Nhân quần mà chỉ lăm lăm vơ mọi thứ cho mình thì chỉ là kẻ ăn quịt. Vị kỷ là ăn quịt. Thu mình lại, tuy có nhẹ hơn, cũng là quên nợ.
vế đối 1: Thời tuy chưa CHÍN chớ ngồi KHÔNG (Phạm thị Phong Nhã - nữ Việt Kiều khuyết danh tại Úc)
Câu đối này rất chỉnh vì đã dùng hai con số 9, và số 0 để đối với hai chữ Canh và Kỷ. Đó là tất niên năm 1999 bước qua năm 2000, tức là từ năm có ba số 9 để bước qua năm có 3 số 0. Hàm ý của vế đối là mặc dù thời cơ chua được chính, nhưng phải sửa soạn sẵn sàng, chớ có ngồi không.
vế đối 2: Nước còn chẳng QUÝ ích chi TÂN (Quản Mĩ Lan - Việt Kiều Mĩ)
vế đối 3: Miệng vừa mở TÝ họa vào THÂN (thiền sư Phi Dã)
vế đối 4: Đời thay thế KỶ phải canh TÂN (Nguyễn Gia Kiểng - Việt Kiều Pháp)
vế đối 5: Đất đã chuyển TÂN nảy QUÝ nhân (BT Cương - Việt Kiều Úc)
vế đối 6: Nước tròn thế KỶ vẫn tàn CANH (Nguyễn Văn Khánh - Việt Kiều Úc)
vế đối 7: Nước chơi rất KHỈ chỉ đáng DẦN (Phùng Mai)
vế đối 8: Vẹm ăn quá TỐN lại làm CÀN (thiền sư Phi Dã - Con Vẹm là một con sống ở dưới biển, nó ăn tất cả những thứ nó bám vào, có thể ăn thủng cả mạn thuyền)
vế đối 9: Vận tuy xuống GIỐC, chớ bi THƯƠNG! (chữ trong Ngũ cung) (Th.sư Phi Dã)
vế đối 10: Đất còn động CHẤN, hãy tinh KHÔN! (Đoàn Nhật Hồng)
vế đối 11: Đất tầm tri KỶ, mở canh TÂN! (Bạn đọc ở Tiệp)
vế đối 12: Đất bằng nổi CHẤN, phải sinh LY! (Sean Tang)
vế đối 13: Nước còn gặp KHỐN, phải gian TRUÂN! (Đây là tên hai quẻ Trạch Thủy Khốn và Thủy Lôi Truân trong Kinh Dịch) (Lê Nguyên Phương)

Những câu đối Tết đầu thế kỷ XXI

sửa
  • Câu đối tết Quý Tị (2001):
RỒNG hết thuở RỒNG, bác khủng LONG ngọc thể bất an, đã tăng ký lại tăng xông, tiêm thuốc MỸ cũng xuôi miền Tây trúc!
RẮN đang mùa RẮN, rượu tam Xà âm dương lưỡng bổ, hết quốc doanh còn quốc lủi, ngâm táo Tàu để chấn khí Đông A!
Canh THÌN hết, ông LONG trọng thôi vểnh tít râu RỒNG chứ nhỉ!
Tân TỴ về, ngọn XÀ beng sẽ đào tung ổ RẮN cho coi!
Móng RỒNG chưa kịp làm lẫy nỏ bắn tan sào huyệt Tham ô
Nọc RẮN hãy mau chế thuốc tiên chữa sạch bệnh căn Xã hội!
  • Câu đối Tết Quý Mùi (2003):
Hết Cam chắc cũng sang Mùa Quýt!
Còn Mướp cho nên ngán Cuộc Bầu!
Cách khai triển ý và sử dụng từ nôm na như cam, quýt, mướp, bầu, toàn là những thứ hoa quả phổ biến trong vườn. Nhưng cái hóm của nó là ở ba chữ cuối của mỗi câu: sang Mùa Quýt, ngán Cuộc Bầu.
Năm Quý Mùi, chúc Mùi quý át Mùi không quý!
Lão Vô Địch, mời Địch vô, lo Địch chẳng vô
Dân vi Quý, Dân nghe Mùi mẫn thế!
Nước nâng Thuyền, Nước rõ Thực hư không?
  • Câu đối Tết Ất Dậu (2005):
KHỈ níu THÂN tàn, đào đến Tết!
Gà chui DẬU thủng, quất vào Xuân
vế ra: Chúc cho phát triển, phát minh, phát lộc, phát tài, không phát-xít (Hà Sĩ Phu)
vế đối: Không nên cà lăm, cà khịa, cà kê, cà rỡn, đưa carat (tu-thieu-thoi)
  • Những câu đối Tết Bính Tuất (2006):

1 - Câu đối lúc đêm giao thừa:

Gặp cúm gia cầm, GÀ biệt xứ!
Ðến thời lục súc, CHÓ lên ngôi!
Bấy giờ, dịch cúm H5N1 triền miên làm không ít chủ trại chăn nuôi gia cầm điêu đứng, cũng là lúc các chú gà (dậu) hết nhiệm kỳ cai quản dương gian, phải nhường ngôi chí tôn cho loài vằn vện (tuất). Trong 12 con Giáp cái anh Cầm Ðiểu chỉ có mỗi con Gà, bởi vì sau Gà trở đi là đến anh Chó, sau Chó là đến anh Lợn, thế mà xét về Gia Súc thời ngoài ra còn có anh Ngựa, anh Dê, thế sau đó là đến Chuột, Trâu, rồi Hổ, Mèo thì cũng là loài thú 4 chân cả.

2 - Câu đối mừng một trại nuôi CHÓ thịt:

Bảy món cầy tơ, mấy chú vện vằn đang khởi “sắc”!
Một bầy chó đẻ, ba quân í oẳng sắp lên “hương”!
Năm đó, thi sĩ Bùi Minh Quốc có viết môt cuốn Tiểu Thuyết và có đưa cho Hà Sĩ Phu xem đọc bản thảo, trong đó đặc biệt có tả quang cảnh của một Trại nuôi Chó, để làm thịt bán, mà nuôi một cách công nghiệp. Ðọc những cái đó nên Hà Sĩ Phu mới nảy ra ý định là năm Chó này tôi phải tặng các xí nghiệp nuôi cho công nghiệp một Câu Ðối như trên.

3 - Câu đối vịnh con Chó:

Trung thành ra phết, mà ăn bẩn!
Hống hách như xồm, chẳng biết dơ? (vế này được thi sĩ Bùi Minh Quốc sửa lại là Nô lệ thò đuôi chẳng biết dơ)
Chó một là trung thành, trung thành nhất là con Chó, người ta gọi là nó có nghĩa đó. Thứ hai nữa Chó là loại ăn bẩn, ăn cái thứ mà không động vật nào ăn được thì nói lại khoái khẩu nhất. Chó thì hung hăng, Chó sồm thì không ra cắn người. Nhưng mà sau đó nhà thơ Bùi Minh Quốc phân tích rằng trung thành rất mực là một đặc điểm tốt, trung thành là một đức tính, thế nhưng mà văn cảnh ở đây là để chơi. Nhưng mà trung thành hết mực mà lại ăn bẩn thì thấy tội nghiệp cho đức tính trung thành.

4 - Những vế ra Chiết Tự chữ Quốc Ngữ:

vế ra: Năm Khuyển vừa Khuyên vừa Hỏi (Hà Sĩ Phu)
vế đối: Ba Đình cứ Đờ cứ Ình (Ngang Cung)
vế ra: Hoa Đào Cho Sắc mừng năm Chó (Hà Sĩ Phu)
vế đối: Trúc Bạch Mơ Huyền, Tết bụi Mờ (Ngang Cung)
vế ra: Vẫn nghề Giai cấp đấu tranh, Lê Mác lại mài Cho Sắc nhỉ? (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Còn cái Hòa bình diễn biến, Búa Liềm thôi giũa, Lặng Yên đi! (Ngang Cung)
vế đối 2: Quen thói cậy mạnh hiếp yếu, giang hồ mà ngán câu hỏi ư? (câu này nói đến vấn đề chủ nghĩa bành chướng Đại Hán thường vẫn dùng kế “lấy thịt đè người”. Những lãnh tụ đại Hán thời nay như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào (Giang và Hồ)vẫn quen xử ức VN phải nhượng biển cắt đất biên giới cho chúng, nhưng (biết đâu) chúng lại sợ bị cật vấn (câu hỏi)!)
vế ra: Đào của xứ Hoa, Cho Sắc để mừng năm Chó đấy! (Hà Sĩ Phu)
vế đối: Đảng nơi quê Việt, Mơ Huyền còn phủ bụi Mờ chi? (Ngang Cung)
  • Câu đối tết Đinh Hợi (2007):
vế ra: CHÓ gâu gâu, nghe pháo Dân chủ cúp đuôi, “bấn xúc xích, chạy vung xích CHÓ”!
vế đối: HEO ủn ỉn, nhìn xấp Đô la híp mắt, "cuống cà kê, nói toạc móng HEO"!
Câu đối dùng toàn thành ngữ dân gian: "bấn xúc xích"= thành ngữ chỉ sự nguy cấp, "chạy vung xích chó"=thành ngữ chỉ sự hoảng loạn, tất tưởi, "cuống cà kê"=thành ngữ chỉ sự luống cuống, vội quýnh lên, "nói toạc móng heo"=thành ngữ chỉ sự nói thẳng bật ra, không còn giữ gìn)
vế đối khác 1: QUỈ rên rỉ, nghe chữ Tự Do co đuôi, run cầm cập, nhe răng nanh QUỈ! (blog VNTuongLai)
vế đối khác 2: MA thét gào, thấy lời Dân Chủ đau mắt, lo cuống cuồng, giương móng vuốt MA!' (blog VNTuongLai)
vế ra: Lũ Ỉn cứ an tâm, "Quốc khố" đã gom vài tấn CÁM!
vế đối: Chú Trư càng phấn khởi, "Dân sinh" rộng mở một ao BÈO!
vế đối khác: Đàn Lợn hãy vui lên, căn chuồng có viên chức THU SẠCH (blog VNTuongLai)
vế đối khác: Bác Heo đừng nghĩ xa, ẩm thực được lãnh đạo LẤY VỀ (blog VNTuongLai)
vế ra: Tổ quốc hỡi bay lên, Lợn đến, đóng ĐINH vào lịch sử?
vế đối: Dân làng ơi ngó kìa, Heo về, mổ HỢI đón văn minh (blog VNTuongLai)
vế ra: Nửa nạc nửa mỡ, hết cỡ ngu si, giỗ tết đến kỳ, lên bàn thờ tổ! (Ngày giỗ lớn thường để nguyên cả con lợn luộc, bày trên một chiếc mâm đồng lớn, đặt lên bàn thờ tổ)
vế đối: Mồm đớp miệng la, mãi là giống lợn, ăn đua hết trớn, ngủ máng cám heo! (blog VNTuongLai)
vế ra: Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ! (năm Lợn, tặng những chính khách có duyên với con lợn: vốn hành nghề Hoạn lợn mà sau thẳng tiến trên đường Hoạn lộ, làm đến chức quan đầu triều. Hoạn lộ là đường làm quan)
vế đối: Công quản biển thủ, cố thủ cổng quan! (blog VNTuongLai)
vế ra: Ỷ thế làm CÀN, thân BÈO bọt vẫn là ĐINH rỉ! (Chữ Ỷ và chữ Bèo gắn với loài Heo. Khi bộc lộ sự khinh bỉ, ta thường dùng một thành ngữ mới: Mày thì tao coi là cái đinh gì (hay cái đinh rỉ gì. Lưu ý năm nay là năm Đinh Hợi)
vế đối: HAM nghề nhảy ĐỘC, miệng CÁM dỗ đầy men BÚA liềm! (blog VNTuongLai)
vế ra: HEO chẳng may gặp gió HEO MAY, lăn cổ chết, Ỷ có thày LANG cũng chết!
vế đối: HỢI to phì ăn nhiều hơi phí, nứt bụng xì, LANG băm thủ THỈ rô-ti! (blog VNTuongLai)
  • Câu đối tết Mậu Tý (2008):
vế xuất: Ba ông nào có họ TRẦN, sao cứ rành rành đồ ÍCH TẮC? (TrặcTrẹo)
vế đối: Bốn vị phải đâu nhà MẠC, mà nay nhơ nhớp tội ĐĂNG DUNG?(Hà Sĩ Phu)
Bớ anh Heo thoát nạn tai xanh, nhờ tiên tổ, đã yên phận…Bạc!
Này chú Chuột đến phiên số đỏ, bán giang sơn, được mấy chữ…Vàng?
Lớp lang mấy mẹo Cha truyền, leo tót thượng tầng, thiên hạ vẫn bầu: VUA ĐỤC KHOÉT!
Lắt nhắt dăm điều Mẹ dạy, lách luồn hạ cấp, dân gian thường gọi: CHÚA LƯU MANH!
vế ra: Chào bác chuột Đồng kêu Chí Chí! (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Từ gã lợn Hồ xướng Ly Ly
vế đối 2: Ghét anh gà Nhép gáy Te Te
vế đối 3: Cười chàng mèo Mướp rên Gừ Gừ
vế đối 4: Gặp anh khỉ Gió chạy Bay Bay
vế đối 5: Mắng anh Chó VỆN sủa GÂU GÂU!
vế đối 6: Nhìn ngài Rắn NƯỚC thấy TRÔI TRÔI!
vế ra:Môi với răng cắn nát cửa nhà, gặp ĐỒNG bọn còn ca: CHÍ CHÍ! (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Em cùng anh đục khoét giang sơn, thấy BẤT bình vẫn kêu: HẢO HẢO!
vế đối 2: Nanh cùng vuốt chiếm phăng quần đảo, đã LỪA nhau lại cấm LA LA? (“đồng” và “chí” cùng họ nhà chuột, “lừa” và “la” cùng họ nhà lừa)
vế đối 3: Nói và làm run như cầy sấy, nghe GIÓ sang cờ trắng: BAY BAY
vế đối 4: Núi rồi biển máu đầm biên giới, nhìn NƯỚC đau mặc kệ: TRÔI TRÔI!
vế ra: Lơ là một Tý, Chuột chí cướp liền! (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Sơ sảy một Ly, Lửa liếm mất ngay! (Ly là một trong bát quái của Kinh Dịch có nghĩa là hỏa, lửa, sáng…)
vế đối 2: Nhục nhã muôn đời, thế thời chết quách! (TÝ là CHUỘT, THẾ là ĐỜI)
vế đối 3: Chẳng nghĩ đến Thân, Khỉ giành chén cả!
vế đối 4: Nếu cứ dần Dần, Hồ quần tan xác!
vế ra: Lơ là một Tý, Chuột chí cướp ngày, cướp ngay thổ địa! (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Sơ sảy một Ly, Lửa liếm trắng tay, trắng ngay cơ nghiệp!
vế đối 2: Chẳng nghĩ đến Thân, Khỉ giành chén hết, chén đến biển Đông!
vế đối 3: Nếu cứ dần Dần, Hồ quần tan nát, tan tác triều đình!
vế ra: Năm Tý, Chuột chí sắp sang, cả làng phòng cướp! (Hà Sĩ Phu)
vế đối: Đầu Giáp, Mọt nước hoành hành, toàn dân đứng dậy!
vế đối 1: Tháng Thìn, Rồng qua bể bắc, giết giặc lập công!
vế đối 2: Ngày Dần, Hổ gầm vang núi, chuột chũi co vòi!
vế ra: Đừng như “Chuột chạy cùng sào”! (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Chớ nên “Chui đầu vào rọ”!
vế đối 2: Hãy thôi “Dở dơi dở chuột”!
vế đối 3: Chớ để “Chó cùng dứt giậu”! (Kẻ cùng đường nếu là con CHUỘT thì cuối cùng CHUỘT sẽ chết, nhưng nếu kẻ cùng đường là con vật hung dữ như con CHÓ thì xung quanh phải biết đề phòng)
vế đối 4: Sao vẫn “Ngựa quen đường cũ”? (Trường Sơn)
vế đối 5: Biết mặt “Thân tàn ma dại”!
vế đối 6: Cẩn thận “Chó treo mèo đậy”!
vế ra: Tý tỷ tỳ ty, cái gì cũng…bán! (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Dần dần dà dà, thế nào cũng …lụi!
vế đối 2: Tự tung tự tác, việc gì cũng…nát!
vế đối 3: Lươn lẹo lắt léo, lừa sao được…mãi!
vế đối 4: Đạo đạo đức đức, mọi chức đều…mua!
vế đối 5: Ngựa người người ngựa, hết thảy đều…mua!
Thù địch đến đâu, cũng máu đào!
Vàng tốt bao nhiêu, chỉ nước lã!
Phá tí Tị hiềm vì Đại nghĩa!
Bồi dần Thân ái vị Non sông!
Chính quyền Việt Nam hiện tại luôn ca ngợi Trung quốc và tự hào đã xây dựng được phương châm hợp tác với Trung quốc gọi là 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 04 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” nhưng Trung Quốc vẫn luôn chèn ép Việt Nam và ngang nhiên tuyên bố xâm phạm chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)
Chĩnh gạo nếp, Nhắt ơn cụ Mác!
Lửa Trường sa, Chuột oán ông Đào! (Đào ở đây là chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, nhắc đến việc chính quyền Trung Quốc trắng trợn lấn chiếm Hoàng Sa-Trường Sa)
Chuột chạy cùng sào, ngõ cụt ấy đầu Ngô mình Sở!
Thuyền không tới bến, thiên đường này đuôi Chuột đầu Voi!

Các cụm từ “Chuột chạy cùng sào”, “đầu Ngô mình Sở”, “thuyền không tới bến”, “đuôi Chuột đầu Voi” đều là các thành ngữ dân gian

Chuột cắn dân lành quần rách mướp!
Quan ăn của đút “khố” tan hoang! (“khố” là kho , như quốc khố, đồng âm với cái khố để đối với quần)
Xâm lược nữa, để… “Phúc như Đông hải”!
Mãi quốc đi, rồi… “Thọ tỷ Nam sơn”!
Đôi câu đối trên dán ở cửa C/ty kinh doanh “Sơn hà Xã tắc”, "Phúc như biển Đông, thọ tựa núi Nam" là câu đối chúc nhau bằng tiếng Hoa đã thành công thức.
Nhân dân nào phải “cô bay”, sao dám đem làm thí nghiệm?
Tham nhũng đích danh “thử bối”, vì đâu độc chiếm non sông?
cobaye (tiếng Pháp): chuột bạch để làm thí nghiệm, thử bối (tiếng Hoa): lũ chuột
  • Câu đối tết Kỷ Sửu (2009):

1 - Những câu làm cả 2 vế:

Ðất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó!
Trâu đang về... vẫn ách trên vai?
Chuột tạm rút, hang sâu còn dưới đất, chui bồ, rúc cót, coi chừng lũ Chuột rất khôn!
Trâu đang về, ách nặng vẫn trên vai, xỏ mũi, quất roi, yên phận kiếp Trâu là khổ!
Cày bừa xong mổ thịt tế thần, thần phúc thần tài, đừng ban xuống những quân... Phản trắc!
Ve vuốt để lột da bưng trống, trống con trống cái, hãy vang lên một lẽ Công Bằng!
Ðã khệ nệ Bụng to chứa Sách!
Sao ngu đần Ách nặng đeo Vai?
Xẻ thịt tế thần, thấy lễ hội, kinh hồn chú Nghé!
Lột da bưng trống, nghe tiếng dùi, bạt vía đàn Trâu!
Lũ trâu đây yên phận cấy cày, thế sự dẫu vô tình, nghe “Vặt-dziệt” cũng quen đường “phải-trái”!
Những kẻ nọ mang danh tổ quốc, biên cương đang hữu sự, việc “mất-còn” không biết lẽ “tồn-vong”?

2 - Những câu xuất mời đối:

vế ra: Đón bác TRÂU chớ gảy đàn cầm, bác là bậc có sừng có sỏ
vế đối: Đón anh HỔ đừng ngay ruột ngựa, anh vốn loài dùng vuốt dùng nanh!
vế đối khác 1: Trừ con CHUỘT nên chơi ống sáo, y chính loài không mật không gan (LTĐQB) (Ở Bắc Âu có giống chuột "lemming", lâu lâu lại có màn "Thử Mãn", chúng ra Bắc Hải tự tử tập thể cả triệu con. Tục truyền ngày xưa khi có nạn này, người Bắc Âu bị loại lemming phá hại mùa màng gần chết đói thì tự dưng có một chàng trai dùng ống tiêu (sáo) thổi một điệu sáo lạ dẫn chúng theo ra bờ Bắc Hải khiến chúng nhẩy cả xuống biển tự Trầm. Giống chuột theo khoa học tìm không thấy có mật cũng như giống cò không có mề vì vậy mới có câu "Mật Chuột Mề Cò". Và chuột vốn nhát gan)
vế đối khác 2: Thiêu o TÝ cần nổi lửa rơm, o cũng phường khua mỏ khua môi (Nắng Xuân)
vế đối khác 3: Trừ ông RẮN nên hun khói sả, ông vốn loài không vó không chân (Việt Đường)
vế đối khác 4: Khuyên già HỒ đừng dùng chữ TÍN, già thuộc loài ăn ngược ăn ngang (Nguyễn Hữu Tân)
vế đối khác 5: Nhìn GIÒI BỌ đừng chê xú uế, chúng một đảng ăn thối ăn ung (blog VNTuongLai)
vế ra: Mặt cũng lớn, Tai cũng to, đường phải trái sao để người dắt mũi
vế đối 1: Chân thì dài, vai thì rộng, lối nông sâu chớ luồn kẻ cưa sừng (Nắng Xuân)
vế đối 2: Vai thì u, thịt thì bắp, nẻo gần xa lại cho chúng đè đầu (Việt Đường)
vế đối 3: Con ông quan, cháu ông cán, nẻo công danh chỉ cần kẻ xoa đầu (Nguyễn Hữu Tân)
vế đối 4: Sừng thì dài, sỏ thì lớn lối quanh co lại cần kẻ cầm đầu (LTĐQB)
vế đối 5: Tim còn đập, óc còn nghĩ, cõi âm dương chớ cho quỉ mua hồn (blog VNTuongLai)
vế ra: Nhai lại mãi vẫn toàn rơm với cỏ
vế đối 1: Ngốn cho mau tinh những bạc cùng vàng (LTĐQB)
vế đối 2: Nống tới lui mà rặt đất lẫn bùn (Nắng Xuân)
vế đối 3: Kéo cho hăng thì cũng ách và cày (Việt Đường)
vế đối 4: Đổi thay hoài cũng rặt rác và rươi (Nguyễn Hữu Tân) (RƯƠI: loài côn trùng có nhiều chân do rạ mục sinh ra có mùa (tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mộng)
vế đối 5: Phét cho nhiều, đầy mùi Thối mùi Hôi
vế ra: Nghé cỏn chớ nghe ông nghẻ ông nghè mà đe hàng tổng (blog VNTuongLai)
vế đối 1: Sư già đừng xử bà xư bà xứ phải cử lũ đần (Nắng Xuân)
vế đối 2: Trâu già đừng háu đất màu đất mẫu để khấu bọn người (Việt Đường)
vế đối 3: Trâu già đừng hám cỏ non cỏ nỏn lại chọn ruộng người (Nguyễn Hữu Tân)
vế đối 4: Tre già ham trẻ mái trè mái trẽ quẩn mé cối xay (LTĐQB)
vế đối 5: Lừa thánh thần xưa vải thưa phai rữa hết lừa mắt ai (blog VNTuongLai)
  • Câu đối Tết Canh Dần (2010):
vế ra: Đêm hết tàn Canh, Dần sẽ sáng (Hà Sĩ Phu)
vế đối 1: Ngày về bỏ Giáp, Tý đã trưa
vế đối 2: Sống qua một Giáp, Thân còn nhọc
vế đối 3: Kẻ đã mất Khôn, Tốn cả lời
vế đối 4: Nước qua mấy Kỷ, Sửu thêm dân
vế đối 5: Ký qua mấy Kỷ, Sửu thành sưu
vế đối 6: Khốn quá mất Khôn, Tốn tử tôn
vế đối 7: Thân vốn tráng Đinh, Mẹo phải thua
vế đối 8: Đông gần hết Quý, Tị sang Xuân
vế đối 9: Tối chỉnh cần TÂN, MẸO thêm đầy
vế đối 10: Ngày về vẫn Giáp, Mão thâm đen
vế đối 11: Xuân về lưu KỶ, HỢI rồi đời
vế đối 12: Sớm về rách Giáp, Mão thì tưa
Đêm ba mươi HỔ hết nhe nanh, giả bộ tu...hành, “nghìn mắt nghìn tay khoe phật đức!
Sáng mồng một MÈO còn giấu cứt, thơm mùi hỷ...sả, tam khoanh tứ đốm vẽ thiên đường!
Những thành ngữ hổ nhe nanh, mèo giấu cứt, đều được dân gian đúc kết từ đặc điểm của các con vật thuộc họ mèo nhưng đồng thời cũng ngầm chỉ ra đó là bản chất của loại người miệng nam mô bụng một bồ dao găm, sẵn sàng đổi trắng thay đen, nhưng lại lên giọng xanh rờn khoe Phật đức, vẽ thiên đường lừa phỉnh thiên hạ thông qua chiêu thức tam khoanh tứ đốm.
  • Câu đối tết Tân Mão (2011)

1 - Câu đối viết vào ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo:

Ông TÁO bảo ông CÔNG: lên chốn Thiên đình đừng nói dối!
Năm MÈO tiếp năm HỔ: theo phường Địa tặc phải ăn gian!

2 - Câu đối lấy ý từ bài Ca Dao cổ: "Con mèo mà trèo cây cau, hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà? Chú chuột đi chợ đường xa, mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo".

vế ra: Xạo quá bác MÈO, mẹo hiểm trèo cau thăm chú CHUỘT!
vế đối: Lạ thay chú CHUỘT, đường xa mua mắm giỗ cha MÈO?
vế đối khác 1: Ngao ngán chú CHUỘT, miêu họa leo tháp tấu bác MÈO! (Ba Cào)
vế đối khác 2: Gớm thay chú CHIỆC, mưu sâu hợp tác nhập phim TÀU! (Hữu Tình)
vế đối khác 3: Lòng thành Quan nhỏ, ung dung cưỡi sóng tết Vương anh! (khuyết danh)
vế đối khác 4: Chán luôn anh SĨ, mưu sâu ngồi xó đợi trượng PHU (PVĐ)
vế đối khác 5: Hoa kỳ chống lại Hồng kỳ, ưu thắng diệu kỳ khó chuyển bại! (khuyết danh)

3 - Những câu đối khác viết trong tết Nguyên Đán:

vế xuất: HỔ Ở LÀNG VẰN, GẶP KHI LÀNG VẶN, NỊNH KHÁCH LÀNG VĂN! (vế xuất đối khó ở chỗ ngoài sự vạch trần bản chất HỔ vốn họ nhà VẰN (vằn lông, vằn mắt), chỉ khi bị VẶN mới giả bộ có VĂN một chút, để khoe văn hoá với thiên hạ; Mèo còn hàm ý nhắc anh học trò láo lếu của mình rằng sự đổi mới của “Ông Ba mươi“ quanh đi quẩn lại cũng chỉ là chuyện đổi các dấu “sắc huyền hỏi ngã nặng” để làm lắt léo ngôn từ thôi chứ mới mẻ gì)
vế đối: MÈO GIẤU CỦA CHUA, ĂN VỤNG CỦA CHÙA, NGỒI NGAI CỦA CHÚA! (“chùm khế ngọt“ của quê hương mà cái sản phẩm tiêu hóa của thày tạo ra thì nó “CHUA như cứt mèo“, nên thày cứ phải “GIẤU như mèo giấu cứt“! Mèo nào lại chẳng ăn vụng, nhưng ăn vụng “của CHÙA” thì vừa ăn vừa phá vô tội vạ, chỉ khổ nhân dân! Tính cách thế mà thày lên ngôi CHÚA, như chúa Trịnh lấn át cả vua vậy)
Mèo trắng mèo đen đều bắt chuột
Hổ vàng hổ xám cũng xơi hươu
Mèo là tiểu Hổ
Hổ là đại Miêu
Một vòng múa mép đen thành trắng
Nửa điệu khua môi ít hoá nhiều
Trò Mèo, điêu đứng người chân thật
Thật giả thời nay, hỏi chú… Phèo!
Nếp nhà phò Chính thống, Chính thống phò Si-nô, kẻ sĩ trung thành thành tắc tỵ!
Phép nước giữ Mác Lê, Mác Lê triệt Tư hữu, doanh nhân cựa quậy phải lo thân!
HỔ hết nhe nanh, Trời sẽ sập!
MÈO quên giấu kứt, Đất ngừng quay!
Ba đình hứa với Thiên đình, ý Đảng hợp lòng Dân, nhất quyết Triều đình… Dân chủ thật!
Lễ hội thề cùng Quốc hội, lòng Dân như ý Đảng, thế là Đại hội… Tự do ngay!
Vểnh râu HỔ với DÂN, hiện rõ mặt Kiêu binh đắc thế!
Xanh mắt MÈO trước CHỦ, cố khom lưng Lính lệ xu thời!
Trời đất vào xuân, xuân đâm chồi nãy lộc
Trẻ già chúc tết, tết hạnh phúc an khang
Tiễn hổ đi, tống tiễn luôn, bao điều xúi quảy
Đón mèo về, nghênh đón cả, muôn sự bình an
Oai như Cọp như Hùm, suốt đồi phải nhận Hổ danh, Tiễn Canh Dần
Yếu tựa Mèo tựa Mỉu, trọn kiếp được ban áo Mão, Chào Tân Mẹo
Năm Canh Dần hết, tiễn cọp đi, tài sức có thừa sao xếp xó!
Xuân Tân Mão tới, đón mèo lại, vuốt nanh tuy nhỏ cũng tung hoành!
Năm Canh Dần kết thúc, báo cáo lãnh đạo, tổng kết kế hoạch của năm qua, nhìn lại, tuy không ít khó khăn - nhưng đã thu bao nhiêu thắng lợi!
Xuân Tân Mão bắt đầu, kính gửi cấp trên, triển khai chương trình từ xuân mới, xem ra, vì có nhiều thuận lợi - nên sẽ đạt gấp bội thành công!
Tháng hết Cọp đi hay chửa Canh Dần đã cạn
Đông tàn Mèo tới ô kìa Tân Mão vừa sang
vế ra: Ba đình tâu với Thiên đình, thú thật Triều đình không nói dối!
vế đối 1: Ái Quốc bám theo Trung Quốc, e gần Phản Quốc có đâu xa (Hữu Tình)
vế đối 2: Tám râu ngửa mặt Xem râu, trước gương Ngó râu chẳng chán chê (khuyết danh)
vế đối 3: Bắc Kinh chiếu chỉ Hà Kinh, bảo khẻ Nội Kinh có nghe chăng (Ba Cào)
vế đối 4: Bà già nói với Ông Già, rõ ràng Gừng già còn cay thật (PVĐ)
vế đối 5: Việt Nam nhờ ơn Đảng Nam, phen này dân Nam của dư thừa (khuyết danh)
vế đối 6: Việt Nam nhờ ơn Đảng Nam, phen này dân Nam nhiều dân chủ! (khuyết danh)
vế ra: Xanh mắt MÈO trước CHỦ, giương vuốt HỔ với DÂN, nói DÂN CHỦ sao không biết HỔ?
vế đối 1: Cụp đuôi Hổ luồn MÈO, lấp liếm DÂN với MẼO, lạy MẼO MÈO hãy nghĩ đến DÂN! (Ba Cào)
vế đối 2: Đỏ mặt Khỉ múa Quyền, giấu đuôi Vượn giả Nhân, giảng Nhân Quyền như là hưu Vượn (PVĐ)
vế đối 3: Dài mặt Ngựa lên Đồng, nhe răng Khỉ bắt Chí, kêu Đồng Chí rõ tuồng loài Khỉ! (khuyết danh)
vế đối 4: Tung vó NGỰA giành QUYỀN, trên đường THỬ lòng NHÂN, muốn NHÂN QUYỀN phải lo làm THỬ! (khuyết danh)
  • Những câu đối Tết Giáp Ngọ (2014):

1 - Những câu làm trọn cả 2 vế:

RẮN uốn thân, mấy khúc lượn vòng vo, đã qua mười hai tháng diễn trò, mong thoát nạn “XÀ đầu long vĩ”!
NGỰA che mắt, một chiều phi thẳng tuột, lại tiếp một trăm năm làm xiếc, mơ có ngày “MÃ đáo thành công? (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất thật: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa….”)
Cành đào này gửi tới biên cương, nam bắc chung tay gìn giữ gốc!
Cội mai ấy dâng về biển đảo, trẻ già góp sức dựng xây nền!
Sâu nhỏ sâu to, nào vuốt nào nanh, chổi dân chủ quét phăng, quyết để vườn Xuân luôn rạng rỡ!
Mọt cao mọt thấp, có bè có cánh, thuốc nhân quyền phun mạnh, giữ cho ý Tết mãi huy hoàng!
Gió Bắc thổi sang, lũ ngựa Hồ lớn bé tuôn ra, lúc lắc dây cương đón Tết!
Cành Nam vẫy gọi, đàn chim Việt gần xa chụm lại, âm vang điệu nhạc mừng Xuân!
Ngựa Hồ, chim Việt: Do câu “Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi“ 胡馬嘶北風, 越鳥巢南枝“. Nghĩa là ngựa Hồ hý gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Ý nói: con vật còn nhớ quê hương. “Hồ” và “Việt” vốn là điển tích Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa một cách rất tự nhiên, nhuần nhuyễn như những địa danh Việt Nam.
Người Việt đón ngựa Hồ, “Tam cố thảo lư”…vì đẹp Mã! (Tam cố thảo lư: Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ của Khổng Minh mới dón được vị quân sư này. Ý nói sự về mến chuộng danh tiếng và đón rước dày công phu. Chữ LƯ lại đồng âm với LƯ là con Lừa, để đối với Ngựa)
Ngựa Hồ theo gió Bắc, “Tái ông mất ngựa”…cũng đi Lừa! (Tái ông mất ngựa: Chuyện Tái ông thất mã 塞翁失馬 cho thấy ở đời phúc-họa khôn lường, có khi phúc đấy mà thành họa, họa mà thành phúc)
Tốn của tốn công, nuôi ong mãi chẳng biết… “Ong tay áo”!
Mong trời mong biển, rước ngựa về nay rõ…“Ngựa thành tơ-roa”!
Con ngựa thành Troa : Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Troa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tiến vào chiếm thành Troa. Trong văn học, điển tích “con ngựa thành Troa” chỉ một việc làm có nội ứng, hoặc bề ngoài nhìn đẹp mà bên trong chứa đầy cái xấu, đầy mưu mô thâm độc.
Mã Viện ơi, tôi chẳng dám hai lòng, nghe mười sáu Chữ vàng, vững dạ, xin hô lời…hảo hảo!
Trưng Vương hỡi, cháu cũng toan một dạ, nhìn một dòng Lãng bạc, buồn lòng, đành hát khúc …bai bai! (bye-bye)
Khắc-Tư đây họ MÃ chính tông, ảo thuyết đi LỪA, đầu óc vẫn NGỰA quen đường cũ!
Mao-Xít ấy từng CÂU phụ họa, dẻ cùi đẹp MÃ, cuối đường còn NGỌ ngoạy canh tân!
Chủ nghĩa vị tiền, hai nốt đô-la đè quốc sự!
Ván bài vô hậu, trăm trò lê-mác khổ dân tình!
Giữa Thủ đô vô cớ đánh người, được lệnh, Côn đồ tăng Thú tính!
Miền Thanh Hóa đích danh dàn trận, chủ trương: Đồng chí chống Nhân quyền?
Ngày 30/12/2013 ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4717 về” công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền “! (có nghĩa Nhân quyền cũng là điều xấu, cần phải chống như chống khủng bố vậy!). Còn nạn công an phối hợp với côn đồ đánh người, thậm chí đánh chết trong tay công an xảy ra ngày càng nhiều.
Đời quen thú tính không nhân phẩm!
Đảng chống nhân quyền có chủ trương?
Còn đảng để còn mình, diễn tập chống nhân quyền đang thắng lợi
Mất dân là mất nước, ý đồ lưu sự nghiệp cũng phăng teo!
Hấp dẫn thay món xiếc Việt Nam, một canh bạc đánh đùa quân tham nhũng!
Oái oăm thật trò ma Tàu Cộng, mấy chữ vàng che khuất mặt xâm lăng!
Thương nhân dân một cổ hai tròng, quan bán nước cùng quan tham nhũng!
Mong đất nước trăm cành một cội, gốc yêu thương cũng gốc anh hùng!

2 - Những câu làm vế xuất mời đối:

vế ra: Xứ Lừa say Mã Khắc Tư, hết ngọ ngoạy, sống như trâu ngựa!
vế đối: Miền Tối bái Vua Chột Mắt, còn chui luồn, thân phận chó gà! (Lu Hà)
vế ra: Sôi động thay cuộc đua ngựa hai chiều: giá cả rủ tội phạm phi mã lên, đạo đức kéo nhân tình phi mã xuống!
vế đối: Vẫn chưa hẳn dân tranh nhau chiếu bạc: tử tù khai ra quan tham nhũng nọ, ngựa hồng đá độc tài ngã lăn quay (Lu Hà)
vế ra: Đánh cho dân tộc tan hoang, “trận đánh đẹp” đáng ghi vào sách!
vế đối: Dẹp ngay nhân quyền mờ mịt, “ đòi đầm tôm “ khét tiếng sử xanh! (Lu Hà)
vế ra: Dân ước mơ một thuở thanh bình, phú quốc phú gia, ai trọng kẻ dùng Lê dùng Mác?
vế đối: Chúng khốn khổ mong chờ ruộng đất, bình dân bình nước, ghét độc tài cậy búa cậy liềm (Lu Hà)
vế ra: Hèn với giặc ác với dân, tỉnh lại đi thôi anh lính lệ!
vế đối: Hà hiếp dân sợ tàu khựa, dừng tay lập tức chú công an! (Lu Hà)
vế ra: Dân la rằng ở xứ Lừa, hết ngọ ngoạy, sống như Trâu Ngựa!
vế đối: Đảng lu loa chủ nghĩa Mác, còn hung hăng, bỏ tù dân oan (Lu Hà)
vế ra: Dân xứ Lừa say Mã Khắc Tư, nay giải Mã biết thân Trâu Ngựa!
vế đối: Đảng Bò Ngựa mê ông Các Mác, dân kêu đau đòn ngấm hắc nô (Lu Hà)
vế ra: Man-đe-La hỏi Mã-Khắc-Tư: đến La-Mã sao không thấy bác?
vế đối: Nguyễn Ái Quốc thưa Mao Xáng Xế: về Bắc Kinh chỉ có phân người (Lu Hà)
vế ra: Tướng Ngọ cầm xấp Đô-La, chạy án phải Lừa, sa sẩy ắt có ngày ngã Ngựa!
vế đối: Đại Quang ôm tiền bạc, tư thông mắc nghẹn, đi đêm ô kìa đám ma chơi! (Lu Hà)

Cuộc đối đáp với Tú Sót và Hữu Loan

sửa

Một lần Nhà Văn Tú Sót cùng Nhà Thơ Hữu Loan đến nhà Tiến Sĩ Sinh Học Hà Sĩ Phu (có bút danh là Tú Xuân) chơi, đang ngồi đàm đạo thế sự bỗng Tú Sót hứng khởi nảy ra một vế thách đối:

vế ra như sau: Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác
Ðây là thủ pháp chơi chữ Quốc Ngữ thuần túy. Nắm vững nguyên tắc ”bất đảo” của chữ Việt hiện đại, ông Tú Sót đã chọn ra được 3 từ Bác Bôi Tôi để lập ra một ý khác sau khi đảo 2 từ cho nhau thành – Tôi Bôi Bác. Kết qủa của việc đảo này đã cho một tập hợp từ mới mang ý nghĩa mới, đại từ nhân xưng Bác (Ngôi thứ hai số ít hoặc thể kính trong), Tôi (Ngôi thứ nhất số ít). Bác – nếu ở vị tri trên thang bậc của bố mẹ mình (xưng là Cháu). Nếu ở vị trí ngang vai phải lứa ở tuổi trung niên tương ứng với mình (xưng là em, tôi). Có lúc giới trẻ cũng ”lạm dụng” đại từ Bác để xưng hô với nhau (xưng là tôi). Bác bôi Tôi – có nghĩa là Ông, Anh, Mày (Bác) bôi (bẩn) tôi). Bôi là động từ – làm vai trò vị ngữ. Tôi là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít làm vai trò bổ ngữ trực tiếp ở mệnh đề 1. Ðó là một câu đơn giản hoàn chỉnh: Bác bôi (bẩn) tôi, vùi dập tôi, thoá mạ tôi! Khi đảo vị trí hai chữ Bác – Tôi (câu đơn giản thứ 2) – cho nhau, cấu trúc văn phạm của toàn câu phức tạp không thay đổi nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi – Bác Bôi (bẩn) Tôi – Không thể bằng Tôi Bôi (bẩn) Bác. Ðây là lời thách đố, răn đe, cũng là lời khuyên chí tình: Ông bôi bẩn, nhục mạ tôi sẽ không thể bằng tôi nhục mạ lại ông đâu. Bởi vì Tôi là thằng mạt hạng, là đất nung – nhưng lương thiện, trong sáng mang bản chất quân tử. Còn ông tự xưng là ‘‘danh gia‘‘, là ‘‘đồ sứ qúy hiếm‘‘, sạch sẽ, sang trọng từ đầu đến chân nhưng lại là Ngụy quân tử, lừa đảo. Bên trong cái vẻ hào nhoáng bề ngoài kia, là sự thối nát, bẩn thỉu – được giấu giếm che đậy. Tôi mà nói huỵch toẹt, vạch ra, rồi bôi (bẩn), thiên hạ biết bác mới thiệt…Bác có qúa nhiều thói xấu, tôi ”bôi” lên giấy, lên văn, thơ, lên khuôn nhạc, lên khung vải (vẽ), lên phim ảnh…thiên hạ biết… Bác mới ”phiền” ! Bởi vậy bác đừng làm việc dại dột: Bôi bẩn người. gắp lửa bỏ tay người trong khi ‘‘Chân mình thì cứt rê rê. Lại đi đốt đuốc soi lê chân người‘‘. Ðó là việc làm xấu xa bỉ ổi! Thậm chi, dân gian còn nói theo cách cường điệu: Tự Bôi, trát (Phân) – ‘‘ lên mặt‘‘ mình…Ghép thêm chữ Bác vào thành Bôi Bác, lúc này tập hợp từ đã chuyển sang nghĩa khác rộng hơn: Nó chẳng những có nghĩa Ðen là ”bôi” mà còn hàm nghĩa Bóng – Chiết tự – (Bôi bác) – thóa mạ, nhục mạ danh dự đối tượng, trên phạm vi tư tưởng, nhân cách. Vế ra, ngoài việc làm người đọc hứng thú vì nghệ thuật chơi chữ hoàn chỉnh, còn nói lên ý nghĩa xã hội, tính khái quát sâu rộng… Hưởng ứng cuộc đối này có rất nhiều câu hay, xin chọn 2 câu điển hình.
Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu (tức Tú Xuân) đối lại như sau: Nhà Vô địch cứ sợ Ðịch vô nhà
Vế đối cũng bám theo câu của vế thách đối, vế đối của ông Tú Xuân gợi ra cho người thưởng thức suy nghĩ trước một vấn đề xã hội khác: ”Ông” luôn nói rằng ông là Nhất – ‘‘Lăm bơ oan – Nhà vô địch‘‘. Nhưng thực ra không phải vậy. Khi đem cọ sát với thực tế, bộc lộ rõ bản chất, người nghe kết luận: Ông chỉ nói phét ! Vế đối này làm người đọc liên tưởng tới câu chuyện Tiếu lâm: Có một ông kia vốn rất sợ vợ nhưng lại hay sĩ diện trước bạn bè. Một lần thấy ông bạn hàng xóm bị vợ ’’sạc’’ vì tội khi trời mưa, ’’ngại bẩn – sợ xui ’’ – đã không cất cho vợ quần lót. Có một ông thuộc cánh hẩu khác tới chơi, ông kia đem hành động của bạn nói lại, chê trách: "Thằng cha thật kém. Nếu phải vào tay mình thì…" Đúng lúc vợ ông ta từ bên ngoài trở về thấy vậy trợn mắt hỏi: "Nếu vào tay mình… thì sao?" Anh ta nói: "Thì mình… cất ngay… trước khi mưa – ông kia nói tỉnh bơ". Chị vợ lườm, nguýt… anh chồng ’’cụp’’ tai! Nhưng – Tú Xuân đã gài ý so sánh… làm người đọc liên tưởng: Vào thời gian ‘’Kháng chiến chống Mĩ’’, người lãnh đạo cơ quan tuyên truyền cho’’lính’’ của mình quảng bá quan điểm: Chủ nghĩa các vị đang theo là Ngọn cờ Bách chiến bách thắng – Vô Địch Thiên Hạ (VĐTH)! Thế nhưng trên thục tế… vị VĐTH này lại (cứ) sợ Địch Vô (vào) trong nhà mình… Thế nhưng buồn thay: Chưa cần ‘’ địch thật’’ vào, chỉ cần’’địch giả’’, thậm chí chẳng có địch nào cả, chỉ có con dân các vị nói năng qúa thẳng… mà các VĐTH đã hoắng lên …run… rồi vội vã thực hiện’’ giết lầm hơn bỏ sót’’… là thế là bi kịch đã xẩy ra! Như vậy, thực ra lời tuyên bố kia là gỉa tạo, chỉ’’Vô Địch’’ trên lời nói, là một loại võ… miệng!
Nhà thơ Hữu Loan thì đối lại câu này như sau: Mày ăn Dân hết nước Dân ăn mày
Nếu mới nghe, cảm thấy vế đôi có vẻ lảng xa chủ đề. Nhưng liên tưởng tới chi tiết sau đây sẽ thấy vế đối này hoàn chỉnh một cách diệu kỳ: Trên sân khấu Chèo, Cải lương, Tuồng cổ, chúng ta nhìn thấy 2 anh hề. Mặt mũi, trang phục, động tác rất…hề! Hoạ sĩ hoá trang đã làm cho anh hề có cái miệng rộng đến gần mang tai, khi nói, khi làm động tác, miệng ngoác ra , trông anh ta thật hài hước, ngộ nghĩnh. Nhưng nghe họ ”mạn đàm thế sự” mới thấy sướng lỗ nhĩ. Một anh than phiền bị quan trên chén ép đến ngạt thở, khó sống. Anh kia ngóac miệng cười – miệng rộng ra gần mang tai khiến người xem cũng cười hết cỡ… ”thợ mộc”. Anh kia an ủi bạn: Ðừng sợ. Hôm nay cá còn sống trong nước (ao, hồ), kiên rơi xuống nước – Cá ăn kiến! Ngày mai người ta tát ao, quăng cá lên mặt đất Kiến sẽ tơi thanh toán món nợ – Kiến ăn cá! Khi xưa, cứ gần tết nguyên đán, các nhà có ao thường tát ao, bắt cá vừa ăn tết, vừa tranh thủ lấy đáy ao cấy rau cần (vì dịp này có 3 tháng là mùa khô). Cá được bắt lên để trên mặt đất, chủ ao chuẩn bị chia phần cho mình và người tát thuê. Những đàn kiến các loại, đánh hơi thấy mùi tanh của cá, thế là: Kiến đen, Kiến Lửa, Kiến đất, Kiến cánh – ‘‘Bao nhiêu Kiến gió bay ra chia phần‘‘ (2) – Họ nhà kiến kéo nhau đến – ‘‘ăn cá‘‘. Những con kiến len, rúc qua vẩy chui vào ăn thịt khiên bọn cá dẫy đành đạch rồi chết đứ đừ. Khi chết mắt chúng mờ đi, bàng bạc… Dường như trước lúc ‘‘nhắm mắt‘‘, trước lúc cặp mắt chỉ còn đùng đục thủy tinh thể – chúng cố mở to mắt nhìn nhưng đã qúa muộn – chúng đã phải trả báo! Cũng trong cuộc ‘‘Dẫy đành đạch‘‘ này ,‘‘Cá ta‘‘ dùng thân đè nat hàng đàn Kiến, hoặc l àm cho Kíên văng tứ tung… nhưng ‘‘Kiến ta‘‘ không sờn. Trong ‘‘đấu tranh đây là trận cuối cùng‘‘ – Kiến đã thanh toán xong món nợ – chiến thắng! Trong câu sấm truyền ”Kiến và Cá” – danh từ ẩn nghĩa đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 đã được đảo, thay nhau bằng đại từ nhân xưng (Dân) và (Mày) – Dân và Mày, đối diện trực tiếp thành cặp mà rất hay ở chỗ tác giả dùng Ðộng từ hết nước – làm vai trò liên từ – để nối với Dân và Mày. Liên từ ”hết nước” mang trọn vẹn hai nghĩa, mà nghĩa nào cũng khúc triết, mach lạc, lại trào lộng: – Mày ăn Dân, làm Dân chết – làm gì còn nước. Không còn nước – không có Quốc gia – thì dân làm gì có Nhà. Không có nhà thì đứng đường – đi ăn mày! Nhưng vế đối buộc người nghe, người đọc phải liên tưởng, hiểu cả nghĩa khác: Mày ăn Dân (cá), làm Dân chết. Dân (cá) chết thì không còn nước (nước thối, ô nhiễm…không có sự sống). Không có nước , cá làm sao sống, thuyền làm sao bơi mà…’’đẩy thuyền lên’’ (Thơ Tố Hữu). Hết Biển hết Sông, Hồ. Không có Nước, Mày sẽ sống bằng gì – sống với ai? Ai nuôi ? Mày cứ tưởng ”ăn Dân” là ”được”, nhưng đó là hành động tự sát. ”Hết quan toàn dân – Quan nhất thời, Dân vạn đại” – Cái chết của Dân chính là sự ”Dân ăn lại” – Mày đó! Mày ăn Tao thì đến lượt Tao sẽ ăn lại Mày thôi! Ðó chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa – là lẽ trời! Ðó cũng là lời tuyên chiến của những con Kiến bé nhỏ cần cù nhưng đông đúc, trước những con Cá to lớn – số ít, có chút lợi thế nhưng không bền vững. Thực tế từ ngàn đời đã chứng minh: Tất cả những chính thể tàn ác, hôn quân, bạo chúa – hại Dân, giết Dân, không được lòng Dân, sẽ chẳng tồn tại được lâu, bền. Trên thế gian này, bài học của các bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Hitler, Polpot v.v… – là minh chứng hùng hồn. Cứ Mày (cá) ăn Tao (Dân) – rồi lại Tao (Dân) ăn Mày (cá) – Cá ăn Kiền rồi Kiến ăn Cá – lặp đi lặp lại, hư hư… thực thực… người ra Vế, người đối lại – đã chuyển tải được mục đích, ý đồ của mình và người đọc tiếp nhận một cách nồng nhiệt…

Những vế xuất quá khó chưa ai đối được

sửa

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu có 4 vế ra, đến nay chưa ai đối được:

vế ra: MINH MINH QUỐC cầm MINH QUỐC bất MINH, MINH nhật, kê MINH, MINH QUỐC phục! (Vế đối lấy cảm hứng từ ba chữ Hán đều đọc là MINH nhưng khác nghĩa) (Câu này viết trong bối cảnh: Hội Văn nghệ Lâm Đồng thành lập năm 1988 do nhà thơ Bùi Minh Quốc làm Chủ tịch...)
vế đối:
vế ra: Minh Minh Quốc Ðối Sĩ Sĩ Phu, Cầm Minh Quốc bất minh Đả Sĩ Phu vô sỉ
vế đối:
vế ra: Minh nhật kê minh Sĩ khí chí sĩ, Minh Quốc phục Sĩ Phu Vinh
vế đối:
vế ra: Tân Mùi, vị tân (nhân dịp đón tết Tân Mùi (1991) tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu đưa ra 1 vế xuất hóc búa, vế ra ngắn gọn có 4 chữ nhưng rất khó về nhiều khía cạnh trong cách thức chơi chữ nghĩa Hán Việt, vì chữ Vị và chữ Mùi trên phương diện chữ Hán là 1 chẳng qua là phiên âm khác nhau mà thôi, vị tân còn có nghĩa là vị cay. Câu này nhưng nó hóc hiểm vì sử dụng can chi, và chua cay về ý tứ)
vế đối:

Những câu đối của Thi Sĩ Bùi Minh Quốc

sửa

Bùi Minh Quốc (sinh năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, còn có bút danh là Dương Hương Ly, quê ở Mỹ Đức - Hà Tây. Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc làm Phó Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Ðất Quảng. Năm 1985 ông vào Đà Lạt, gặp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, và được ông này đề nghị về giúp lập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng - Đà Lạt. Tại Đà Lạt, ông cùng đồng nghiệp thành lập tờ báo Lang Biang. Tờ báo này bị đóng cửa, ngưng xuất bản chỉ sau 03 số báo. Nguyên nhân là do họ đã "đăng tải những bài viết mà các vị lãnh đạo địa phương cũng như vĩ mô không hài lòng. Khi nghe tin Trung Tướng Trần Độ qua đời, Bùi Minh Quốc (lúc đó đang bị quản chế ở Đà Lạt) có nhờ anh ruột là Bùi Minh Đức gửi câu đối viếng như sau:

Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân (Người chân chính vì nghĩa lớn, cái thân mình bị mấy lần vùi dập)
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân (Viên tướng không còn nguyên giáp, tâm hồn ông vẫn trọn vẹn tình dân)
  • Vế xuất đối nhân dịp xuân Mậu Tý (2008):
vế ra: TÝ TY TÝ, TÝ TY MEO, TÝ TY CỐNG, TÝ TY CẦY, TÝ TY CÁO, TÝ TY HEO, NHẤM NHẮT MÃI CŨNG NÊN RỒNG NÊN CỌP!
vế đối: THÂN HẠI THÂN, THÂN HẠI NƯỚC, THÂN HẠI NHÀ, THÂN HẠI NGƯỜI, THÂN HẠI TRỜI, THÂN HẠI ĐẤT, ANH GIÀ TOM CÒN CHI LỰC CHI QUYỀN (Trường Sơn)

Những câu đối phúng điếu Thi Sĩ Xuân Sách (1932 - 2008) của các nhà văn, nhà thơ hải ngoại

sửa

Xuân Sách tên thật là Ngô Xuân Sách, ngoài ra ông còn bút danh Lê Hoài Đăng, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sinh tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Nơi ở trước khi ông qua đời là thành phố Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1960 – 1980: Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1981 – 1984: Phó giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 1985 – 1995: Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu...Đêm 2 tháng 6 năm 2008, ông qua đời tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

  • Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh viếng Xuân Sách:
Mấy cuộc thăng trầm, XUÂN ở lại
Một cuốn Chân dung, SÁCH để đời
  • Bùi Minh Quốc điếu Xuân Sách:
Vung bút để đời trăm tướng mạo
Lẩy thơ truyền kiếp một chân dung

Những câu đối của Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thiên Thụ

sửa

Nguyễn Thiên Thụ sinh năm 1937 tại Quảng Bình, bút hiệu Sơn Trung, Gia Hội. Năm 1969 Cao Học Văn Chương, từ 1964-1970 Giáo sư trường Trung Học Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho. Năm 1974 Tiến sĩ Văn Chương phần thứ nhất tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Cao Học Giáo Dục Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Từ 1970-1975 Giảng sư trường Đại Học Văn Khoa Sàigon, giáo sư thỉnh giảng tại các trường Đại Học Vạn Hạnh, Cần Thơ, Cao Đài, và Hòa Hảo. Sau 1975, định cư cùng gia đình tại Ottawa, Gia Nã Đại năm 1995.

  • Sửa lại câu đối của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu mừng thọ Thi Sĩ Hoàng Cầm 84 tuổi (2006):
黃琴事業千年永 Hoàng Cầm sự nghiệp thiên niên vĩnh (Ngàn năm sự nghiệp Hoàng Cầm)
北京詩歌百世長 Kinh Bắc thi ca bách thế trường (Trăm đời thi ca Kinh Bắc)
  • Những câu đối mừng thọ giáo sư Nguyễn Đăng Thục (1908 - 1999)

Nguyễn Đăng Thục sinh tại làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Năm 1945, Nguyễn Đăng Thục về làng Thụy Khê gần hồ Tây (Hà Nội) mở nhà máy riêng và tham gia các hoạt động văn hóa. Từ năm 1961 đến năm 1964, ông giữ chức Giáo sư Khoa trưởng Khoa Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 92 tuổi. 1 - Mừng thọ 88 tuổi (1995)

仲尼弟子三千花開滿地 Trọng Ni đệ tử tam thiên, hoa khai mãn địa (Khổng tử ba ngàn học trò, hoa nở khắp mặt đất)
老子春秋一百鶴舞中天 Lão tử xuân thu nhất bách, hạc vũ trung thiên (Lão Tử thọ trăm tuổi, hạc múa ở lưng trời)

2 - Mừng thọ 89 tuổi (1996)

Đào tạo bao thế hệ, một hai lần khoa trưởng vẻ vang
Nghiên cứu mấy thập niên, ba bốn chục công trình phong phú

3 - Mừng thọ 90 tuổi (1997)

九旬上壽南山堅固 Cửu tuần thượng thọ, Nam Sơn kiên cố (Tuổi thọ 90 vững vàng tựa Nam Sơn)
三教深揅北斗光輝 Tam giáo thâm nghiên, Bắc Đẩu quang huy (Nghiên cứu tam giáo, rực rỡ như Khuê Đẩu)
  • Câu đối tưởng niệm giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch:
Văn tài uyên bác, đông tây kim cổ đều lão thông, trí tuệ rạng ngời tày Bắc Đẩu
Cốt cách thanh cao, giảng dạy luận bàn thường vui vẻ, ân tình cao lớn tựa Thái Sơn
  • Câu đối điếu giáo sư Nguyễn Khắc Kham:
一片冰心月明照 Nhất phiến băng tâm, nguyệt minh chiếu (Một tấm tuyết băng, trăng chiếu sáng)
百年塵世鶴高飛 Bách niên trần thế, hạc cao phi (Trăm năm trần thế, hạc bay cao)

Những câu đối tết của Việt kiều xa Tổ quốc

sửa
  • Câu đối Tết của Lê Da Tốn (cựu sinh viên trường Quốc Gia Nông Lâm)
TẾT ĐẾN, LÒNG THÊM KHOẮC KHOẢI, HƯỚNG VỀ ĐẤT VIỆT, NHỚ ƠN GIÁO HUẤN THẦY CÔ CŨ
XUÂN SANG, DẠ VẪN NGẬM NGÙI, NHÌN PHÍA TRỜI BLAO, THƯƠNG CẢNH ĐIÊU TÀN TRƯỜNG TRẠI XƯA.
  • Câu đối của Thái Nguyên Xuân:
Xuân về nhớ Tổ quốc xa, gắng sức nơi miền đất Khách
Tết đến thương gia đình nhỏ, gửi tình về chốn trời Nam
  • Câu đối của Quảng Ngôn:
Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà
  • Câu đối tết Giáp Ngọ (2014) của Bùi Nguyệt ở CHLB Đức:
Xuân viễn xứ nhớ đào bung nở
Tết tha hương thương bạn ngóng chờ
  • Câu đối khuyết danh:
Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha
Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy Tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp Xuân
Nghi ngút tỏa khói hương, xa đất mẹ vẫn nhớ về nguồn cội
Tôn nghiêm mâm ngũ quả, chốn quê người nặng trĩu nghĩa cố hương
Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc
Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn
Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ
Quê người đón Tết không nghe pháo
Đất khách chào Xuân chẳng thấy mai
Cộng đồng mừng Xuân vui hiệp nhất
Gia đình đón Tết kết thuận hòa
Cộng đồng đoàn kết, mừng Tết đến
Gia đình xum họp, đón Xuân sang
Làm việc hay, sợ gì sinh ra sự
Chống tiêu cực, xin cứ nói chớ đừng

Câu đối mừng thọ thất tuần và mừng xuân Canh Thìn của Tống Phước Hiệp

sửa

Năm 2000, là năm đầu của Thiên Niên Kỷ mới, người Hoa gọi là năm Thiên Hỉ (Thiên Hỉ Niên). Ba Má Tống Phước Hiệp đều sanh vào tháng Giêng năm 1930, nên năm 2000 vừa đúng tuổi Thất Tuần. Tết năm đó Tống Phước Hiệp làm đôi câu đối sau, vừa để chúc Tết vừa để mừng thọ:

Thiên hỉ tụng cổ hi, hợp quyến nhi tôn cộng lạc 千 禧 頌 古 稀 合 眷 兒 孫 共 樂 。
Thất tuần ca song thọ, toàn gia lão thiếu đồng hoan 七 旬 歌 雙 壽 全 家 老 少 同 歡 。

Có nghĩa:

Năm Thiên hỉ, chúc tụng người sống đến tuổi cổ lai hi, nên con cháu cả nhà đều vui vẻ.
Thất tuần mừng còn được song thọ, nên già trẻ cả nhà đều cùng hoan hỉ.

Ta còn có thể mượn một câu đối 7 chữ, ghép thêm một lời chúc 4 chữ để làm thành câu đối 11 chữ như sau:

Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ, xuân huyên tăng thọ 天 增 歲 月 人 增 壽 椿 萱 增 壽 ,
Xuân mãn càn khôn phước mãn đường, kim ngọc mãn đường 春 滿 乾 坤 福 滿 堂 金 玉 滿 堂.

Có nghĩa:

Trời thêm ngày tháng người thêm thọ, cha mẹ cũng thêm thọ
Xuân về đầy cả đất trời phước đến đầy cả nhà, vàng ngọc cũng đầy cả nhà

Câu đối khắc trên chùa ở quần đảo Nam Dương

sửa
  • Cuối năm 1981, có 1 nhóm nhà văn từ Việt Nam qua đảo Kuku Nam Dương, sau đó qua trung tâm tiếp cư Galang. Ngồi trong quán cà phê barrack, dưới màn nước mưa trắng xóa như thác đổ, nhìn ra khu đất nơi mà nhiều người đồng hương “đến mà không đến” nằm xuống, các nhà văn thấy trong lòng dâng lên một nỗi buồn vô hạn. Phải trải qua cảnh vượt chết mới cảm thấy thông hiểu nỗi lòng người nằm lại, lần đầu tiên đặt chân lên đảo, giữa tiếng cầu nguyện tạ ơn lâm râm của các bạn đồng ghe, họ sáng tác ra câu đối và khắc ngay tại ngôi chùa ngoài đảo:
Vượt biển tìm Tự do, sống chết, hai hàng lệ ứa
Lên non tạ Phật tổ, sắc không, một mảng mây bay

Câu đối liên quan đến Văn Gia Nhật Tiến và Luật Sư Đức Tiến

sửa

Nhà Văn Nhật Tiến tên thật là Bùi Nhật Tiến, ông sinh năm 1936 tại Hà Nội trong một gia đình trung lưu, có 7 người con. Sau 1951, khi nhà văn Nhất Linh ra tạp chí Văn hóa ngày nay thì ông được mời đến cộng tác ngay từ số đầu. Năm 1954, ông di cư vào Nam, chuyên viết kịch cho Đài phát thanh Ngự lâm quân, rồi về Sài Gòn dạy lý hóa cho các trường tư. Năm 1953, ông sáng tác nhiều hơn, phần lớn là kịch, đăng trên các báo Cải tạo, Thời tập, Chánh đạo...Năm 1959 - 1975, ông làm Chủ biên nhà xuất bản Huyền Trân, và làm Chủ bút tuần báo Thiếu nhi (1971-1975) do nhà sách Khai Trí xuất bản. Năm 1975, ông tiếp tục dạy lý hóa ở trường Hưng Đạo cho tới năm 1979, thì vượt biển qua Thái Lan tỵ nạn rồi định cư tại California (Hoa Kỳ) từ năm 1980.

Luật sư Đức Tiến tên thật là Phan Đức Tiến, có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn quản trị tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý xung đột lợi ích và giải quyết các tranh chấp tài chính-thương mại. Trước khi trở thành luật sư, ông đã từng đảm nhiệm chức danh Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính ở nhiều loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các chức danh tiêu biểu mà Luật sư Tiến từng đảm nhiệm là Giám đốc Công ty Luật PEC và Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty cổ phần Cơ khí Điện lực. Có đôi câu đối nói lái (chưa rõ sự tích cụ thể) liên quan đến 2 nhân vật này vẫn được lưu truyền như sau:
vế ra: Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất (hai chữ "Nhật Tiến" thay đổi giống như nói lái thành "tiếng Nhật" và "tiện nhất")
vế đối: Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng (hai chữ "Đức Tiến" thay đổi giống như nói lái thành "tiếng Đức" và "tức điếng")

Liên kết

sửa