Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Cao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Văn Cao''' (15 tháng 11 năm 1923 – 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ, w:nh…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''[[w:Văn Cao|Văn Cao]]''' (15 tháng 11 năm 1923 – 10 tháng 7 năm 1995) là một [[w:nhạc sĩ|nhạc sĩ]], [[w:họa sĩ|họa sĩ]], [[w:nhà thơ|nhà thơ]] [[w:người Việt Nam|người Việt Nam]]. Ông là tác giả của ''[[w:Tiến quân ca|Tiến quân ca]]'' - [[w:quốc ca|quốc ca]] của nước [[Việt Nam]], đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của [[w:tân nhạc Việt Nam|tân nhạc]]. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền tân nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20, cùng với [[Phạm Duy]] và [[Trịnh Công Sơn]].
 
==BởiNói và viết bởi Văn Cao==
* '''Đầu đời Văn Cao đã có một Kim Tiêu, không ngờ cuối đời lại gặp một Ánh Tuyết.''' (lời của Văn Cao nói với ca sĩ [[w:Ánh Tuyết|Ánh Tuyết]] khi nghe Ánh Tuyết hát bài ''[[w:Trương Chi (bài hát)|Trương Chi]]'' của ông. Theo như Ánh Tuyết thuật lại thì khi đó Văn Cao đã không cầm được nước mắt.)
* '''Trương Chi là tôi đấy.''' (nói với ca sĩ [[w:Ánh Tuyết|Ánh Tuyết]])<ref>Trích dẫn theo tác giả (ca sĩ [[w:Ánh Tuyết|Ánh Tuyết]]) trong bài viết [http://tuoitre.vn/nhac-si-van-cao-truong-chi-la-toi-day-557851.htm “Nhạc sĩ Văn Cao: Trương Chi là tôi đấy” (Báo Tuổi Trẻ Online, 07/07/2013).] Chi tiết đoạn nói chuyện giữa [[Ánh Tuyết]] và Văn Cao được bà thuật lại như sau: “Tôi nhớ hoài hình ảnh ông trên căn gác 108 Yết Kiêu, Hà Nội... Hai bác cháu [chú thích: tức Văn Cao và ca sĩ Ánh Tuyết] cứ ngồi im lặng gần ba giờ sau những thắc mắc tìm hiểu của tôi về sự ra đời của bài hát Trương Chi... Rồi tôi khẽ rung lên câu hát: “Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang... Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng... Anh Trương Chi... tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung. Oán trách cuộc từ ly não nùng... Ngồi đây ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta. Đàn đêm thâu, trách ai khinh nghèo quên nhau...”. Văn Cao vẫn lặng im. Bất chợt ông nói gọn mấy từ như nói với chính mình mà cũng vừa đủ cho tôi nghe: “Trương Chi là tôi đấy”. Rồi ông bật một tiếng cười khan mà tôi nghe thấu lòng cái nỗi cô đơn cùng tận giăng phủ niềm đau ẩn chứa trong sự im lặng, đã gói gọn số phận đời ông qua hình dáng chàng Trương Chi.”</ref>
* '''Ngồi đây ta gõ ván thuyền, ta ca trái đất còn riêng ta'''.
* '''Người đi dọc biển/ Không để lại dấu chân.''' (trích dẫn thơ Văn Cao)
* '''Con thuyền đi qua / để lại sóng / Đoàn tàu đi qua / để lại tiếng / Đoàn người đi qua / để lại bóng / Tôi không đi qua tôi / để lại gì?'''
* '''Giữa sự sống và sự chết / Tôi chọn sự sống / Để bảo vệ sự sống / Tôi chọn sự chết.''' (''Chọn'', 26.8.1957)
* '''Có lúc / một mình một dao trong rừng / không sợ hổ. / Có lúc / ban ngày nghe lá rụng sao / hoảng hốt. / Có lúc / nước mắt không thể chảy / ra ngoài được.''' (''Có lúc'', 1963)
* '''Tiếng kêu ở trong tôi / Có xót xa có cả vui mừng / Tiếng kêu của một khúc thép đỏ / Trong chậu nước'''. (''Cạn'')
* '''Kỉ niệm trong tôi / Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn'''. (''Thời gian'')
* '''Tôi yêu [[w:Hải Phòng|Hải Phòng]] như [[w:Việt Nam|Việt Nam]] nhỏ lại / Tôi yêu Việt Nam như tôi biết yêu tôi.''' (''Những ngày báo hiệu mùa xuân'')
* '''Những bó hoa mang tới / chúc tụng / Thành công một con người / Hàng ngày hàng ngày / Xây thành cái mồ chôn / Con người thành công ấy / Đôi khi người ta bị giết / bằng những bó hoa.''' (''Những bó hoa'', 17.3.1974)
* '''Tin tất cả và hoài nghi tất cả / Chúng ta là những kẻ chài quen biển / Thấy ngọn lửa quay đầu / Biết bão táp đang trở mình trên mặt sóng'''. (Những ngày báo hiệu mùa xuân)
* '''Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường… Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp.''' (''Mấy ý nghĩ về thơ'')
* '''Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo.'''
* '''Một trong những hướng xây dựng nhân vật là đào tạo cho xã hội những người biết khai thác, khám phá, phân tích thực tế và mở đường cho tương lai.''' (''Mấy ý nghĩ về thơ'').
* '''Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng.'''
* '''Tôi gọi [[w:Trịnh Công Sơn|Trịnh Công Sơn]] là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ... Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra.'''
* '''Với bố, phải ngồi lại để viết hồi ký có nghĩa là cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình đã chấm hết. Để viết cho trung thực và khách quan, khi nhìn lại cả cuộc đời mình, dám nhận những sai lầm của mình trong các mối quan hệ xã hội đã khó, tự đánh giá và khẳng định được những tác phẩm của mình ở tầm cỡ nào và bảo vệ những quan điểm nghệ thuật của mình còn khó hơn. Còn viết hồi ký để đề cao mình, thanh minh cho mình, có khi dẫn đến việc nói xấu và hạ thấp vai trò của người này người khác... thì bố không làm được. Vì thế mà bố không viết hồi ký. Theo bố hãy để mọi người nghĩ, tìm hiểu và viết về bố thông qua chính những tác phẩm của mình thì khách quan hơn... Mà biết đâu con cũng sẽ là người viết cho bố?''' (trả lời câu hỏi của con trai cả là họa sĩ Văn Thao “Sao bố không viết hồi ký?”)<ref>[http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c181/n3692/Nguoi-con-dong-benh-tuong-lieu-cua-Van-Cao.html Người con đồng bệnh tương liêu của Văn Cao] (Võ Thị Xuân Hà, ''Tạp chí Sông Hương'', 12/10/2009)</ref>
* '''Tôi là tác giả Quốc ca, bao nhiêu năm tôi phải giữ gìn, dù sao tên tuổi mình cũng đã gắn với một cái gì của đất nước, tuy nhỏ bé nhưng thiêng liêng. Ông cũng biết đấy, dân nhạc tài hoa thường anh nào trong đời chẳng có ba bốn cô xinh đẹp vây quanh. Còn tôi, tôi phải giữ gìn, giữ gìn vì tên tuổi mình phải trong sạch, hai nữa với gia đình, phải xứng đáng với người vợ của mình.''' (trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học [[w:Hà Minh Đức|Hà Minh Đức]])<ref>[[w:Hà Minh Đức|Hà Minh Đức]], ''[http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nhac-si-Van-Cao-va-chuyen-ke-ben-giuong-benh-331434/ Nhạc sĩ Văn Cao và chuyện kể bên giường bệnh]''. (Báo Công an nhân dân điện tử, 03/12/2013)</ref>
* '''Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập một đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta trong khóa quân chính đầu tiên ấy. Và tôi biết họ đang hát như thế nào. Ở đây tôi đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ hát được.''' (trích dẫn hồi ký ''Tại sao tôi viết “Tiến quân ca”'')
* '''Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và [[w:Việt Minh|được tham gia vào đội vũ trang]]. Tôi đang chuẩn bị làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới khi đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng, những bộ xương khô đét loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái, nó khoảng lên ba, tôi ngờ như đã gặp cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ lạc, cũng không phải cháu tôi. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm [[w:nạn đói năm 1945|trong đám người chết đói dọc đường Nam Định, Hải Phòng]]. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về căn gác, tôi đã viết được nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca”. Bài hát được làm ra trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp ở số 45 Nguyễn Thượng Hiền bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây và một khoảng trời xám…''' (trích dẫn hồi ký ''Tại sao tôi viết “Tiến quân ca”'')
* '''...[[w:Huế|Huế]] là một nguồn sáng tạo của tôi trong những năm 40. Thơ và nhạc là điều tôi tìm nguồn từ ấy. Có lẽ lịch sử và cảnh vật của cố đô có những điều gây cảm xúc cho sáng tác. Đối với nơi đó người ta phải suy nghĩ nhiều không vì lịch sử mà về một nền văn hóa. Những người Huế sống tự hào và đầy sáng tạo. Có lẽ sự sáng tạo của người dân Huế tôi làm được âm nhạc và thơ.''' (trong một lá thư gửi cho ''Tạp chí Sông Hương'', ngày 2/10/1986)
 
==Nói và viết về Văn Cao==
* '''Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều.'''
** [[w:Phạm Duy|Phạm Duy]]<ref>[http://dantri.com.vn/sao-viet/ngay-xuan-voi-nhung-tuyet-pham-cua-van-cao-1361589933.htm ''Ngày xuân với những tuyệt phẩm của Văn Cao'' (Dantri.com.vn, 18/02/2013)]</ref>
 
* '''Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ... Cái không khí “đỉnh cáo sáng tác” mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ước mơ thật sự, ước mơ này chắc anh sẽ đem theo về cõi chết. Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách.'''
** [[w:Tạ Tỵ|Tạ Tỵ]]<ref>Trong ''Mười khuôn mặt văn nghệ, Văn Cao''</ref>
 
* '''Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư....'''
** [[w:Trịnh Công Sơn|Trịnh Công Sơn]]
 
==Về Văn Cao==
 
==Chú thích==