Bàn tay

bộ phận của con người

Bàn tay là một bộ phận trên cơ thể sinh vật, có khả năng cầm nắm, nằm ở cuối cánh tay hoặc chi trước của các loài linh trưởng như người, tinh tinh, khỉ đột và đười ươi. Bàn tay là cơ quan chính để thao tác vật lý với môi trường, thực hiện các vận động thô (như nắm một vật lớn) và vận động tinh (chẳng hạn như nhặt một viên sỏi nhỏ). Các đầu ngón tay chứa một số vùng có mật độ dây thần kinh dày đặc nhất trên cơ thể, là nguồn phản hồi xúc giác phong phú nhất và có khả năng nhận biết vị trí tốt nhất của cơ thể; cảm giác xúc giác có liên quan mật thiết với bàn tay.

Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thỏa thuê ~ Thánh Vịnh David 145:16, NWT. Bản dịch:[1]
Nhưng khi con làm việc từ thiện, đừng cho tay trái biết tay phải làm gì ~ Talmud (Ma-thi-ơ 6). Bản dịch:[2]

Danh ngôn

sửa
  • Hand, n. A singular instrument worn at the end of a human arm and commonly thrust into somebody's pocket.
    • Tay (danh từ). Một bộ phận được treo ở cuối cánh tay con người và thường hay thọc vào túi của ai đó
      • Ambrose Bierce, The Cynic's Dictionary (Từ điển của người hay hoài nghi, 1906); đăng trên The Devil's Dictionary (1911).
  • Come take my hand, you should know me, I've always been in your mind You know I will be kind, I'll be guiding you Building your dream has to start now, There's no other road to take You won't make a mistake, I'll be guiding you.
    • Đến nắm bàn tay, hiểu tấm lòng này/ Tâm tư anh em luôn vấn vương/ Anh biết em dễ thương, em sẽ dẫn lối anh/ Anh dựng xây giấc mơ bắt đầu ngay bây giờ,/ Không có con đường nào khác để lui/ Anh sẽ không mắc sai lầm, vì đã có em dẫn lối.
  • Nhưng khi con làm việc từ thiện, đừng cho tay trái biết tay phải làm gì
    • Talmud (Ma-thi-ơ 6). Bản dịch:[2]
  • A clean hand wants no washing.
    • Cây ngay không sự chết đứng

Danh ngôn, văn học Việt Nam

sửa
  • Trước phải khó nhọc cày bừa, chân bùn tay lấm, làm cho lúa tốt mới có gạo ăn
  • (Bà lái Táp) "Ước gì cứ kéo dài mãi cái cảnh nửa nọ nửa kia, tranh tối tranh sáng ấy mãi. Hai con đường Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa cứ song song, không cái nào át được cái nào. Bà sẽ lừa đục nước thả câu, kiếm những món lợi kếch xù, buôn thất nghiệp mà lãi quan viên. Chẳng chân lấm tay bùn, chẳng lo nắng lâu mưa bão, có tiền nhiều tha hồ đua đòi hội hè".
    • Chu Văn, “Bão biển”, tr. 177
  • Trước mặt Bính, cái cảnh đời tay làm hàm nhai dù vất vả lam lũ, lại sáng lên rực rỡ một cách khác thường
    • Nguyên Hồng, “Bỉ vỏ”, 19, tr. 561
  • Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
    • Hoàng Trung Thông, "Bài ca vỡ đất" (tập Quê hương chiến đấu (1955))

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam về bàn tay

sửa
  • Người giàu có lắm bạc vàng Bàn tay đỏ ửng, ruộng vườn ngàn vuông
  • Gắp lửa bỏ tay người
    • (thành ngữ) lên án những kẻ có hành vi đặt điều, vu khống cho người khác một cách độc ác, đê tiện, bất chấp luân lý.
  • Chân lấm tay bùn
    • (thành ngữ) tả cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.
  • tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
    • hai cách hiểu: (1) (Chịu làm việc (tay làm) sẽ có cái để ăn (hàm nhai), và nếu làm tích cực (quai: động tác vung tay cao, giáng mạnh xuống – như quai búa ) thì sẽ có nhiều cái )ăn hơn (ăn nhiều đến “trễ” miệng ra). (2) Tay có làm việc thì hàm mới có cái để nhai, tay mà nghỉ ngơi, trễ nải (quai) thì sẽ chẳng có gì để ăn cả (trễ: sa xuống, tụt xuống thấp hơn, miệng trễ: miệng trễ xuống, để không, vì chẳng có gì để ăn)[3]
  • bắt cá hai tay
  • tay bắt mặt mừng

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
 
Wikipedia
Wikipedia có bài viết về:
  1. ^ “Thánh Vịnh 145”. Augustinô. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ 2,0 2,1 “MA-THI-Ơ 6”. YouVersion. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ": "Quai" nghĩa là gì vậy?”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.