Alexandre de Rhodes
nhà truyền giáo Dòng Tên và nhà ngôn ngữ học gốc Avignon
Alexandre de Rhodes (phiên âm tiếng Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ hay Cha Đắc Lộ, A-lếc-xăng Đơ-rốt; 15 tháng 3 năm 1591 – 5 tháng 11 năm 1660) là một nhà truyền giáo Công giáo dòng Tên người Avignon và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh.
Trích dẫn
sửa- Chúng ta thường tỏ ra quý chuộng những người ngoại giáo. Nhưng khi họ trở thành Kitô hữu, chúng ta không đoái hoài đến họ nữa. Thậm chí còn bắt người theo đạo phải từ bỏ y phục địa phương. Chúng ta đâu biết rằng, đây là đòi buộc quá khắt khe, mà ngay cả Thiên Chúa, Ngài cũng không đòi buộc! Chúng ta ngăn cản người ngoại giáo, không cho họ cơ hội dễ dàng gia nhập Giáo hội Công giáo. Riêng tôi, tôi cực lực phản đối những ai muốn bắt buộc người đàn ông Trung Hoa, khi theo đạo, phải cắt bỏ mái tóc dài họ vẫn để, y như các phụ nữ trong xứ. Hành động như thế, chúng ta gây thêm khó khăn cho các nam tín hữu Trung Hoa, một khi theo đạo Công giáo, không còn tự do đi lại trong xứ sở, hoặc tìm được dễ dàng công ăn việc làm. Phần tôi, tôi xin giải thích rằng, điều kiện để trở thành Kitô hữu là phải từ bỏ lầm lạc, chứ không phải cắt bỏ tóc dài.
- "Linh mục Alexandre de Rhodes (Cha Đắc-Lộ) khai sinh chữ quốc ngữ!" của xơ Jean Berchmans Minh Nguyệt, Đài Vatican tiếng Việt, ngày 11 tháng 12 năm 2015.
Phép giảng tám ngày (Roma: 1651)
sửa- Ai thờ Đức Chúa Trời cho nên, thì được lên trên thiên đàng cùng Đức Chúa Trời; ai thờ ma quỷ thì đến ở cùng ma quỷ.
- Ai thờ đức Chúa blời cho nên, thi được lên tlên thien đàng cu᷄̀ đức Chúa blời: ai thờ ma quỉ, thì đến ở cu᷄̀ mà quỉ.
- Ngày thứ nhất (Ngày thứ nhít), trang 9-10.
- Ta nên lạy một Chúa Trời Đất, là Chúa thật hóa ra trời đất mà chớ.
- Ta nên lây một Chúa blời đết là Chúa thật hŏá ra blời đết mà chớ.
- Ngày thứ nhất (Ngày thứ nhít), trang 16.
Đánh giá
sửa- Cho dù giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng chỉ là một trong những người đóng góp vào việc sáng tác chữ quốc ngữ mà thôi, chúng ta cũng phải trân trọng biết ơn giáo sĩ.
- Nguyễn Văn Nghệ, "Bản thân chữ quốc ngữ 'có tội' với dân tộc Việt Nam không?", VietCatholic News, ngày 14 tháng 11 năm 2015.