Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1:
'''[[w:Nguyễn Bỉnh Khiêm|Nguyễn Bỉnh Khiêm]]''' (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt (阮文達), tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa [[w:Việt Nam|Việt Nam]] trong [[w:thế kỷ 16|thế kỷ 16]]. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ [[w:Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam-Bắc triều]] ([[w:Chiến tranh Lê-Mạc|Lê-Mạc phân tranh]]) cũng như tài tiên tri các tiến triển của [[w:lịch sử Việt Nam|lịch sử Việt Nam]].
 
==Nói và viết bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm==
Dòng 6:
*Do tự ràng buộc ở bẩm khí, bị che lấp vì vật dục, có kẻ không giữ được trọn vẹn như thuở đầu mới sinh ra, trở nên kiêu sa, biển lận, gian tà, thiên lệch, không có điều gì không làm. Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi. Khoe là sang thì xe mát quán ấm, khoe là giàu thì nhà múa lầu hát. Thấy người chết đói dọc đường không dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp. Thấy nơi trống trải không có gì che mưa, không dám bỏ một bó tranh để che đậy. Điều thiện không được tu dưỡng đã lâu vậy... May mà trong làng người hướng về điều Thiện chưa hề mất hết. Các cụ già cùng ta khuyên nhau làm điều thiện: bắc cầu, làm chùa, làm quán, chốn chốn đều được tu sửa. Ta cũng lấy làm vui mừng về điều ấy, trong lòng thường khen ngợi. (''Trung Tân quán bi ký'' 中津館碑記, 1543)
* ...Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (''Diên Thọ kiều bi ký'', 1568)<ref>Nguyễn Hữu Tưởng, ''[http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0206v.htm HAI TẤM BIA TRẠNG TRÌNH SOẠN MỚI PHÁT HIỆN Ở THÁI BÌNH]''. (''Tạp chí Hán Nôm'' số 6, 2002)</ref>
* '''[[w:Hoành Sơn (dãy núi)|Hoành Sơn]] nhất đái, khả dĩ dung thân''' (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của Đoan Quận công [[w:Nguyễn Hoàng|Nguyễn Hoàng]])<ref>Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên văn câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm với sứ giả của Nguyễn Hoàng (được chép lại trong bài ''Phả ký'' của [[w:Vũ Khâm Lân|Vũ Khâm Lân]]) phải là "Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân" (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được) chứ không phải là "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời) như phần lớn tài liệu đã dẫn. Nguyên nhân của sự sai khác này được lý giải là do các sử gia nhà Nguyễn sau này đã sửa đổi hai chữ "khả dĩ" thành "vạn đại", với hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp của triều đại tới muôn đời.</ref>
* '''[[w:Cao Bằng|Cao Bằng]] tuy thiểu, khả diên sổ thế''' (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của [[w:Nhà Mạc|vua Mạc]])
* ''Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong'' (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về mối quan hệ giữa vua [[w:Nhà Lê trung hưng|Lê]] và [[w:chúa Trịnh|chúa Trịnh]])
* Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình (trích từ bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập")<ref>Dịch nghĩa: ''[[w:Biển Đông|Biển Đông]] vạn dặm giăng tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình''</ref>
* Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng (Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu [[w:Mạc (họ)|họ Mạc]])<ref>Dịch nghĩa: ''Bốn trăm năm trước, cuối cùng trở lại như ban đầu / Mười ba đời sau, khác biệt mà cùng chung''. Hai câu này được cho là lời tiên tri của Trạng Trình về sự phục hồi (''vấn tổ tầm tông'') lại tên họ của con cháu hậu duệ họ Mạc sau khi phải thay tên đổi họ lúc [[w:nhà Mạc|nhà Mạc]] bị thất thủ (1592), nhằm tránh sự trả thù của [[w:Nhà Lê trung hưng|nhà Lê-Trịnh]].</ref>
* Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Thơ gửi [[w:Trạng nguyên|Trạng nguyên]], Tô Khê hầu [[w:Giáp Hải|Giáp Hải]])
* Tiền trình vĩ đại quân tu ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam (Thơ gửi [[w:Trạng nguyên|Trạng nguyên]], Thư Quốc công [[w:Nguyễn Thiến|Nguyễn Thiến]])
Dòng 96:
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}<br />
[[Thể loại:Nhà thơ]]
[[Thể loại:Người Việt Nam]]