Nguyễn Du

nhà thơ người Việt Nam (1766–1820)

Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê-Mạc Nguyễn sơ ở Việt Nam.

Tượng đài Nguyễn Du

Câu nói của Nguyễn Du sửa

Truyện Kiều (1813) sửa

  • Trăm năm trong cõi người ta,
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
    Trải qua một cuộc bể dâu,
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
    Lạ gì bỉ sắc tư phong,
    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
  • Cảo thơm lần giở trước đèn,
    Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
  • Đau đớn thay phận đàn bà!
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
  • Ngẫm hay muôn sự tại trời,
    Trời kia đã bắt làm người có thân.
    Bắt phong trần phải phong trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
    Có đâu thiên vị người nào,
    Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
    Có tài mà cậy chi tài,
    Chữ tài liền với chữ tai một vần.
    Đã mang lấy nghiệp vào thân,
    Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.
    Thiện căn ở tại lòng ta,
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
    Lời quê chắp nhặt dông dài,
    Mua vui cũng được một vài trống canh.

Độc Tiểu Thanh ký sửa

  • Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
    Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
  • Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
    Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
  • Bất tri tam bách dư niên hậu,
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Câu nói về Nguyễn Du sửa

  • Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về Quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 82-83)
  • Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tõ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, tập 2, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1997, tr. 357)